Sỏi kẹt niệu quản thường do sỏi di chuyển từ thận xuống và bị mắc lại niệu quản. Chúng cản trở sự lưu thông của nước tiểu gây ứ nước tiểu kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng. Do đó, phát hiện và điều trị sớm là rất cần thiết để bảo vệ chức năng thận và phòng tránh những biến chứng. Sỏi niệu quản, sỏi tiết niệu nói chung hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả nếu can thiệp đúng cách.
Bạn đang đọc: Tuyệt đối không chủ quan với tình trạng sỏi kẹt niệu quản
1. Sỏi kẹt niệu quản là gì
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, gần niệu quản trái và niệu quản phải. Càng về phía bàng quang thì đường kính niệu quản càng nhỏ dần, trung bình từ 2 -4 mm.
Sỏi kẹt niệu quản là một bệnh lý sỏi tiết niệu khi sỏi được hình thành từ thận di chuyển xuống bàng quang và bị kẹt tại các vị trí hẹp tự nhiên của niệu quản. Chúng gây cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Sỏi hình thành tại thận di chuyển xuống và mắc kẹt tại những vị trí hẹp sinh lý của niệu quản
Sỏi có thể kẹt ở bất kỳ vị trí nào của niệu quản, nhưng hay gặp nhất là ở 3 vị trí hẹp sinh lý của niệu quản là:
- Đoạn nối bể thận – niệu quản hay còn gọi là sỏi niệu quản 1/3 trên
- Đoạn niệu quản nằm trước động mạch chậu hay còn gọi là sỏi niệu quản 1/3 giữa
- Đoạn nối niệu quản – bàng quang còn gọi là sỏi niệu quản 1/3 dưới
2. Triệu chứng sỏi kẹt niệu quản thường gặp
- Cơn đau quặn thận: Khi sỏi di chuyển trong niệu quản gây co thắt niệu quản. Cơn đau xuất hiện đột ngột, đau dữ dội. Đau bắt nguồn từ vùng thắt lưng lan xuống cơ quan sinh dục và không có tư thế giảm đau.
- Tiểu khó, tiểu buốt. Người bệnh gặp khó khăn trong việc đi tiểu do sỏi làm cản trở dòng nước tiểu.
- Nước tiểu bất thường: đục, có mủ hoặc lẫn máu. Sỏi ở trong niệu quản sẽ gây tổn thương niêm mạc niệu quản dẫn đến chảy máu làm nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ. Khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng do sỏi , nước tiểu sẽ bị đục, có mủ và mùi hôi.
- Sốt cao: sỏi gây nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ gây sốt cao kèm theo ớn lạnh.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm người bị viêm đường tiết niệu cần tránh
Cơn đau quặn thận là dấu hiệu điển hình nhận biết sỏi kẹt niệu quản
3. Sỏi kẹt niệu quản gây ra những biến chứng gì?
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: xảy ra khi sỏi làm tổn thương niêm mạc niệu quản, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.
- Giãn đài bể thận: Sỏi tắc tại niệu quản làm cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Nước tiểu không được lưu thông sẽ ứ nước tại thận gây giãn đài bể thận làm ảnh hưởng đến chức năng thận.
- Suy thận cấp: xảy ra khi sỏi gây tắc toàn toàn niệu quản dẫn đến vô niệu.
- Suy thận mạn: Các tế bào thận tổn thương không phục hồi khi tình trạng viêm đường tiết niệu kéo dài.
4. Các phương pháp điều trị sỏi kẹt niệu quản
Với những trường hợp sỏi có kích thước nhỏ và đường tiết niệu chưa bị tổn thương thì có thể sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập để hỗ trợ đưa sỏi ra ngoài theo đường tự nhiên.
Khi kích thước sỏi đã lớn không thể điều trị nội khoa hoặc đã điều trị nội khoa mà không cải thiện được thì người bệnh nên nhập viện để can thiệp lấy sỏi. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi niệu quản, sỏi tiết niệu hiện đại, ít xâm lấn, không đau, thời gian hậu phẫu ngắn.
4.1 Tán sỏi ngoài cơ thể:
Là phương pháp sử dụng sóng điện từ từ bên ngoài tác động tập trung vào vị trí có sỏi, tán vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ. Sau 7-15 ngày, sỏi sẽ theo nước tiểu xuống bàng quang và đẩy hết ra ngoài. Phương pháp này thích hợp với sỏi niệu quản 1/3 trên sát đài bể thận và đường kính
4.2 Tán sỏi qua da điều trị sỏi kẹt niệu quản
Bác sĩ tạo một đường hầm nhỏ từ phần lưng vào vị trí có sỏi. Sau đó, sử dụng năng lượng laser để phá vỡ sỏi và lấy sỏi qua đường hầm. Tán sỏi qua da dùng trong sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên và đường kính khoảng 1.5 cm.
4.3 Tán sỏi nội soi ngược dòng
Nguyên lý của phương pháp là đưa ống nội soi từ niệu đạo, qua bàng quang và đến vị trí có sỏi. Sau đó, sỏi bị tán vỡ bởi năng lượng khí nén hoặc laser và được gắp hết vụn sỏi ra ngoài. Phương pháp này được chỉ định với các trường hợp sỏi kẹt niệu quản đoạn 1/3 giữa và 1/3 dưới. Nhưng không áp dụng được cho bệnh nhân bị hẹp niệu quản, không đặt được ống nội soi.
>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là phương pháp điều trị sỏi kẹt niệu quản không cần mổ
4.4. Phẫu thuật nội soi lấy sỏi
Mổ nội soi sau phúc mạc hoặc qua ổ bụng để lấy sỏi. Phương pháp này được chỉ định khi các phương pháp tán sỏi kể trên không thực hiện được
4.5 Lấy sỏi kẹt niệu quản bằng phương pháp mổ hở
Thường áp dụng trong trường hợp kích thước sỏi quá lớn hoặc sỏi đã gây ra biến chứng mà không thể thực hiện được bằng các phương pháp khác. Mổ hở lấy sỏi gây nhiều đau đớn cho người bệnh, thời gian hậu phẫu lâu nên hiện tại không được ưu tiên sử dụng.
5. Phòng ngừa bệnh sỏi niệu quản
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Uống đủ nước là rất cần thiết để phòng tránh sỏi tiết niệu . Nước giúp hệ tiết niệu tốt hơn, tăng đào thải các chất cặn bã. Lượng nước cần bổ sung tối thiểu mỗi ngày là 2 lít nước.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tương để bổ sung chất xơ và vitamin.
- Bổ sung canxi vừa đủ. Nhiều người cho rằng bị sỏi tiết niệu thì không nên bổ sung canxi. Quan niệm này là không đúng. Vì khi cơ thể thiếu canxi sẽ tăng hấp thu oxalat là tăng nguy cơ tạo thành sỏi. Hàng ngày, bạn vẫn cần bổ sung một lượng canxi tương đương với 800-1200mg.
- Giảm nguồn đạm động vật: thay vì sử dụng các loại thịt đỏ và nội tạng động vật, bạn nên bổ sung protein từ các loại hạt, trứng, sữa….
- Chế độ ăn nhạt: Lượng muối bổ sung mỗi ngày nên ít 2.3g để giảm gánh nặng cho thận.
- Tránh sử dụng đồ uống và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
- Luyện tập thể dục hàng ngày để cơ thể luôn ở trạng thái linh hoạt, khỏe khoắn. Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi.
Như vậy, sỏi kẹt niệu quản ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì việc điều trị sỏi tiết niệu đã đơn giản hơn rất nhiều với các phương pháp tán sỏi hiện đại, nhẹ nhàng, không gây đau đớn. Điều quan trọng là bạn cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh và đến các chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.