Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị sỏi thận ứ nước

Thận ứ nước do sỏi là tình trạng thường gặp có thể gây tổn thương cấu trúc và suy giảm chức năng thận. Do đó điều trị sỏi thận ứ nước từ sớm là rất cần thiết để bảo vệ thận cũng như sức khỏe người bệnh.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị sỏi thận ứ nước

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị sỏi thận ứ nước

Cần điều trị sỏi thận ứ nước sớm để phòng ngừa các biến chứng.

1. Sỏi thận ứ nước là gì?

Thận ứ nước là tình trạng đường dẫn tiểu bị tắc nghẽn gây ứ đọng nước tiểu tại các vị trí của thận như bể thận, đài thận, kẽ thận khiến cho thận bị giãn nở và sưng to. Tình trạng này có thể xuất hiện ở 1 bên hoặc cả 2 bên thận.

Thận ứ nước có thể do nhiều nguyên nhân:  do tắc nghẽn, do viêm nhiễm,.. Trong đó, sỏi thận là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh. Sỏi hình thành tại thận và di chuyển xuống bàng quang có thể gây tắc nghẽn tại niệu quản. Nếu sỏi có kích thước lớn sẽ khiến nước tiểu ứ đọng lại chỗ tắc trong khi thận vẫn thực hiện quá trình lọc và bài tiết nước tiểu xuống niệu quản. Khi đó, nước tiểu không xuống được bàng quang sẽ ứ lại tại thận gây giãn nở và phình to các đài bể thận.

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng bệnh

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng sỏi thận ứ nước khá rõ ràng và tùy theo tình trạng bệnh cấp tính hay mạn tính:

2.1 Triệu chứng cấp tính:

  • Người bệnh xuất hiện những cơ đau vùng bụng và vùng thắt lưng. Những cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đau từng cơn.
  • Cơn đau thường bắt đầu từ phần hông lưng sau đó lan xuống đến bộ phận sinh dục.
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn và bị vã mồ hôi.
  • Tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn máu.

2.2 Triệu chứng mạn tính

  • Thận ứ nước lâu ngày sẽ bị giãn hoặc phình to mặc dù không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
  • Người bệnh có các triệu chứng giống suy thận như buồn nôn và nôn, mệt mỏi, rối loạn điện giải (natri, kali, canxi,..), rối loạn nhịp tim.
  • Xét nghiệm nước tiểu thấy vi khuẩn, máu hoặc thậm chí là tế bào ung thư.
  • Siêu âm thận thấy hình ảnh thận bị ứ nước, thấy sỏi và giãn đài bể thận.

3. Các cấp độ bệnh sỏi thận ứ nước

Bệnh lý sỏi thận ứ nước có 4 cấp độ bệnh. Mỗi cấp độ sẽ phản ánh mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh, từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Mắc sỏi bàng quang nên tán sỏi ở bệnh viện nào tốt nhất?

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị sỏi thận ứ nước

Thận ứ nước do sỏi được phân thành 4 cấp độ

3.1. Cấp độ 1(mức độ nhẹ):

Đây là cấp độ nhẹ nhất, cầu thận bị sưng và giãn nhẹ. Nước tiểu bắt đầu trào ngược ống niệu quản và đi vào thận. Ở cấp độ này, người bệnh chưa cần điều trị bằng thuốc hay can thiệp phẫu thuật mà chỉ cần theo dõi, thăm khám định kỳ kết hợp với chế độ sống lành mạnh.

3.2. Cấp độ 2(mức độ nhẹ):

Thận giãn ở mức độ vừa phải (10-15mm), niệu quản giãn rộng hơn và nước tiểu bắt đầu đi vào các khoang thận. Bắt đầu nhận thấy những triệu chứng lâm sàng: đau vùng hông lưng, đi tiểu liên tục.

3.3. Cấp độ 3 (mức độ trung bình)

Mức độ nghiêm trong: mệt mỏi, đau dai dẳng, mót tiểu liên tục, ..Cầu thận bị giãn to rõ rệt, đài bể thận cũng giãn và thông với nhau thành một nang lớn nhưng nhu mô thận vẫn bình thường.

3.4. Cấp độ 4 (mức độ nặng)

Là cấp độ nguy hiểm nhất, cầu thận giã trên 15-20mm, rất khó để phân biệt bể thận và đài thận. Kích thước thận to ra, nhu mô thận mỏng dần và tổn thương khoảng 75 -90%, suy giảm chức năng thận. Triệu chứng rầm rộ hơn: Tiểu khó, sưng phù mặt và tay chân, có thể gây tử vong nếu không được điều trị đúng cách.

4. Chữa sỏi thận ứ nước như thế nào?

Tùy vào mức độ của bệnh và kích thước sỏi mà sẽ có phương pháp chữa sỏi thận khác nhau:

Trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, thận chưa ứ nước hoặc ứ nước nhẹ có thể điều trị nội khoa bằng thuốc. Các thuốc bao gồm: Thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ trơn, thuốc kiềm hóa nước tiểu, thuốc kháng sinh,..

Trường hợp sỏi có kích thước lớn, thận bị ứ nước và các triệu chứng xuất hiện nhiều, đáp ứng kém với thuốc giảm đau, chức năng thận suy giảm thì cần phẫu thuật để loại bỏ sỏi.

Trước đây, việc điều trị sỏi thận bằng phương pháp mổ hở gây nhiều đau đớn cho người bệnh, thời gian hậu phẫu kéo dài.

Ngày nay, với sự phát triển của y học, các phương pháp điều trị sỏi ít xâm lấn ứng dụng ngày càng phổ biến trong điều trị sỏi thận cũng như sỏi tiết niệu: tán sỏi qua da đường hầm nhỏ, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser hay phẫu thuật nội soi lấy sỏi.

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị sỏi thận ứ nước

>>>>>Xem thêm: Người mắc bệnh suy thận độ 1 nên uống thuốc gì để nhanh khỏi

Điều trị sỏi thận ứ nước bằng các phương pháp tán sỏi có nhiều ưu điểm vượt trội như ít xâm lấn, ít đau, sạch sỏi nhanh, phục hồi sức khỏe sớm.

Ưu điểm của các phương tán sỏi:

  • Ít xâm lấn: vết mổ rất nhỏ hoặc không có vết mổ, không để lại sẹo, tính thẩm mỹ cao.
  • Ít đau, bảo tồn tối đa chức năng thận và các cơ quan lân cận.
  • Thời gian nằm viện ngắn, tiết kiệm chi phí, người bệnh sớm quay lại với công việc hàng ngày.
  • Hạn chế tối đa các biến chứng trong và sau mổ so với phương pháp mổ hở: mất máu, nhiễm trùng,..

5. Lưu ý khi chữa sỏi thận ứ nước

Sỏi thận ứ nước có thể điều trị dễ dàng bằng cách loại bỏ sỏi kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học. Dưới đây là những lưu ý giúp bạn tăng hiệu quả chữa sỏi thận cũng như dự phòng được tình trạng sỏi thận ứ nước:

  • Cung cấp đủ nước, từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày giúp thận hoạt động tốt hơn, tăng đào thải các chất cặn tạo thành sỏi. Cùng với đó là không được nhịn ti
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi: cam, bưởi, táo, hoa lơ, cải xanh,..để bổ sung chất xơ và vitamin
  • Tăng cường bổ sung đạm thực vật từ trứng, sữa, bơ,…thay vì protein từ các loại thịt đỏ, nội tạng động vật. Không nên ăn quá 150g thịt mỗi ngày.
  • Thực hiện chế độ ăn nhạt, lượng muối  tối đa mỗi ngày không qua 2.3g.
  • Cân đối bổ sung các nhóm thực phẩm chứa canxi (trứng, sữa, hải sản…) và oxalat (măng tây, củ cải đường, khoai tây, rau bina,..). Lượng canxi bổ sung hàng ngày dao động trong khoảng 800-1200 mg.
  • Tránh sử dụng rượu bia, đồ uống có ga, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.
  • Thăm khám định kỳ mỗi 3-6 tháng/lần.

Điều trị sỏi thận ứ nước cần được thực hiện ngay từ sớm để tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng đáng tiếc. Khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chữa sỏi thận đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *