Bị viêm loét dạ dày tá tràng gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Và để làm giảm bớt những triệu chứng này thì người bệnh cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn khoa học. Vậy người bị viêm loét dạ dày đại tràng nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tham khảo những thực phẩm tốt cho dạ dày tá tràng và những thực phẩm nên tránh nhé.
Bạn đang đọc: Những thực phẩm tốt cho dạ dày tá tràng không nên bỏ qua
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với người bị viêm loét dạ dày tá tràng
Thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ chính là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Việc bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn quá khuya, ăn những thực phẩm dầu mỡ khó tiêu,.. cũng sẽ làm tình trang viêm loét dạ dày trở nên nặng hơn.
Do vậy việc điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp sẽ giúp dạ dày tránh được các tổn thương cũng như hạn chế các vi khuẩn Hp và các vết viêm loét phát triển. Hơn nữa, các loại thực phẩm còn hỗ trợ làm lành các vết thương trên niêm mạc dạ dày, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, giảm áp lực lên dạ dày.
2. Những thực phẩm tốt cho dạ dày tá tràng
Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh có thể tham khảo, tuy nhiên các thực phẩm này chỉ mang tính chất hỗ trợ, và có thể mang lại tác dụng hoặc không do tình trạng bệnh và thể chất của mỗi người khác nhau. Do đó đối với trường bị dạ dày tá tràng, người bênh cần thăm khám để xác định căn nguyên, uống thuốc nếu cần và có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các thực phẩm bổ sung phù hợp với tình trạng của mình.
2.1. Bổ sung các loại rau xanh nhiều vitamin và giàu chất xơ
Trong các loại rau xanh sẽ có hàm lượng lớn các loại vitamin như vitamin A, C, K, axit folic, sắt, canxi và đặc biệt chất xơ. Chất xơ trong rau xanh sẽ giúp trung hòa lượng axit có trong dạ dày. Đặc biệt sẽ giúp làm dịu những triệu chứng đầy hơi, ợ chua, đau và ngăn ngừa các vết loét.
Các loại thực phẩm nhiều vitamin và giàu chất xơ như:
– Các loại rau: bắp cải, chân vịt, súp lơ,…
– Các loại quả mọng điển hình như táo, lê,…
– Khoai lang, yến mạch,…
Rau xanh sẽ giúp trung hòa lượng axit có trong dạ dày.
2.2. Tăng cường các thực phẩm giúp trung hòa axit
Nếu dịch vị tiết ra axit quá cao sẽ gây ra các bệnh trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày… Do vậy để trung hòa được axit trong dịch vị, người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm giàu tính kiềm như các loại sữa bò, sữa hộp, phomat…
Bên cạnh đó còn có các loại thực phẩm giàu tính kiềm như:
– Rau chân vịt
– Bông cải xanh
– Đậu xanh
– Rau húng quế
– Tỏi
– Bơ
– Măng tây…
2.3. Chuối – thực phẩm tốt cho dạ dày tá tràng
Kali có trong chuối sẽ giúp nhuận tràng, kích thích sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng. Bên cạnh đó, pectin có trong chuối giúp giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm ở dạ dày, tá tràng.
Theo nghiên cứu chỉ ra, chuối giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn HP và các vết loét trên niêm mạc dạ dày, tá tràng. Do vậy, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng chuối trong các bữa ăn.
Tuy nhiên, để sử dụng chuối sao cho đúng và hiệu quả thì nên sử dụng như sau:
– Chỉ nên ăn quả chuối khi đã đủ độ chín;
– Không ăn chuối khi đang đói;
– Tối nhất nên ăn chuối sau bữa ăn 30 phút;
Chuối có thành phần ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn HP và hạn chế hình thành các vết loét ở niêm mạc dạ dày, tá tràng.
2.4. Bổ sung thực phẩm giàu Probiotics
Người bệnh dạ dày nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu Probiotics thường gặp nhất là sữa chua, canh miso, kim chi, dưa bắp cải,… bởi chúng sẽ giúp làm lành các vết loét và chống lại vi khuẩn Hp.
2.5. Đồ ăn dễ tiêu – Thực phẩm tốt cho dạ dày tá tràng
Những đồ ăn mềm sẽ giúp dễ tiêu hóa, đồng thời làm giảm áp lực lên dạ dày, hạn chế tổn thương lên thành niêm mạc bị viêm loét.
Các thực phẩm dễ tiêu hóa có thể tham khảo như:
– Bánh mì
– Khoai
– Cháo
– Súp
– Các thực phẩm giàu đạm như thịt lợn, ức gà, cá
2.6. Tăng cường nhóm thực phẩm dễ thấm hút dịch vị ở dạ dày
Khi dịch vị dạ dày tiết quá nhiều axit sẽ gây đau và làm tổn thương các vết loét. Do vậy người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm có tính thấm hút để không gây kích ứng ở các vết loét.
Những thực phẩm dễ thấm hút dịch vị dạ dày như:
– Bánh mì
– Bỏng ngô
– Bỏng gạo
Sử dụng các loại thực phẩm có tính thấm hút để không gây kích ứng ở các vết loét.
3. Những thực phẩm nên tránh đối với những người bị viêm loét dạ dày
Đối với những trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng cần tránh những thực phẩm làm ảnh hưởng đến các vết loét, đồng thời làm tăng sự phát triển của bệnh như:
3.1. Tránh tuyệt đối các thực phẩm kích thích tăng tiết dịch vị
Nên tránh loại thực phẩm quá cay nóng, nhiều dầu mỡ. Bởi chúng sẽ làm tăng tiết axit dịch vị trong dạ dày, do đó vết viêm loét khó lành lại hơn.
Các thực phẩm làm tăng tiết dịch vị cần tránh như:
– Rượu, bia, cà phê, trà đặc
– Nước có ga
– Dấm, chanh, ớt, tiêu, …
– Thịt nướng, thịt quay
– Các món chiên xào
– Thức ăn giàu chất béo, đạm
Tìm hiểu thêm: Nội soi đại trực tràng gây mê hết bao nhiêu tiền?
Các chất kích thích sẽ làm tăng tiết axit dịch vị trong dạ dày, làm vết viêm loét khó lành hơn.
3.2. Kiêng các thực phẩm cứng, nhiều xơ
Khi ăn các loại thực phẩm quá cứng và nhiều xơ sẽ gây cọ sát và tổn thương niêm mạc.
Bởi vậy cần hạn chế ăn các thực phẩm như:
– Các đồ ăn cứng: sụn, tôm, cua, chân gà,…
– Các loại rau quá già đã bị nhiều xơ.
3.3. Tránh các đồ quá lạnh hoặc quá nóng
Khi ăn đồ ăn quá nóng vào sẽ gây sung huyết niêm mạc dạ dày. Còn với đồ quá lạnh khi ăn vào sẽ gây mất tính ổn định trong dạ dày. Từ đó gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, trào ngược, đau vùng thượng vị.
Vì vậy không nên ăn các loại thực phẩm như đồ nướng ăn nóng hay các món kem, sinh tố có đá lạnh.
4. Một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho người viêm loét dạ dày tá tràng
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn và nên tránh đã nêu ở trên thì người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học bằng cách:
– Ăn từ từ và nhai kỹ. Không nên nuốt chửng;
– Không vừa ăn vừa làm việc khác như xem tivi, điện thoại;
– Không nên ăn quá no;
– Không bỏ được bỏ bữa. Đặc biệt là bữa sáng;
– Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh tình trạng bị stress;
– Không thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau;
– Tránh các chất kích thích.
Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Do vậy người bệnh nên thăm khám sớm và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn khoa học, bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày tá tràng để mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ:
>>>>>Xem thêm: Cắt trực tràng bằng nội soi
Từ khóa: viêm loét dạ dàyviêm loét dạ dày tá tràng