Viêm đại tràng điều trị sao đúng cách phòng biến chứng nguy hiểm

Tìm hiểu về bệnh viêm đại tràng, viêm đại tràng điều trị bằng cách nào,.. đều là những thông tin được đông đảo mọi người quan tâm.

Bạn đang đọc: Viêm đại tràng điều trị sao đúng cách phòng biến chứng nguy hiểm

1. Bệnh viêm đại tràng và biến chứng của bệnh

1.1. Bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây ra những tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở phần niêm mạc đại tràng. Bệnh lý có nhiều biểu hiện phức tạp và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Thông thường, biểu hiện dễ gặp nhất của bệnh là đau tức vùng bụng dưới với nhiều mức độ, đại tiện bị gián đoạn, phân không thành khuôn. Ngoài ra còn kèm theo cảm giác đầy hơi, chướng bụng,…

Trong các trường hợp nghi ngờ bệnh đại tràng, người bệnh cần chủ động thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và lên phác đồ điều trị cụ thể. Không ít các trường hợp viêm đại tràng vì trì hoãn việc điều trị mà dẫn tới nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Viêm đại tràng điều trị sao đúng cách phòng biến chứng nguy hiểm

Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến.

1.2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh

Đối với người bệnh viêm đại tràng mạn tính, bệnh càng để lâu thì nguy cơ bệnh phát triển các biến chứng sẽ càng cao. Những biến chứng bệnh nguy hiểm phải kể đến là:

– Xuất huyết ồ ạt: Các tổn thương viêm không được phục hồi sẽ vô cùng yếu ớt. Khi gặp phải các tác nhân xấu sẽ gây ra tình trạng chảy máu đại tràng hoặc nhiễm độc rất nguy hiểm.

– Thủng đại tràng: Viêm đại tràng mạn tính khi thực hiện điều trị kháng sinh liên tục mà không cho hiệu quả, các ổ viêm loét dễ dàng ăn sâu hơn bào mỏng thành đại tràng và hậu quả nghiêm trọng nhất là thủng đại tràng.

– Giãn đại tràng cấp tính: Viêm đại tràng kéo dài làm giảm chức năng tiêu hóa theo đó đại tràng cũng co thắt nhiều hơn. Lâu dần, tình trạng bệnh không dừng lại ở các tổn thương viêm mà khiến toàn bộ cấu trúc đại tràng bị giãn. Điều này càng khiến bệnh thêm nguy hiểm.

– Ung thư đại tràng: Tỷ lệ dẫn đến ung thư đại tràng khá cao khoảng 20% (theo thống kê của Bộ Y tế năm 2015). Viêm đại tràng tái phát liên tục là tăng nguy cơ loạn sản ở các tế bào biểu mô. Đây chính là giai đoạn khởi phát tiền ung thư và gây ung thư. Quá trình tích lũy này kéo dài khoảng 7-10 năm.

2. Chẩn đoán về bệnh viêm đại tràng

Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm đại tràng thường được thực hiện bao gồm:

Với viêm đại tràng cấp:

– Cần lấy phân của người bệnh để soi tươi, tiến hành nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn.

– Trong một số trường hợp cần thiết có thể thực hiện soi đại tràng sigma và trực tràng.

Với viêm đại tràng mãn tính:

– Chụp đại tràng có thuốc cản quang (sau khi đã hoàn thành việc thụt tháo).

– Nội soi có sinh thiết đại tràng để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.

– Viêm đại tràng mãn tính nghi ngờ do nhiễm khuẩn sẽ cần phải xét nghiệm phân hoặc mảnh sinh thiết để tìm ra tác nhân gây bệnh.

Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày uống gì cho đỡ? Khi nào cần thăm khám?

Viêm đại tràng điều trị sao đúng cách phòng biến chứng nguy hiểm

Nội soi đại tràng giúp chẩn đoán chính xác các bệnh đại tràng.

3. Điều trị viêm đại tràng

3.1. Thực hiện nghiêm túc một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Về chế độ ăn:

– Nên ăn bổ sung những thực phẩm tốt cho đại tràng và tốt cho quá trình phục hồi như sữa đậu nành, khoai tây, cá, rau xanh, trái cây, củ quả giàu chất xơ, đu đủ, chuối giàu kali,…

– Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn vừa phải vào buổi tối để giảm gánh nặng lên cho đường ruột.

– Ăn chín uống sôi. Hạn chế ăn thực phẩm tươi sống như tiết canh, rau sống, nem chua, gỏi các loại, lòng heo,… vì những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột.

– Hạn chế ăn trứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu, cùng các chất gây kích thích đường ruột như rượu bia, thuốc lá, chè, cafe,…

– Khi bị táo bón cần giảm chất béo, tăng cường lượng chất xơ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.

– Khi bị tiêu chảy không ăn chất xơ để giúp thành ruột không bị tổn thương. Ngoài ra không ăn rau sống, trái cây đóng hộp, trái cây khô, nếu ăn trái cây tươi thì cần gọt sạch vỏ hoặc xay nhuyễn.

Về lối sống sinh hoạt:

– Kiểm soát stress, tránh căng thẳng lo lắng kéo dài. Hãy giữ tinh thần vui vẻ, luôn thoải mái, suy nghĩ tích cực.

– Tăng cường vận động thể dục thể thao, uống nhiều nước trong một ngày và kết hợp xoa bóp nhẹ vùng thượng vị. Điều này sẽ giúp kích thích tăng nhu động ruột.

– Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau vì có thể sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết trong đại tràng.

3.2. Viêm đại tràng điều trị tốt bằng thuốc

Bệnh viêm đại tràng ở giai đoạn đầu có thể được điều trị tốt bằng thuốc do bác sĩ kê đơn. Những nhóm thuốc chính thường được sử dụng là:

– Thuốc kháng sinh có tác dụng chống nhiễm trùng, nhóm thuốc kháng lao, thuốc kháng nấm và thuốc chống hoạt động của ký sinh trùng.

– Thuốc giảm đau.

– Thuốc điều trị tiêu chảy kết hợp thuốc chống loạn khuẩn.

– Bồi hoàn đủ nước và chất điện giải nhằm mục đích tránh nguy cơ trụy tim mạch.

Lưu ý, người bệnh chỉ thực hiện điều trị nội khoa bằng thuốc khi đã tiến hành thăm khám và có chỉ định đơn thuốc của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc hay thay đổi loại thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Viêm đại tràng điều trị sao đúng cách phòng biến chứng nguy hiểm

>>>>>Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng tốt cho người mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Điều trị bằng thuốc được thực hiện với các ca bệnh viêm đại tràng nhẹ chưa gặp phải biến chứng nguy hiểm.

3.3. Viêm đại tràng điều trị can thiệp phẫu thuật

Khi đại tràng bị viêm có chiều hướng diễn biến dần nghiêm trọng hoặc xuất hiện các biến chứng nguy hiểm thì phương pháp can thiệp ngoại khoa có thể sẽ được áp dụng.

Phương pháp ngoại khoa phổ biến thường là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị viêm. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ gây ra một số di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sau này nên các bác sĩ sẽ phải đánh giá chi tiết tình trạng bệnh cụ thể để đưa ra chỉ định điều trị cuối cùng.

Bệnh viêm đại tràng điều trị càng sớm sẽ càng có lợi cho người bệnh, tỷ lệ chữa khỏi cũng cao hơn. Chính vì vậy, ngay khi nghi ngờ các dấu hiệu của bệnh cần chủ động thăm khám ngay. Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe và nội soi tiêu hóa định kỳ cũng rất là cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *