Viêm loét dạ dày gây sốt tuyệt đối không thể chủ quan

Viêm loét dạ dày gây sốt thường cảnh báo về tình trạng nhiễm khuẩn đang xảy ra tại đường tiêu hóa. Đây là dấu hiệu không thể chủ quan, mỗi người bệnh cần cảnh giác và nhanh chóng xử lý đúng cách, kịp thời.

Bạn đang đọc: Viêm loét dạ dày gây sốt tuyệt đối không thể chủ quan

1. Viêm dạ dày gây sốt: Biểu hiện, nguyên nhân?

1.1. Biểu hiện viêm loét dạ dày gây sốt

Theo chuyên gia chia sẻ, sốt là một biểu hiện của bệnh viêm dạ dày. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng sốt nhẹ hoặc sốt cao. Với các trường hợp sốt cao sẽ có các biểu hiện như toát mồ hôi, run chân tay, nhức đầu, đau cơ bắp, mất nước, chán ăn,… Đặc biệt lưu ý, trường hợp sốt cao 39,4 độ C đến 41,1 độ C có thể gây ra hiện tượng ảo giác, lú lẫn và thậm chí là xuất hiện cơn co giật.

Tình trạng người bệnh viêm dạ dày bị sốt có thể xảy ra đột ngột ở giai đoạn viêm dạ dày cấp tính. Cũng có các trường hợp sốt do tổn thương viêm dạ dày mạn tính gây ra.

Viêm loét dạ dày gây sốt tuyệt đối không thể chủ quan

Viêm loét dạ dày có thể gây tình trạng sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy vào tình trạng bệnh cụ thể.

1.2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày gây sốt

Thông thường, tình trạng sốt chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và trong đó, tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Theo đó, với các trường hợp sốt cao có thể là dấu hiệu cảnh báo về mức độ biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày. Người bệnh cần sớm thăm khám và thực hiện điều trị viêm dạ dày đúng cách.

2. Người bệnh viêm dạ dày bị sốt có nguy hiểm không?

2.1. Trường hợp sốt nhẹ

Với những người bệnh viêm dạ dày chỉ sốt nhẹ thì không cần quá lo lắng. Bởi sốt là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể trước tình trạng bị xuất hiện viêm nhiễm ở dạ dày.

Trong trường hợp sốt nhẹ, người bệnh có thể tiến hành hạ sốt tại nhà bằng những biện pháp đơn giản như uống nhiều nước, lau người, bù nước điện giải,…

2.2. Trường hợp sốt cao

Với trường hợp người bệnh bị sốt cao kèm theo hàng loạt các triệu chứng tiêu hóa khác như đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn ra máu,… đây là dấu hiệu cảnh báo mức độ biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày như xuất huyết tiêu hóa nặng, thủng dạ dày. Sốt cao khiến người bệnh mệt mỏi, đau nhức thậm chí là co giật.

Vì thế, trong trường hợp này, người bệnh cần nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Mức độ nguy hiểm nhất của bệnh có thể đe dọa tới cả tính mạng của người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Phát hiện sớm khối u đại tràng nhờ nội soi đường tiêu hóa

Viêm loét dạ dày gây sốt tuyệt đối không thể chủ quan

Trường hợp viêm loét dạ dày bị sốt cao rất nguy hiểm, thậm chí còn có thể đe dọa tới cả tính mạng người bệnh.

3. Điều trị bệnh viêm dạ dày kèm sốt đúng cách

Như đã nói ở trên, với các trường hợp viêm dạ dày sốt cao cần đưa ngay tới bệnh viện để được xử lý kịp thời. Còn với những trường hợp chỉ sốt nhẹ khi bị viêm dạ dày, người bệnh có thể tiến hành điều trị tại nhà theo nguyên tắc hạ sốt và điều trị viêm dạ dày. Cụ thể như sau:

3.1. Thực hiện hạ sốt tại nhà

– Chườm khăn ấm: Nhúng khăn bông vào một chậu nước ấm, sau đó vắt kiệt cho khô và lau khắp người. Để tăng hiệu quả chườm ấm, bạn có thể sử dụng thêm nước gừng ấm để lau người.

– Uống nhiều nước: Sốt sẽ khiến cơ thể bị mất nước nên lúc này việc bổ sung thêm nước và bù đủ điện giải là rất quan trọng. Bạn có thể uống thêm nước lọc, nước canh, nước ép hoa quả rau củ các loại,…

– Xông hơi: Xông hơi là phương pháp giúp hạ sốt hiệu quả và nhanh chóng. Để phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn có thể cho thêm chút thảo dược như chanh, sả, lá tía tô hoặc nhỏ thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào. Thời gian xông chỉ từ 5 – 10 phút, người bệnh tuyệt đối không nên xông quá lâu.

– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có tính thấm hút mồ hôi cũng giúp ích cho việc hạ sốt.

– Trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C có thể dùng đến thuốc hạ sốt nếu cần.

– Đắp chanh tươi: Chanh tươi có tác dụng hữu hiệu trong việc hạ sốt và cách thực hiện cũng rất đơn giản. Bạn cắt quả chanh thành những lát mỏng rồi đắp lên các vị trí như trán, khuỷu tay, chân và đắp dọc theo sống lưng.

Viêm loét dạ dày gây sốt tuyệt đối không thể chủ quan

>>>>>Xem thêm: Mổ ruột thừa mất bao nhiêu thời gian? Có mấy phương pháp?

Chườm khăn ấm giúp hạ sốt nhanh chóng tại nhà.

3.2. Điều trị viêm dạ dày

Để điều trị viêm dạ dày, trước hết người bệnh cần thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để xác định chính xác về nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, có tới trên 70% số ca bệnh có liên quan đến vi khuẩn HP. Người bệnh sẽ được lên phác đồ tiêu diệt HP phù hợp bằng nhóm các thuốc kháng sinh. Điều trị bằng thuốc cần đảm bảo đúng chỉ định nhằm tránh tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc, bệnh tái đi tái lại.

Bên cạnh đó, thực hiện một chế độ ăn uống khoa học cùng lối sinh hoạt cùng là yêu cầu bắt buộc với người bệnh điều trị viêm dạ dày. Ăn đủ chất dinh dưỡng, nên ăn đồ dễ tiêu hóa, hạn chế đồ chua cay và các loại chất kích thích. Hình thành thói quen tập thể dục, kiểm soát stress, tránh căng thẳng và ngủ nghỉ điều độ.

Người bệnh viêm loét dạ dày gây sốt nhất định không thể chủ quan, hãy chủ động thăm khám và nhận chỉ định điều trị đúng cách. Đặc biệt lưu ý các trường hợp bị sốt cao cần được tiến hành cấp cứu kịp thời ngay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *