Tìm hiểu về bệnh viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng

Viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng là bệnh lý phổ biến ở nước ta. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng bệnh nhân cần nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng để giúp phát hiện bệnh sớm.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng

1. Khái niệm viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng

Viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng là giai đoạn đầu của viêm loét dạ dày tá tràng khi trên niêm mạc bắt đầu xuất hiện các vết loét. Bệnh được chia thành 2 loại:

– Giai đoạn cấp tính: Các triệu chứng xuất hiện đột ngột, kết thúc nhanh

– Giai đoạn mạn tính: Các triệu chứng diễn ra âm thầm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Dạ dày tá tràng rất dễ bị tổn thương do bộ phận này phải hoạt động liên tục. Nếu bệnh được phát hiện càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao.

Tìm hiểu về bệnh viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng

Viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng

2. Các nguyên nhân chính gây viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng

Xác định được nguyên nhân chính gây bệnh sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn. Bệnh có thể do nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân có tính khách quan gây ra.

– Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori: Loại vi khuẩn này là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiết ra độc tố gây viêm loét niêm mạc.

– Tác dụng phụ của thuốc giảm đau, kháng viêm: Các thành phần của thuốc làm suy giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc khiến dạ dày tá tràng dễ bị tổn thương

– Tác hại của việc sử dụng nhiều thuốc lá, cafe, đồ uống có cồn

– Tuổi già cũng là một trong những yếu tố gây bệnh. Theo thời gian lớp niêm mạc của dạ dày sẽ mỏng đi nên dễ bị viêm loét

– Các bệnh lý: Đái tháo đường, xơ gan, u đầu tụy,…

3. Triệu chứng của viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng

Ở giai đoạn đầu bệnh không có triệu chứng rõ rệt và dễ bị nhầm lẫn với đau bụng thông thường. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp mắc bệnh thường có một số biểu hiện sau:

3.1 Đau bụng vùng thượng vị do viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng

Đau vùng thượng vị là dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết khi bị viêm niêm mạc dạ dày tá tràng. Người bệnh có thể thấy các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Cơn đau có thể lan ra khắp bụng và vùng lưng.

3.2 Ợ hơi, ợ rát, đầy bụng

Dạ dày tá tràng bị tổn thương gây ảnh hưởng tới các bộ phận trong hệ tiêu hóa. Thức ăn khi đi vào dạ dày tiêu hóa chậm gây ứ đọng. Thức ăn tích tụ lâu ngày tạo thành khí đẩy lên cổ họng gây ra buồn nôn, ợ hơi. Người bệnh cũng thường xuyên có cảm giác đầy bụng do thức ăn chưa được tiêu hóa hết

3.3 Suy nhược cơ thể, giảm cân đột ngột

Dạ dày và tá tràng có nhiệm vụ tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Khi hai bộ phận này gặp vấn đề khiến cho hoạt động ngưng trệ. Cơ thể cũng khó hấp thu chất dinh dưỡng dẫn tới suy nhược cơ thể, giảm cân đột ngột

3.4 Rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Khi một trong số các bộ phận bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các bộ phận khác. Vì vậy khi bị viêm niêm mạc dạ dày tá tràng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện thường gặp là người bệnh thường bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ.

Ngoài ra còn có cách nhận biết bệnh là :

– Nếu viêm niêm mạc ở dạ dày thì khi ấn vào điểm thượng vị sẽ đau nhé

– Nếu bị viêm niêm mạc hành tá tràng thì khi ấn vào môn vị sẽ đau

– Trường hợp bị viêm cả bộ phận thì khi ấn vào hai vị trí trên sẽ đều có cảm giác đau

Tìm hiểu về bệnh viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng

Đau thượng vị là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh

4. Mức độ nguy hiểm của viêm niêm mạc dạ dày tá tràng

Viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng nếu không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

4.1 Viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng gây xuất huyết tiêu hóa

Bệnh nhân có thể nôn ra máu, dịch nôn có lẫn dịch tiêu hóa và thức ăn. Đi ngoài phân có màu hắc ín, đen, mùi vô cùng khó chịu. Tình trạng này nếu xảy ra liên tục khiến bệnh nhân bị thiếu máu cấp: Da xanh xao, nhợt nhạt,…Trường hợp này nếu sử dụng thuốc cần máu không hiệu quả thì cần truyền thêm máu, điều trị ngoại khoa ( phẫu thuật hoặc khâu vết loét)

4.2 Hẹp môn vị

Các mô xơ phát triển dẫn tới hẹp môn vị. Bệnh nhân thường cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn do thức ăn ứ đọng nhiều trong dạ dày.

4.3 Thủng dạ dày

Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm do các ổ viêm loét bào mòn niêm mạc và gây thủng. Bệnh nhân đau bụng dữ dội như có dao đâm, bụng căng cứng. Biến chứng này cần được cấp cứu kịp thời nếu chậm có thể dẫn tới tử vong

4.4 Ung thư

Dấu hiệu khi bị ung thư là cơn đau xuất hiện không có chu kỳ, uống thuốc không có tác dụng, giảm cân nhanh, xuất hiện khối u trong dạ dày tá tràng. Ung thư là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Nếu mới chớm ở giai đoạn đầu có thể phẫu thuật cắt dạ dày hoặc xạ trị nếu bệnh đã nặng.

Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm loét dạ dày chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Tìm hiểu về bệnh viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng

Thủng dạ dày là biến chứng nguy hiểm của bệnh

5. Nên điều trị viêm dạ dày tá tràng như thế nào?

Viêm niêm mạc dạ dày tá tràng có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Bệnh nhân cũng có thể kết hợp các phương pháp điều trị để mang lại hiệu quả cao hơn.

5.1 Điều trị viêm niêm mạc dạ dày tá tràng không dùng thuốc

*Thay đổi chế độ ăn

Người bệnh cần hạn chế ăn thực phẩm có vị chua ( xoài, cam, chanh…), các loại thức ăn khó tiêu chứa nhiều chất béo, nhiều muối hoặc đường.

Thay đổi thói quen

– Chỉ sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm khi thực sự cần thiết

– Hạn chế căng thẳng bằng cách du lịch, nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động giải trí

– Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no hoặc để quá đói

– Nên nghỉ ngơi ít nhất nửa tiếng sau khi ăn

– Hạn chế sử dụng nước ngọt có gas, thuốc lá, đồ uống có cồn

5.2 Điều trị viêm niêm mạc dạ dày tá tràng bằng thuốc

Viêm niêm mạc dạ dày tá tràng chỉ là giai đoạn đầu của viêm loét dạ dày tá tràng vì vậy không cần dùng tới thuốc liều cao. Một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng để điều trị là:

– Thuốc trung hòa acid dịch vị

– Thuốc ức chế bơm proton

– Thuốc kháng histamin H2 làm giảm tiết acid dịch vị

– Thuốc bảo vệ dạ dày và bao vết loét

– Thuốc kháng sinh: Thuốc này chỉ sử dụng cho trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP. Cần sử dụng khối hợp ít nhất hai loại thuốc kháng sinh để ngăn tình trạng kháng thuốc

Một phác đồ điều trị thường kéo dài khoảng 4 tới 8 tuần. Sau thời gian điều trị bệnh nhân nên tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng bệnh. Nếu bệnh vẫn chưa khỏi thì cần tiếp tục điều trị với phác đồ mới. Điều trị viêm niêm mạc dạ dày tá tràng sớm bằng thuốc có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn và ngăn ngừa xảy ra các biến chứng.

Tìm hiểu về bệnh viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng

>>>>>Xem thêm: Đau rát vùng xương ức: Dấu hiệu trào ngược hay bệnh tim mạch

Điều trị bằng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất

Viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng thực chất không phải bệnh khó chữa. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển nặng sẽ vô cùng nguy hiểm và rất khó điều trị tận gốc. Vì vậy bạn cần nắm vững các kiến thức liên quan tới bệnh lý này nhằm phòng bệnh hiệu quả và phát hiện bệnh sớm nếu không may mắc phải.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *