[Bật mí] Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, các phương pháp tán sỏi thận đã không còn xa lạ với nhiều người bệnh, bao gồm tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi thận nội soi bằng ống mềm. Cùng với đó câu hỏi tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền cũng là thắc mắc của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về các chi phí tán sỏi.

Bạn đang đọc: [Bật mí] Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền?

1. Chi phí tán sỏi thận phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chi phí tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phương pháp tán sỏi; tình trạng sức khỏe, cùng các chi phí phát sinh khác.

[Bật mí] Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền?

Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều người bệnh khi có chỉ định tán sỏi

1.1. Phương pháp tán sỏi

Phương pháp tán sỏi được chỉ định cho bệnh nhân còn tùy thuộc vào vị trí, kích thước của sỏi thận. Hiện nay, có 3 phương pháp tán sỏi thận được áp dụng là: tán sỏi thận ngoài cơ thể, tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ và tán sỏi thận nội soi bằng ống mềm. Mỗi phương pháp lại đòi hỏi yêu cầu thiết bị, dụng cụ y tế cũng như kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật khác nhau. Vì vậy mà chi phí phẫu thuật cũng khác nhau.

1.2 Tình trạng sức khỏe của người bệnh

Dễ nhận thấy, nếu người bệnh khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý nền thì sẽ không có chi phí phát sinh để điều trị ổn định sức khỏe. Hơn thế, mỗi phương pháp tán sỏi cũng có chống chỉ định riêng: người bệnh bị viêm đường tiết niệu, hẹp niệu quản không đặt được máy nội soi, người bệnh có chống chỉ định với gây mê, rối loạn đông máu,.. Khi ấy sẽ phải thay đổi phương án điều trị thích hợp hơn. Do đó, chi phí cũng cao hơn.

1.3 Các chi phí phát sinh khác

  • Dịch vụ của bệnh viện: mức chi phí của từng bệnh viện là khác nhau. Hiển nhiên các bệnh viện uy tín với trang thiết bị hiện đại, bác sĩ giàu kinh nghiệm, phục vụ chu đáo,.. thì chi phí tán sỏi cũng cao hơn nhưng sẽ đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
  • Chi phí thuốc men, giường bệnh.
  • Chi phí ăn uống, đi lại của bệnh nhân và người nhà.

Tuy nhiên, các phương pháp tán sỏi thận có nằm trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế, do vậy người bệnh sẽ được hỗ trợ một phần chi phí nếu có bảo hiểm.

2. Các phương pháp tán sỏi thận.

2.1 Tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi thận ngoài cơ thể là phương pháp điều trị không xâm lấn, người bệnh không phải chịu bất cứ một vết mổ hay rạch da nào trên cơ thể. Trong quá trình tiến hành, người bệnh được tiền mê, giảm đau trước đó và được nằm trên máy tán sỏi. Phương pháp sử dụng năng lượng của sóng xung kích tập trung vào viên sỏi để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ. Sau đó, những mảnh sỏi này sẽ được đẩy ra ngoài cơ thể theo đường tiết niệu trong vòng 7-15 ngày. Thời gian tán sỏi thông thường kéo dài khoảng 30-45 phút. Sau đó, người bệnh nên nghỉ ngơi khoảng 15-20 phút là có thể về nhà mà không cần phải nằm viện để theo dõi thêm.

Phương pháp này có hiệu quả tối ưu với các trường hợp

  • Sỏi thận kích thước dưới 1.5 cm
  • Sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên sát bể thận và kích thước dưới 1cm.

Ưu điểm của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể:

  • Không xâm lấn, không chảy máu, không đau.
  • Thời gian tán sỏi nhanh, người bệnh không cần nằm viện. Tiết kiệm chi phí sau mổ.

2.2 Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ

Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ là phương pháp tạo một đường hầm nhỏ từ sau lưng bên có sỏi vào thận để đưa ống nội soi tiếp cận vị trí có sỏi. Sau đó, sử dụng năng lượng laser hoặc sóng siêu âm để tán vỡ sỏi. Những mảnh sỏi nhỏ sẽ được lấy ra ngoài từ đường hầm. Thời gian tán sỏi thận qua da kéo dài từ 2-4 giờ. Người bệnh cần nằm viện 3 ngày là có thể về  nhà.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật u xơ tuyến tiền liệt – chấm dứt “nỗi đau khổ” cho quý ông

[Bật mí] Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền?

Tán sỏi thận qua da chỉ định cho nhiều trường hợp sỏi thận phức tạp có kích thước lớn

Phương pháp này thích hợp cho các trường hợp:

  • Sỏi thận có kích thước lớn, trên 1.5 cm, sỏi san hô, sỏi cứng
  • Sỏi niệu quản 1/3 trên và có kích thước trên 1.5 cm.
  • Trường hợp có dị dạng, tắc nghẽn đường niệu
  • Người bệnh sót sỏi sau mổ hở hoặc có chống chỉ định hay thất bại với tán sỏi ngoài cơ thể,

Tán sỏi thận qua da giúp điều trị được những sỏi có kích thước lớn, phức tạp mà không cần mổ hở. Tỷ lệ sạch sỏi cao, giúp bảo tồn tối đa chức năng thận. Vết mổ nhỏ nên ít sang chấn hơn, hầu như không để lại sẹo, không mất tính thẩm mỹ.

2.3 Tán sỏi thận nội soi ống mềm.

Tán sỏi thận nội soi ống mềm là phương pháp được thực hiện bằng cách đưa ống nội soi mềm từ niệu đạo , qua bàng quang, niệu quản đến bể thận vào vị trí có sỏi và tán vụn sỏi bằng laser. Sau đó, các mảnh sỏi sẽ được bơm rửa, cho vào các rọ lấy sỏi rồi rút ống nội soi. Tiến hành đặt sonde JJ ngược dòng và Foley niệu đạo. Sau khi tán sỏi 1-2 ngày thì rút Foley, sonde JJ được rút  sau 2-4 tuần đánh giá sạch sỏi.

Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp sỏi thận có kích thước dưới 2.5cm; sỏi đài thận nhỏ nhưng vị trí khó tiếp cận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da; Trường hợp sót sỏi hoặc tái phát sau mổ hở, tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể.

Tán sỏi thận bằng ống mềm là phương pháp đi theo đường tự nhiên của cơ thể (đường nước tiểu) nên không có vết mổ, không gây chảy máu. Phương pháp giúp bảo toàn tối đa chức năng thận, người bệnh phục hồi nhanh. Thời gian tán sỏi ngắn (khoảng 1 giờ) à người bệnh có thể ra viện sau 2 ngày.

3. Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền?

3.1 Chi phí tán sỏi thận ngoài cơ thể

Có thể nói tán sỏi thận ngoài cơ thể có chi phí rẻ nhất trong 3 phương pháp.Chi phí thông thường bao gồm:

  • Chi phí sử dụng máy tán sóng xung kích, vật tư tiêu hao, dụng cụ hỗ trợ (sonde JJ), chi phí thuê chuyên gia (nếu cần). Chi phí này cũng tùy vào cơ sở y tế và loại máy tán được sử dụng.
  • Các chi phí được bảo hiểm chi trả bao gồm các dịch vụ khám, xét nghiệm cận lâm sàng ban đầu; chi phí hỗ trợ tán sỏi theo bảo hiểm y tế, chi phí giường bệnh và một số thuốc điều trị.
  • Chi phí nằm viện, đi lại sau tán sỏi không đáng kể vì người bệnh có thể về luôn trong ngày.

[Bật mí] Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền?

>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị sỏi niệu đạo hiệu quả, an toàn

Tán sỏi thận bằng sóng xung kích là phương pháp có chi phí rẻ nhất.

3.2 Chi phí tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ

Các chi phí cần thiết cho một ca tán sỏi thận qua da bao gồm:

  • Chi phí được bảo hiểm chi trả: Phí các dịch vụ thăm khám, xét nghiệm cận lâm sàng trước khi tán sỏi, chi phí tán sỏi được bảo hiểm y tế chi trả, chi phí giường bệnh và một số thuốc điều trị.
  • Chi phí ngoài bảo hiểm gồm chi phí sử dụng dụng cụ, vật tư tiêu hao (kim, dây dẫn, ống nong, ống nội soi và gắp sỏi, ống dẫn lưu sau phẫu thuật), chi phí theo trình độ chuyên môn của bác sĩ phẫu thuật.
  • Sau tán sỏi, người bệnh cần nằm viện 3 ngày để theo dõi nên cũng sẽ phát sinh chi phí dịch vụ, ăn ở, đi lại cho bệnh nhân và người nhà chăm sóc.

Đây là một kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện ở bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị y tế đồng bộ. Vì thế nhìn chung, chi phí tán sỏi thận qua da thông thường khá cao. Tuy nhiên những ưu điểm và chỉ định rộng rãi của phương pháp này là không thể phủ nhận.

3.3 Tán sỏi thận nội soi ống mềm

Mức chi phí tán sỏi thận nội soi ống mềm cũng tương tự như tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ.

  • Chi phí được bảo hiểm y tế chi trả: các dịch vụ thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán trước tán, chi phí hỗ trợ cuộc mổ theo bảo hiểm y tế, chi phí giường bệnh và một số thuốc điều trị.
  • Chi phí nằm ngoài bảo hiểm: chi phí sử dụng máy tán sỏi, nội soi (camera, màn hình), ống dẫn, ống soi niệu quản, rọ lấy sỏi, sonde JJ, ống Foley; chi phí thuê chuyên gia (nếu cần),..
  • Chi phí ăn ở, đi lại cho người bệnh và người nhà chăm sóc vì cần nằm viện khoảng 1 – 2 ngày.

4. Một số lưu ý về vấn đề tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền?

Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền. Các thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Chi phí này có thể thay đổi và giao động tùy thuộc vào phương pháp can thiệp, cơ sở y tế và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó quyền lợi chi trả theo bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm bảo lãnh của mỗi người cũng hoàn toàn khác nhau.

Do đó để biết chính xác, tốt nhất người bệnh nên tới trực tiếp bệnh viện để thăm khám và tư vấn về vấn đề chi phí với bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế để đem lại hiệu quả điều trị tối đa, vừa phù hợp với khả năng kinh tế của từng người.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *