Viêm loét dạ dày dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng

Viêm loét dạ dày là bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa khá phổ biến. Viêm loét dạ dày dấu hiệu ở mỗi người không giống nhau. Một số trường hợp khi mắc bệnh không hề có triệu chứng rõ rệt nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy việc nắm rõ về các dấu hiệu khi mắc bệnh vô cùng quan trọng.

Bạn đang đọc: Viêm loét dạ dày dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng

1. Khái niệm cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày

Trước khi tìm hiểu về viêm loét dạ dày dấu hiệu chúng ta cần hiểu hiểu về bệnh viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày là khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm lộ lớp mô bên dưới. Trước đây bệnh chiếm tỷ lệ lớn ở người già tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.

Viêm loét dạ dày dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

2. Triệu chứng viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày dấu hiệu ở mỗi người sẽ khác nhau. Một số trường hợp bệnh ở giai đoạn mới khởi phát nên không có triệu chứng rõ ràng vì vậy dễ bị nhầm lẫn với đau bụng thông thường. Tuy nhiên đa phần người bệnh sẽ có một số triệu chứng.

2.1 Viêm loét dạ dày dấu hiệu là đau thượng vị

Một trong những dấu hiệu đặc trưng nhất của viêm loét dạ dày là người bệnh thường cảm giác đau ở vùng thượng vị. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn tùy thuộc vào mức độ viêm loét.

2.2 Đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn

Viêm loét dạ dày gây tiết nhiều acid dẫn tới trào ngược dạ dày dày, buồn nôn ở người bệnh. Bệnh nhân cũng càm thấy khó chịu, đầy hơi, khó tiêu thức ăn. Tình trạng này gây gây ra hiện tượng ợ hơi, biếng ăn, ăn không ngon

2.3 Ợ hơi, thường nóng rát vùng thượng vị

Đây là dấu hiệu phổ biến ở những người mắc bệnh. Hiện tượng này thường gặp nhiều nhất ở giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát.

2.4 Viêm loét dạ dày dấu hiệu là rối loạn chức năng tiêu hóa

Dạ dày bị viêm loét sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các bộ phận khác. Chính vì vậy dễ gây ra rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng dễ nhận thấy là người bệnh thường bị tiêu chảy, táo bón xen kẽ.

2.5 Chán ăn, giảm cân đột ngột

Người bị viêm loét dạ dày thường cảm thấy đầy bụng, đắng miệng nên dẫn tới ăn uống không ngon miệng, chán ăn. Đồng thời lượng thức ăn khi đưa vào cơ thể cũng không được chuyển hóa hết dẫn tới thiếu chất dinh dưỡng, sụt cân.

Viêm loét dạ dày dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng

Viêm loét dạ dày dấu hiệu là thường đau vùng thượng vị

3. Một số nguyên nhân cơ bản gây viêm loét

Viêm loét dạ dày có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số các nguyên nhân do chính thói quen xấu của người bệnh

3.1 Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn HP sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sinh sống ở trong lớp nhầy ở niêm mạc dạ dày. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc.

3.2 Thường xuyên sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau

Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm khi sử dụng trong thời gian dài có thể gây ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó dạ dày và niêm mạc dễ bị viêm loét.

3.3 Stress

Các trạng thái tinh thần tiêu cực như: Buồn phiền, lo lắng, căng thẳng,…có thể tác động không nhỏ tới dạ dày. Chúng khiến dạ dày mất khả năng cân bằng và tiết ra nhiều dịch vị dạ dày. Lớp niêm mạc dạ dày tiếp xúc với acid dễ hình thành vết viêm loét.

3.4 Thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học

Nhiều người có thói quen ăn uống không điều độ, khi nhịn đói, khi ăn quá no,…khiến dạ dày phải hoạt động thất thường dẫn tới suy giảm chức năng. Dịch vị dạ dày tăng tiết làm lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân tự miễn, do hóa chất,…

Tìm hiểu thêm: Bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì?biện pháp điều trị kịp thời

Viêm loét dạ dày dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

4. Các biến chứng nguy hiểm khi dạ dày bị viêm loét

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu người bệnh không phát hiện và điều trị bệnh sớm thì có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

4.1 Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng khá phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày. Các triệu chứng có thể nhận biết là: Người bệnh nôn ra máu tươi hoặc có màu cafe, đại tiện ra phân có lẫn máu, màu đen quánh. Nếu dạ dày bị chảy máu kéo dài sẽ khiến người bệnh mất nhiều máu, hạ huyết áp, suy nhược, ngất,…

4.2 Thủng dạ dày

Vết loét dạ dày có thể bào mòn niêm mạc và gây thủng dạ dày. Nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh có thể bị viêm phúc mạc gây nguy hiểm tới tính mạng. Dấu hiệu nhận biết khi bị thủng dạ dày là: Đau bụng dữ dội như bị dao đâm, bụng căng cứng,…

4.3 Ung thư dạ dày

Trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao. Ung thư là biến chứng nguy hiểm nhất và hiện chưa có phương pháp điều trị triệt để.

4.4 Tắc đường ra của dạ dày

Các vết thương sẽ hình thành sẹo, co thắt gây tắc đường ra của dạ dày. Triệu chứng là người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, nôn nhiều. Hiện tượng này thường xảy ra vào cuối ngày hoặc sau bữa ăn cuối 6 tiếng. Chán ăn, đầy bụng kéo dài cũng có thể do tắc đường ra của dạ dày.

5. Các phương pháp điều trị

Viêm loét dạ dày là bệnh có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Việc lựa chọn điều trị bằng phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng viêm loét. Bệnh nhân có thể kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để mang lại hiệu quả tối ưu.

5.1 Điều trị bằng thuốc

Lưu ý: Mọi người không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Trước khi điều trị bạn cần tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để thăm khám cụ thể. Dựa vào kết quả thu được bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc điều trị thường được sử dụng là:

– Thuốc kháng sinh trong trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP

– Thuốc giảm tiết acid

– Thuốc ức chế bơm proton

– Thuốc tạo hàng rào bảo vệ quanh dạ dày

5.2 Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách hợp lý

Thay đổi lối sống sẽ giúp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả hơn. Người bệnh cần chú ý cải thiện các thói quen sau:

– Bổ sung nhiều rau xanh, ngĩ cốc nguyên hạt, trái cây

– Hạn chế sử dụng các sản phẩm có hại cho cơ thể: Thuốc lá, bia rượu,..

– Hạn chế thức khuya

– Tránh mọi căng thẳng, lo âu, luôn giữ tinh thần thoải mái

– Ăn uống đúng bữa

– Tránh ăn đồ cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ

– Nên ăn các thức ăn chế biến chín mềm, dễ tiêu hóa

Viêm loét dạ dày dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng

>>>>>Xem thêm: Cơn đau dạ dày cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và xử lý đúng cách

Người bệnh có thể kết hợp nhiều phương pháp để điều trị

Mog rằng qua bài viết bạn đã hiểu về viêm loét dạ dày dấu hiệu phổ biến. Ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường bạn nên thăm khám và điều trị sớm. Nếu để bệnh kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *