Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày 

Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày hợp lý sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng và hỗ trợ cải thiện bệnh. Đồng thời hạn chế một số loại thực phẩm khiến bệnh khó kiểm soát hơn.

Bạn đang đọc: Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày 

1. Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày: Nên ăn gì?

1.1 Trái cây có ít hoặc không có tính chua

Đa số trái cây thuộc họ cam – quýt đều chứa nhiều acid tự nhiên, có vị chua, có khả năng kích thích dạ dày. Acid làm trầm trọng hơn tình trạng trào ngược dạ dày, bởi vậy nên không tốt cho người bị bệnh này. Nên thay thế bằng các loại trái cây giàu vitamin nhưng ít chua hơn, gồm có:

– Táo: Trong táo chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, tăng cường hòa tan chất béo trong dạ dày. Ăn táo không chỉ hạn chế trào ngược mà còn bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng tăng cao cholesterol.

– Dưa hấu: Trong dưa hấu có chứa lượng nước rất lớn, cùng nguồn chất xơ hỗ trợ tiêu hóa.

– Chuối: Hàm lượng dinh dưỡng trong chuối được khuyến nghị là phù hợp với chế độ ăn uống của người bị trào ngược dạ dày. Với tình trạng trào ngược, chuối hỗ trợ cung cấp chất điện giải kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa hiệu quả hơn.

Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày 

Người bị trào ngược dạ dày nên chú ý chế độ ăn uống

1.2 Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày bổ sung yến mạch

Hiện nay, yến mạch được người Việt Nam sử dụng khá nhiều vì tác dụng với hệ tiêu hóa. Trước đó, yến mạch chủ yếu xuất hiện ở các nước Tây phương. Yến mạch đem lại nguồn chất xơ tốt cho cơ thể, có khả năng hấp thụ acid trong dạ dày trong dạ dày.

Không những giúp cải thiện tình trạng trào ngược acid lên thực quản thuyên giảm mà yến mạch còn hỗ trợ giảm cân, làm đẹp. Pha 3 thìa bột yến mạch với nước nóng cùng 1 chút mật ong để ăn sáng rất tốt cho cơ thể.

1.3 Gừng tốt cho chế độ ăn của người trào ngược dạ dày

Không thể bỏ qua gừng trong chế độ ăn của những người mặc bệnh về tiêu hóa nói chung. Gừng có tính ấm, khả năng kháng viêm tốt đồng thời kích thích tiêu hóa. Hạn chế những cơn ợ chua, ợ nóng do dịch vị dạ dày trào ngược cực kỳ hiệu quả.

Có thể sử dụng gừng như gia vị hàng ngày hoặc uống trà gừng vào buổi sáng, trước bữa ăn. Gừng tươi là lựa chọn sử dụng tốt nhất, nhưng trà gừng cũng rất lý tưởng cho những người đang khó chịu bởi trào ngược dạ dày.

1.4 Lòng trắng trứng trong chế độ ăn

Lòng trắng trứng cung cấp một nguồn protein lành mạnh cho cơ thể. Trung hòa bớt dịch dạ dày, hạn chế các biểu hiện của trào ngược dạ dày. Tuy nhiên chỉ nên ăn lòng trắng trứng, không nên ăn lòng đỏ.

Bởi lòng đỏ có thể khiến hệ tiêu hóa nặng nề hơn. Lòng trắng trứng nên ăn luộc chứ không nên ăn chiên rán. Ăn kèm cùng salad rau củ để tốt hơn cho sức khỏe.

1.5 Sữa chua

Sửa chua là thực phẩm chứa rất nhiều lợi khuẩn phong phú tốt cho tiêu hóa, giúp đẩy nhanh quá trình này. Ăn sữa chua sau ăn 30 phút cải thiện đáng kể chứng trào ngược dạ dày. Đồng thời sữa chua cũng tăng cường sức khỏe đường ruột nói chung, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân viêm đại tràng và giải pháp chẩn đoán

Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày 

Nguyên tắc chọn thực phẩm cho người bị trào ngược

2. Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày: Nên kiêng gì?

2.1 Thực phẩm chứa chất béo độc hại

Chất béo không tốt cho cơ thể có trong mỡ động vật, thực phẩm chiên rán, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém đi, tăng các triệu chứng trào ngược. Một số thực phẩm chứa lượng chất béo xấu cần tránh gồm:

– Khoai tây chiên hoặc gà rán

– Sữa không tách béo, sản phẩm từ sữa nguyên chất như bơ, phô mai…

– Thịt xông khói, giăm bông

2.2 Chất kích thích khiến trào ngược nặng hơn

Các đồ uống có cồn, đồ uống có tính kích thích như trà, cà phê đều gây ra sự giãn cơ vòng dưới thực quản. Làm tăng tiết acid ở dạ dày. Bên cạnh đó, đồ uống có gas cũng là nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, làm dạ dày phải co thắt nhiều hơn.

2.3 Trái cây có vị chua

Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày nên hạn chế trái cây có chứa nhiều vitamin C và các loại acid tự nhiên khác. Đây là tác nhân tăng cường acid dạ dày, dễ gây viêm loét dạ dày. Ăn nhiều đồ chua làm tình trạng trào ngược dạ dày xuất hiện nhiều hơn.

2.4 Hạn chế ăn muối

Thói quen ăn mặn, nhiều muối không tốt cho cơ thể, Muối ảnh hưởng xấu tới các  bệnh thận, huyết áp cao, tim mạch… và cả trào ngược dạ dày. Muối là một trong những tác nhân gây ra trào ngược dạ dày. Bởi vậy người bệnh nên tập thói quen ăn nhạt, hạn chế muối trong bữa ăn.

2.5 Không nên ăn socola

Trong socola có chứa methyxanthine là một chất làm giãn cơ thắt thực quản dưới, gây hiện tượng trào ngược. Đồng thời, trong socola cũng chứa nhiều chất béo và sữa, khiến cho tình trạng trào ngược nặng hơn.

Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày 

>>>>>Xem thêm: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?những lưu ý khi bị táo bón

Hạn chế ăn đồ chua khi bị trào ngược

3. Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi acid từ dạ dày trào lên khu vực thực quản, gây ra nhiều triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, viêm họng kéo dài… Trào ngược dạ dày hiện nay ngày càng phổ biến, chủ yếu do lối sống, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi.

Trào ngược dạ dày không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm loét thực quản, barrett thực quản, gây hẹp thực quản và thậm chí là bệnh ung thư thực quản.

Acid dạ dày trào ngược lên đường hô hấp có khả năng gây viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe phổi. Có khả năng gây viêm tai, viêm tuyến giáp và hao mòn men răng…

Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày quyết định rất lớn đến tình trạng bệnh. Một chế độ ăn khoa học, hợp lý sẽ giúp giảm đáng kể các triệu chứng trào ngược, ợ hơi, ợ nóng và giúp bệnh không tiến triển xấu hơn. Tình trạng dạ dày được cải thiện qua điều chỉnh dinh dưỡng và sinh hoạt.

Nếu tình trạng trào ngược dạ dày của bạn không thuyên giảm, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời và có phương pháp cải thiện hiệu quả. Để được tư vấn và hẹn lịch, vui lòng gọi tới hotline của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hoặc đặt trực tuyến trên website.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *