Viêm loét dạ dày kiêng gì? Nên ăn gì?

Giải đáp tường tận người bệnh viêm loét dạ dày kiêng gì và nên ăn gì để giúp bệnh nhanh khỏi. Kết hợp chế độ ăn uống và điều trị bằng thuốc sẽ giúp tình trạng viêm loét thuyên giảm.

Bạn đang đọc: Viêm loét dạ dày kiêng gì? Nên ăn gì?

1. Viêm loét dạ dày kiêng gì: Nên tránh

1.1 Viêm loét dạ dày kiêng gì: Các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt lợn, thịt bò… rất giàu protein động vật và có hàm lượng axit cao. Tạo gánh nặng lớn cho dạ dày khi tiêu hóa. Người viêm loét dạ dày nên chú ý hạn chế các loại thịt đỏ trong bữa ăn để tình trạng bệnh cải thiện hơn.

1.2 Rượu và đồ uống có cồn

Người có nguy cơ cao viêm loét dạ dày hoặc người đã bị loét dạ dày nên tránh xa rượu và các loại đồ uống có cồn. Nghiên cứu đã chứng minh rượu gây kích thích, thậm chí làm tổn hại ống tiêu hóa, là nguyên nhân khiến các vết loét dạ dày trầm trọng hơn.

1.3 Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa

Sữa tươi từng được tin rằng giúp ích trong việc làm liền các vết loét dạ dày, nhưng điều này là sai lầm. Sữa tươi không có khả năng giảm bớt các vết loét mà còn có thể khiến dạ dày tiết ra nhiều acid hơn, khiến tình trạng vết loét trở nên tệ hơn.

1.4 Viêm loét dạ dày kiêng gì: Đồ ăn giàu chất béo

Cơ thể tốn nhiều thời gian để tiêu hóa các đồ ăn giàu chất béo hơn, dẫn tới đau và chướng bụng, đặc biệt ở người bị viêm loét dạ dày tình trạng sẽ tệ hơn. Bởi vậy nên hạn chế đồ ăn nhiều chất béo trong thực đơn hàng ngày.

1.5 Đồ ăn cay, nóng

Các loại gia vị và đồ ăn cay nóng có thể khiến các triệu chứng viêm loét dạ dày tệ hơn. Do đó người bị viêm loét dạ dày không nên sử dụng đồ ăn quá cay hoặc có tính nóng.

1.6 Trái cây thuộc họ cam, chanh

Chứa nhiều acid tự nhiên có khả năng kích thích các vết loét. Hiện chưa có đủ bằng chứng thuyết phục cho điều này. Tuy nhiên nếu sau khi sử dụng trái cây cam chanh khiến triệu chứng tệ hơn thì tốt nhất nên hạn chế.

Viêm loét dạ dày kiêng gì? Nên ăn gì?

Có nhiều thực phẩm người bệnh viêm loét dạ dày nên kiêng

2 Viêm loét dạ dày kiêng gì: Nên ăn

3.1 Thực phẩm chứa lợi khuẩn

Các loại sữa chua, miso, kimchi, trà kombucha, sauerkraut hay tempeh đều là những thực phẩm giàu lợi khuẩn, đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hóa. Người bệnh nên ăn nhiều các loại thực phẩm này vì lợi khuẩn hỗ trợ đẩy lùi vi khuẩn Helicobacter pylori, giúp quá trình điều trị viêm loét dạ dày thuận lợi hơn.

3.2 Thực phẩm giàu chất xơ

Các loại táo, lê, yến mạch… giàu chất xơ rất tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày. Chất xơ có khả năng giảm nồng độ acid trong dạ dày, khiến các triệu chứng đau chướng nhẹ hơn. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng chế độ ăn giàu xơ hạn chế hiệu quả tình trạng viêm loét dạ dày.

3.3 Thực phẩm giàu vitamin A

Khoai lang rất giàu hàm lượng vitamin A, giúp làm lành vết loét dạ dày và đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa các vết loét xuất hiện. Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm rau chân vịt, cà rốt, dưa vàng, gan bò.

3.4 Thực phẩm giàu vitamin C

Ớt chuông đỏ chứa rất nhiều vitamin C bảo vệ dạ dày khỏi các vết loét ở các khía cạnh khác nhau. Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương. Người thiếu vitamin C dễ xuất hiện các vết loét trong đó có loét dạ dày hơn những người khác. Ngoài ớt chuông đỏ thì còn rất nhiều thực phẩm khác giàu vitamin C như các loại trái cây họ cam chanh, dâu tây, kiwi và bông cải xanh.

3.5 Thực phẩm chống oxy hóa

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa thường được tìm thấy trong đu đủ, nghệ, cà chua, bông cải xanh. Bổ sung nhiều giúp các vết loét dạ dày nhanh lành hơn.

Tìm hiểu thêm: Bệnh u dạ dày và điều trị

Viêm loét dạ dày kiêng gì? Nên ăn gì?

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm triệu chứng viêm loét

4. Nguyên tắc ăn uống dành cho người viêm loét dạ dày

Ngoài việc ghi nhớ viêm loét dạ dày kiêng gì và nên ăn gì thì một số nguyên tắc khác cũng cần đảm bảo khi lên thực đơn cho người bệnh mắc các vấn đề liên quan đến dạ dày như:

4.1 Chọn món ăn mềm, dễ tiêu

Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa giảm gánh nặng cho dạ dày, tránh co bóp mạnh và liên tục. Thức ăn mềm mịn tốt hơn các loại thực phẩm cứng, không làm các vết loét nghiêm trọng hơn. Một số món ăn có thể cho vào danh sách như: Cháo, bơ, khoai lang, sữa chua…

4.2 Rèn luyện nếp ăn uống khoa học

Tập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh gồm 3 bữa ăn mỗi ngày đúng giờ. không nên để bụng quá rỗng hoặc quá no. Không áp dụng các phương pháp giảm cân cực đoan như nhịn ăn vì rất có hại cho sức khỏe nói chung và hại dạ dày nói riêng.

4.3 Bổ sung đủ nước

Uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 1,5-2 lít nước là cách hiệu quả giúp thanh lọc cơ thể. Tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy, cách bữa ăn 1 giờ với 1 ly nước ấm.

Không nên uống nước ngay khi vừa ăn xong vì sẽ khiến thức ăn chưa được dạ dày nghiền nát kỹ bị trôi tuột đi. Ngoài ra uống nước ngay sau khi ăn còn làm loãng dịch vị dạ dày, khiến việc phân giải thức ăn khó khăn hơn.

Bên cạnh uống nước lọc, có thể bổ sung thêm các loại nước canh súp hoặc nước ép trái cây. Hạn chế sử dụng nước ngọt, nước uống có gas vì chứa nhiều đường và axit. Đây là tác nhân khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm loét dạ dày kiêng gì? Nên ăn gì?

>>>>>Xem thêm: Sau mổ ruột thừa bao lâu được uống RƯỢU BIA để không sao?

Bảo vệ dạ dày bằng cách điều chỉnh lối sống thích hợp

5. Nên làm gì khi bị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày kiêng gì, ăn gì chúng ta đã rõ. Bên cạnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi, nếu bệnh không được nhận biết sớm và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày, ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống và tâm lý người bệnh.

Ngoài việc tuân thủ và điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, người bệnh viêm loét dạ dày cần đi khám sức khỏe định kỳ và tuân theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Trong trường hợp cần khám bệnh, hãy tới các cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là có chuyên khoa Tiêu hóa được đầu tư mũi nhọn với hệ thống trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao. Chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nhanh chóng, chính xác với dịch vụ dẫn đầu, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *