Top 7 thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn cần biết

Đau dạ dày nên ăn gì để nhanh khỏi và tránh những cơn đau tái phát dai dẳng? Đây là mối quan tâm hàng đầu của những người khi mắc bệnh dạ dày. Bởi vì, thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng tới sức khỏe dạ dày. Thực phẩm tốt sẽ giúp dạ dày luôn được khỏe mạnh, và ngược lại, thực phẩm không tốt sẽ gây hại cho dạ dày. Vì vậy, tham khảo những thực phẩm tốt cho dạ dày dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích chăm sóc cho sức khỏe của bản thân.

Bạn đang đọc: Top 7 thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn cần biết

1. 7 thực phẩm tốt cho dạ dày

1.1. Thực phẩm giàu probiotic

Trong các thực phẩm giàu probiotic chứa nhiều có nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột. Nhóm thực phẩm này rất tốt đối với người đau dạ dày bởi nó giúp cân bằng cho đường ruột – giảm các vi khuẩn có hại như Hp và đồng thời tăng các lợi khuẩn. Nhờ đó, các cơn đau dạ dày sẽ giảm đi, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm tiểu các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, cũng như táo bón, tiêu chảy.

Top 7 thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn cần biết

Nhóm thực phẩm này rất tốt đối với người đau dạ dày bởi nó giúp cân bằng cho đường ruột – giảm các vi khuẩn có hại như Hp và đồng thời tăng các lợi khuẩn

1.2. Chuối- thực phẩm tốt cho dạ dày

Chuối là một loại quả rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Nó không gây kích ứng cho dạ dày và đường tiêu hóa trên. Chuối không chỉ giữ cho hệ thống hoạt động đều đặn và hỗ trợ phục hồi sau tiêu chảy, mà vitamin B6 có trong chuối còn giúp giảm đầy hơi do giữ nước và magiê để thư giãn cơ bắp.

1.3. Gừng

Gừng không chỉ là một gia vị phổ biến sử dụng hằng ngày mà còn là phương thuốc dân gian trong việc giảm triệu chứng đau bụng. Dừng có thể ăn sống, nấu chín, làm trà gừng, kẹo gừng,… cũng sẽ đều phát huy tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa.

Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, gừng có khả năng đẩy nhanh quá trình chuyển hóa thức ăn từ dạ dày vào phần trên của ruột non. Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng kháng viêm, làm lành các tổn thương, diệt vi khuẩn HP,…

Lưu ý, không nên tiêu thụ trên 5 gam gừng mỗi ngày bởi dễ dẫn đến ợ nóng, đau dạ dày và tiêu chảy.

1.4. Nghệ

Trong nghệ chứa các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa giúp phòng tránh tình trạng viêm loét dạ dày, giảm triệu chứng khó tiêu và ợ nóng.

Bổ sung nghệ tươi trong bữa ăn hàng ngày như một loại gia vị hoặc dùng dưới dạng tinh bột nghệ rất tốt cho người đau dạ dày. Tinh bột nghệ thường được kết hợp với mật ong để tăng tính hiệu quả. Bởi mật ong có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, đồng thời tạo rào cản ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Top 7 thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn cần biết

Trong nghệ chứa các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa giúp phòng tránh tình trạng viêm loét dạ dày, giảm triệu chứng khó tiêu và ợ nóng.

1.5. Bánh mì trắng

Khi để bụng trống rỗng sẽ tạo ra cảm giác buồn nôn vì không có gì để hấp thụ axit dạ dày. Lúc này nên nhấm nháp bánh mì trắng hoặc bánh quy sẽ giúp thấm hút axit và làm chậm quá trình tiêu hóa cũng như thức ăn tồn tại trong dạ dày của bạn lâu hơn.

1.6. Trứng

Thịt đỏ là một nguồn protein giàu chất béo có thể gây ra trào ngược nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn vào buổi đêm. Thay vào đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng trứng để thay thế dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời cũng là một cách dễ dàng để đáp ứng nhu cầu protein cho cơ thể bạn mà không bị no quá nhanh.

1.7. Yến mạch – thực phẩm tốt cho dạ dày

Chất xơ hòa tan, carbohydrate, vitamin và chất khoáng có chứa nhiều trong bột yến mạch nên có tác dụng tốt cho người đang mắc bệnh đau dạ dày. Chất xơ hòa tan giúp cho kích thích nhu động ruột, làm cho tiêu hóa tốt hơn.

Đồng thời làm giảm tình trạng táo bón, ứ đọng thức ăn ở trong dạ dày. Hàm lượng carbohydrate có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, mang lại cảm giác no lâu.

Một số lưu ý khi ăn yến mạch cho người đau dạ dày để mang lại hiệu quả tốt hơn:

– Thời điểm ăn: Thời điểm ăn yến mạch tốt nhất là vào buổi sáng vì nó sẽ giúp cơ thể no lâu đến trưa.

– Liều lượng ăn: Người đau dạ dày chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải với bản thân để vừa đủ no, không nên ăn quá no vì dễ gây áp lực lên dạ dày.

– Cách chế biến: Có thể sử dụng yến mạch dưới nhiều hình thức như sau: cháo yến mạch, bánh mì yến mạch, sữa chua yến mạch,…

Tìm hiểu thêm: Bệnh xuất huyết tiêu hóa là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Top 7 thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn cần biết

Chất xơ hòa tan, carbohydrate, vitamin và chất khoáng có chứa nhiều trong bột yến mạch nên có tác dụng tốt cho người đang mắc bệnh đau dạ dày.

2. Xây dựng chế độ ăn khoa học cho dạ dày

Để việc điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả, cần xây dựng một chế độ ăn uống tốt cho dạ dày dưới đây. Bên cạnh đó người bệnh cần thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ các loại thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh cũng như thể trạng của từng người:

– Thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn, không chứa chất gây hại cho dạ dày.

– Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, ngâm muối vì chúng rất khó tiêu cho dạ dày.

– Tuyệt đối tránh sử dụng đồ ăn sống, đồ ăn lạnh vì chúng gây kích thích niêm mạc dạ dày, dễ xảy ra tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

– Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp dạ dày tốt hơn cho việc tiêu hóa thức ăn.

– Khi chế biến thì các loại thực phẩm nên thái nhỏ hoặc xay để làm giảm kích thích bài tiết dịch vị và giúp quá trình vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh hơn. Để thức ăn được tiêu hóa và hấp thu có hiệu quả cần lưu ý nấu chín kỹ thức ăn.

– Không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì nó sẽ không tốt. Bởi nếu thức ăn quá lạnh sẽ làm co bóp mạnh cơ dạ dày, còn nếu thức ăn nóng quá lại làm cho niêm mạc sung huyết.

Top 7 thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Thiếu máu mạc treo có nguy hiểm không?

Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp dạ dày tốt hơn cho việc tiêu hóa thức ăn.

Hy vọng với những gợi ý trên đây sẽ giúp người bệnh xây dựng được thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh. Sử dụng đúng các loại thực phẩm tốt cho dạ dày, tránh những thực phẩm cần kiêng sẽ giúp người bệnh hạn chế gặp những cơn đau do dạ dày gây ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *