Phẫu thuật tạo hình niệu quản là phương pháp điều trị bệnh hẹp niệu quản. Hẹp niệu quản sẽ làm cản trở dòng chảy từ thận xuống bàng quang gây niệu quản ứ nước, thận ứ nước, suy thận. Bệnh có thể được điều trị bằng cách nội soi nong đoạn hẹp rồi nối hai đoạn niệu quản với nhau hoặc nối trực tiếp niệu quản lên thận hoặc xuống bàng quang.
Bạn đang đọc: Phẫu thuật tạo hình niệu quản phục hồi chức năng hệ tiết niệu
1. Bệnh hẹp niệu quản và phương pháp tạo hình niệu quản
1.1. Bệnh hẹp niệu quản là gì?
Niệu quản là một cơ quan quan trọng của hệ tiết niệu. Đây là con đường duy nhất dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Niệu quản là một đường ống nhỏ dài từ 25-30cm, kích thước khoảng 5mm. Do đặc điểm cấu trúc giải phẫu, niệu quản có 3 vị trí hẹp sinh lý: đoạn nối từ thận vào niệu quản, đoạn niệu quản bắt chéo động mạch chậu và đoạn nối từ niệu quản và bàng quang.
Bệnh chít hẹp niệu quản có nhiều nguyên nhân khác nhau. Niệu quản có thể bị hẹp bẩm sinh, do viêm nhiễm, do sỏi niệu quản, do xuất hiện các khối u hoặc ung thư chèn vào niệu quản hoặc do các can thiệp ngoại khoa khác.
Các triệu chứng của bệnh hẹp niệu quản phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng tắc nghẽn (một phần hoặc toàn bộ) và thời gian của bệnh. Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể chú ý và phát hiện bệnh sớm như đau lưng, thay đổi lượng nước tiểu, tiểu khó, tiểu lẫn máu, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần, buồn nôn và nôn, sốt cao, ớn lạnh…
Niệu quản có 3 vị trí hẹp sinh lý (hình ảnh minh họa).
1.2. Phương pháp tạo hình niệu quản
Theo các chuyên gia, bệnh hẹp niệu quản có thể điều trị khỏi hoàn toàn nhờ các biện pháp bảo tồn và xâm lấn. Việc nhận biết bệnh càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Bởi nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển xấu đi nhanh chóng. Từ các biểu hiện sốt nhẹ, đau nhẹ, tiểu khó ban đầu, người bệnh có thể gặp phải tình trạng nguy hiểm như nhiễm trùng niệu quản, nhiễm trùng thận, nhiễm trùng huyết, suy thận và có thể gây tử vong. Do đó, người bệnh cần phải điều trị can thiệp ngoại khoa tạo hình lại niệu quản. Tạo hình niệu quản có thể được thực hiện bằng 2 phương pháp:
– Nội soi nong đoạn hẹp để nối hai đầu niệu quản với nhau.
– Mổ nối niệu quản trực tiếp lên bể thận hoặc xuống bàng quang.
3. Khi nào cần phẫu thuật tạo hình niệu quản?
Tạo hình niệu quản được chỉ định trong các trường hợp:
– Người bệnh có bệnh lý hẹp khúc nối bể thận – niệu quản hoặc niệu quản – bàng quang bẩm sinh.
– Người bệnh bị chít hẹp niệu quản do dị dạng mạch máu.
– Người bệnh bị hẹp niệu quản do biến chứng sau phẫu thuật can thiệp ở phần niệu quản sát bể thận, bàng quang hoặc ở bể thận.
– Người bệnh có hệ tiết niệu dị dạng bẩm sinh.
Tất cả các chỉ định trên được bác sĩ xác định thông qua các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý của người bệnh để điều trị trực tiếp vào nguyên nhân đó.
Tìm hiểu thêm: Sỏi trong đường tiết niệu – Nguyên nhân và cách khắc phục
Chỉ định phẫu thuật tạo hình niệu quản căn cứ vào các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng
4. Các phương pháp phẫu thuật tạo hình niệu quản
Phẫu thuật tạo hình niệu quản có 2 phương pháp chính. Tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây tắc nghẽn và mức độ tắc nghẽn ở người bệnh.
4.1. Phẫu thuật tạo hình niệu quản bằng phương pháp nội soi
Nội soi tạo hình niệu quản là kỹ thuật nong rộng niệu quản bằng các thủ thuật hiện đại. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi niệu quản từ niệu đạo qua bàng quang và lên niệu quản. Sau đó dùng laser để rạch rộng đoạn niệu quản bị hẹp. Sau cùng đặt sonde JJ vào niệu quản để làm giảm tình trạng tắc hoặc làm hẹp niệu quản. Thông thường, sonde JJ được rút ra sau đó khoảng từ 3 – 4 tuần.
Phương pháp này áp dụng trong những trường hợp hẹp niệu quản ở mức độ nhẹ hoặc vừa và có mạch máu chèn ép niệu quản. Đây là phương pháp phẫu thuật tương đối nhẹ nhàng. Thời gian thực hiện kéo dài khoảng từ 30 – 60 phút. Thời gian nằm viện từ 1-2 ngày tùy thuộc vào mức độ phục hồi sức khỏe. Người bệnh có thể quay trở lại sinh hoạt, làm việc sau khoảng 5-7 ngày và duy trì chất lượng cuộc sống một cách bình thường.
4.2. Phẫu thuật tạo hình niệu quản bằng phương pháp mổ mở
Mổ mở tạo hình niệu quản chỉ định trong trường hợp bệnh hẹp niệu quản đã chuyển biến nặng.
– Thực hiện phương pháp này, bác sĩ tiến hành rạch da theo đường ngang sau lưng dưới xương sườn số 12. Sau đó tách các lớp gân cơ vào khoang sau phúc mạc tìm khúc nối bể thận – niệu quản hoặc niệu quản – bàng quang.
– Cắt rời niệu quản khỏi bể thận hoặc bàng quang rồi cắt đoạn niệu quản bị chít hẹp.
– Bác sĩ sẽ sử dụng ống thông nhỏ luồn vào lòng niệu quản, bơm nước để kiểm tra sự lưu thông của niệu quản.
– Khâu nối niệu quản với bể thận hoặc niệu quản vào bàng quang bằng chỉ tiêu chập.
– Đặt sonde JJ hoặc đặt nòng niệu quản tùy theo tình trạng bệnh.
– Tiến hành kiểm tra cầm máu, dẫn lưu hố thận và khâu lại vết mổ.
Lưu ý:
– Nếu trường hợp thận ứ nước nặng thì cần mở bể thận để thoát nước, sau đó tìm khúc nối bể thận – niệu quản.
– Cần cắt bỏ hết đoạn mô xơ, và nối lại không căng, vị trí nối sao cho rộng.
>>>>>Xem thêm: Đánh giá suy thận qua creatinin trong cơ thể
Người bệnh sẽ được thăm khám, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, chụp chiếu và tư vấn cụ thể trước khi phẫu thuật tạo hình niệu quản.
5. Rủi ro sau phẫu thuật tạo hình niệu quản
Người bệnh có thể gặp một vài biến chứng sau phẫu thuật sau:
– Rò nước tiểu.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
– Chảy máu sau phẫu thuật, nhiễm trùng vết mổ khi thực hiện phương pháp mổ mở.
– Tiểu ra máu.
Để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng, người bệnh cần lựa chọn điều trị tại các bệnh chuyên khoa viện uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại và chế độ chăm sóc hậu phẫu chuyên nghiệp.
6. Những lưu ý sau khi phẫu thuật tạo hình niệu quản
Điều trị bệnh hẹp niệu quản tái phát sau khi phẫu thuật sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó người bệnh cần đặc biệt chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân sau phẫu thuật.
– Trong trường hợp người bệnh tạo hình hẹp niệu quản bằng mổ mở cần phải tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để rút ống dẫn lưu và đánh giá lại vết thương.
– Khi gặp các triệu chứng bất thường như như đau vùng thắt lưng dữ dội và lan xuống bẹn, tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu ra máu… cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.
– Xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và lối sống lành mạnh, khoa học.
Phẫu thuật tạo hình niệu quản là phương pháp can thiệp ngoại khoa để giúp hệ đường niệu hoạt động bình thường. Người bệnh tạo hình niệu quản cần lựa chọn những bệnh viện chuyên khoa uy tín để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.