Viêm ruột cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm ruột cấp ở trẻ em hay viêm đường ruột là nhiễm trùng đường ruột do một số loại virus gây ra khiến trẻ bị tiêu chảy, có thể nôn mửa.

1. Viêm ruột cấp ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm đường ruột là tình trạng nhiễm trùng đường ruột do một số virus gây ra. Bệnh khiến trẻ bị tiêu chảy hoặc thậm chí đôi khi nôn mửa. Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh viêm ruột ở trẻ nhỏ là: Mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa. Ngoài ra còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như: sốt hoặc đau bụng. Bệnh đường ruột ở trẻ sơ sinh có thể gây tiêu chảy kéo dài, khiến bé hấp thu kém. 

Viêm ruột cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm ruột ở trẻ em do hệ tiêu hóa còn non nớt

2. Nguyên nhân gây viêm ruột cấp ở trẻ em

Tùy theo biểu hiện bệnh mà bác sĩ sẽ khám và đưa ra chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Viêm đường ruột thường do virus rota và virus adeno gây ra chủ yếu, ngoài ra còn có thể có nhiều virus khác nữa. Trẻ em có thể bị bệnh đường ruột nhiều lần với những nguyên nhân thường gặp nhất là:

  • Do virus Rota: Đây là virus thường gặp ở trẻ sơ sinh, hiện đã có vacxin phòng bệnh. Virus Rota rất dễ lây lan, chúng xuất hiện ở mọi nơi xung quanh trẻ, đặc biệt là những môi trường như nhà trẻ, trường học. 
  • Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công.
  • Do vệ sinh kém khiến bé dễ nhiễm khuẩn, gây ra các bệnh về đường ruột.
  • Do trẻ ăn đồ ăn không phù hợp, dễ nhiễm độc, dễ dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm…

3. Các bệnh viêm ruột cấp ở trẻ em

3.1 Viêm ruột cấp ở trẻ em do nhiễm khuẩn

Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh kém, ăn thức ăn không đảm bảo khiến trẻ nhiễm khuẩn. Bệnh khiến trẻ đi ngoài nhiều ngày, mất nước, hấp thu kém.

3.2 Viêm ruột cấp ở trẻ em gây tiêu chảy

Biểu hiện tiêu chảy là đi ngoài nhiều lần, trên 3 lần một ngày. Phân lỏng. Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi và nôn mửa do bị vi khuẩn tấn công. Nếu không chữa dứt điểm sẽ khiến bé dễ mất nước trầm trọng, nguy hiểm sức khỏe thậm chí tính mạng bé. Đây là một trong những loại bệnh viêm đường ruột rất phổ biến ở trẻ em. 

3.3 Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ do ký sinh trùng amip và trực khuẩn shigella gây ra. Biểu hiện thường thấy là trẻ sốt cao, luôn thấy đau bụng và muốn đi ngoài. Phân thường kèm chất nhầy và dính máu. Bệnh kiết lỵ nếu không chữa trị kịp thời dễ dẫn đến tình trạng trẻ hôn mê. Trong trường hợp trung amip xâm nhập vào gan có thể gây áp xe gan rất nguy hiểm. 

Viêm ruột cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm ruột ở trẻ em gây đau bụng, khó chịu

3.4 Rối loạn tiêu hóa

Hầu hết trẻ em dưới 5 tuổi bị rối loạn tiêu hóa ít nhất 1 lần. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ trong lứa tuổi này. Bệnh khiến trẻ ăn không ngon, đi ngoài hoặc táo bón. Do hệ tiêu hóa trẻ chưa toàn diện, do dùng thuốc kháng sinh hoặc thực phẩm hàng ngày không đảm bảo. Trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển vì hạn chế quá trình hấp thu dinh dưỡng. 

3.5 Bệnh thương hàn do viêm ruột cấp ở trẻ em

Trẻ em dễ mắc viêm đường ruột trong đó có bệnh thương hàn. Khi xét nghiệm phân hoặc máu có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn salmonella gây nên. Bệnh thương hàn có tính chất nguy hiểm cao vì vi khuẩn này chứa nhiều độc tố, có thể gây ra tình trạng xuất huyết ruột. Nhiều trường hợp thương hàn có thể gây thủng ruột và viêm não. Thương hàn gây tử vong ở trẻ với tỷ lệ rất cao. 

3.6 Bệnh tả do viêm ruột cấp

Hiện nay không thường gặp bệnh tả tuy nhiên không phải không có. Đây là bệnh đường ruột nguy hiểm cho trẻ nhỏ, dễ lây thành ổ dịch lớn và gây tử vong nhanh. Biểu hiện điển hình là tiêu chảy, đi cầu ra nước màu trắng đục ồ ạt, không cầm được kèm theo đau bụng và nôn ói. Điều này khiến trẻ mất nước và kiệt sức nhanh chóng, gây tử vong nhanh.

Nguyên nhân gây ra bệnh tả là do vi khuẩn tả. Vi khuẩn tả ẩn trú ở nơi dơ bẩn, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu, thức ăn chưa nấu chín, thức ăn bị ruồi nhặng bâu. Để phòng tránh cần giữ vệ sinh thật sạch sau khi ăn. Cho trẻ ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc. 

4. Viêm ruột cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Các bệnh đường ruột ở trẻ nhỏ gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe bé, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém. Trẻ không hấp thu được chất dinh dưỡng dẫn tới thiếu chất, suy dinh dưỡng. 

Viêm ruột cấp ở trẻ em kéo dài có thể khiến trẻ mất nước nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe. Bệnh diễn biến nặng hơn có thể gây ra biến chứng phức tạp về đường ruột và khó chữa trị hồi phục. 

Viêm ruột cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân gây viêm ruột trẻ em

5. Cách phòng ngừa viêm đường ruột ở trẻ em

Bố mẹ nên đặc biệt lưu ý để phòng bệnh đường ruột cho trẻ:

– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là phần tay. Trước khi ăn nên rửa tay để không bị nhiễm khuẩn.

– Cho trẻ ăn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng

– Hạn chế việc dùng thực phẩm chế biến sẵn. Không ăn uống đồ ăn vỉa hè không đảm bảo an toàn

– Khuyến khích cho trẻ uống nhiều nước, chia thành nhiều lần để nhuận tràng tốt đồng thời tránh loãng thức ăn.

– Dạy trẻ nhai kỹ thức ăn để giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn.

– Rèn luyện thói quen tập thể dục hàng ngày, không nên vận động mạch sau bữa ăn.

– Tránh căng thẳng, ức chế, đặc biệt là trong bữa ăn

– Hạn chế cho ăn các loại đồ ăn cay, đồ ăn chua, đồ chiên rán… 

– Không ép trẻ ăn quá no. Nên bổ sung cho bé các thực phẩm chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột như sữa chua. 

Gia đình nên lưu ý về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm ruột cấp ở trẻ em để giữ bé luôn được khỏe mạnh. Hạn chế nguy cơ trẻ nhiễm bệnh. Trẻ nhiễm bệnh về đường ruột gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. 

Trong trường hợp bé gặp các triệu chứng bệnh tiêu hóa, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Để đặt lịch tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, vui lòng liên hệ tới hotline để được hỗ trợ kịp thời. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *