Bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp với trẻ sinh non tháng. Bệnh gây nhiều nguy hiểm cho trẻ, diễn biến nhanh và nghiêm trọng.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
1. Nguyên nhân bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ
Viêm ruột hoại tử xảy ra khi ruột trẻ nhiễm trùng và bắt đầu bị hoại tử. Đây là tình trạng xảy ra chủ yếu ở những trẻ sinh non, tuy nhiên vẫn có khả năng trẻ đủ tháng mắc phải. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhi viêm ruột hoại tử cần được phẫu thuật để giảm nguy cơ tử vong.
Hiện nay vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh. Yếu tố nguy cơ gây bệnh là cơ quan cơ thể của trẻ sinh non chưa được hoàn thiện, trong đó có ruột chưa hoàn thành.
Sự phát triển của viêm ruột hoại tử được cho là xuất phát từ các vi khuẩn có trong ruột, hoặc xâm nhập vào đường ruột khi trẻ uống sữa ngoài không đúng cách.
Ngoài ra tình trạng giảm lưu lượng máu lưu thông đến ruột, thiếu oxy ruột cũng có thể tác động đến sự phát triển của viêm ruột hoại tử. Đi kèm cùng là hiện tượng máu chảy vào ruột làm tổn thương mô, làm mất cân bằng điều hòa miễn dịch cũng có thể dẫn tới viêm ruột hoại tử.
Trẻ sinh non dễ mắc viêm ruột hoại tử hơn bình thường
2. Triệu chứng bệnh viêm ruột hoại tử
Nhận thấy các dấu hiệu viêm ruột hoại tử để phát hiện bệnh sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian và giảm các biến chứng nguy hiểm đe dọa tới tính mạng trẻ. Ngay khi phát hiện trẻ mắc hoặc nghi mắc viêm ruột hoại tử, trẻ cần được chuyển ngay tới bệnh viện để điều trị kịp thời. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày với các dấu hiệu điển hình:
2.1 Đau bụng do bệnh viêm ruột hoại tử
Triệu chứng điển hình và đầu tiên của bệnh, thường xuất hiện vào ngày đầu tiên và kéo dài. Ban đầu, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn. Cơn đau bụng do bệnh viêm ruột hoại tử khu trú ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn, hoặc đôi khi không xác định được vị trí nhất định. Đau tăng khi ăn hoặc uống, có thể kéo dài trung bình trong 9 ngày. Trong trường hợp viêm ruột hoại tử có sốc thì cơn đau dữ dội hơn và kéo dài hơn 9 ngày.
2.2 Sốt do bệnh viêm ruột hoại tử
Một triệu chứng thường xuất hiện khác là sốt, xuất hiện sau đau bụng nhưng cũng vào ngày đầu tiên của bệnh. Trong trường hợp có sốc, viêm ruột hoại tử thường gây sốt cao trên 38,5 độ C.
2.3 Đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu là triệu chứng có giá trị trong quyết định chẩn đoán. Triệu chứng này xuất hiện vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2 của bệnh. Phân có màu nâu, lỏng, có mùi thối rất đặc biệt. Lượng phân mỗi lần là khoảng 50 – 200ml. Đại tiện dễ dàng, tuy nhiên cũng có trường hợp người bệnh không tự đại tiện được mà phải ẩn mạnh vào bụng, thăm trực tràng hoặc đặt ống xông trực tràng thì phân mới chảy ra ngoài.
2.4 Nôn do bệnh viêm ruột hoại tử
Nôn là triệu chứng xuất hiện khá sớm, thường cũng vào ngày đầu hoặc ngày thứ 2 của bệnh. Nôn thường sẽ chấm dứt vào ngày thứ 3 của bệnh và hiếm khi kéo dài quá 7 ngày. Nếu nôn tái xuất hiện vào tuần lễ thứ 2 thì thường do biến chứng tắc ruột.
2.5 Chướng bụng
Chướng bụng xuất hiện tương đối muộn so với các triệu chứng khác, thường sẽ bắt đầu vào ngày thứ 3 của bệnh. Nếu như triệu chứng chướng bụng xuất hiện sớm thì có thể là dấu hiệu viêm ruột hoại tử nặng.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp một số dấu hiệu bệnh khác như sốc, nổi vân tím trên da, thường xuất hiện vào 2 ngày đầu tiên của bệnh. Đây cũng là tình trạng báo hiệu viêm ruột hoại tử nặng.
Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày có đau không? Thực hiện nội soi như thế nào?
ĐI ngoài ra máu có thể là dấu hiệu viêm ruột hoại tử
3. Trẻ sơ sinh bị viêm ruột hoại tử có nguy hiểm không?
Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh có thể khiến ruột bị tổn thương, gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu và khiến người bệnh tử vong. Trẻ sơ sinh bị viêm ruột hoại tử có thể gặp biến chứng gây khó khăn khi hấp thu dinh dưỡng, chậm phát triển. Trẻ được điều trị bằng phẫu thuật cũng có thể có biến chứng lâu dài.
Vấn đề về hấp thu có thể xảy ra như hội chứng ruột ngắn, vấn đề mắt và não, nguy cơ bại não… Bởi vậy nên phụ huynh cần lưu tâm khi thấy thấy trẻ mắc các triệu chứng. Việc phát hiện và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để chẩn đoán sớm là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh hiệu quả.
4. Cách điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh
Phương pháp điều trị viêm ruột hoại tử sẽ được bác sĩ quyết định dựa trên tình trạng mỗi bệnh nhi. Trẻ có thể được ngừng cho bú và thay thế bằng nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn. Theo chỉ định của bác sĩ, trẻ có thể được cho dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, loại bỏ không khí khỏi dạ dày. Hỗ trợ hô hấp hoặc thở oxy trong trường hợp bụng sưng gây khó thở. Đồng thời thường xuyên chụp X-Quang để theo dõi tiến triển bệnh.
Trong trường hợp viêm ruột hoại tử ở mức độ nặng, ruột bị thủng, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật loại bỏ phần ruột hỏng để nổi lại hoặc ruột được chuyển qua thành bụng qua hậu môn nhân tạo.Quá trình điều trị được bác sĩ theo dõi chặt chẽ cho đến khi bệnh được giải quyết.
5. Phòng ngừa viêm ruột hoại tử ở trẻ
Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh là bệnh gây hậu quả nặng nề cho trẻ mà cha mẹ cần lưu tâm, đặc biệt khi trẻ sinh non. Để phòng ngừa, các mẹ cần giảm nguy cơ sinh non. Khám thai định kỳ và chăm sóc chu đáo để đảm bảo sức khỏe thai nhi.
Sau khi sinh nên để trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn để bảo vệ đường ruột, giảm lượng vi khuẩn có hại, giảm tỉ lệ mắc bệnh viêm ruột ở trẻ. Để có nguồn sữa mẹ dồi dào, mẹ cần đảm bảo bổ sung dinh dưỡng đầy đủ kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
>>>>>Xem thêm: Biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày: Những điều cần biết
Phòng ngừa viêm ruột hoại tử ở trẻ
Phụ huynh cũng cần để tâm đến các triệu chứng để cho trẻ khám kịp thời, chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Nếu còn băn khoăn liên quan đến tình trạng bệnh viêm ruột hoại tử hoặc các vấn đề khác mà trẻ gặp phải, cha mẹ hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc để được tư vấn và hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.