Bị sỏi bàng quang nên ăn gì và không nên ăn gì, nguyên tắc ăn uống dành cho người có sỏi… sẽ được giải đáp trong bài viết này. Sỏi bàng quang là một trong ba loại phổ biến nhất, bên cạnh sỏi thận và sỏi niệu quản, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Bị sỏi bàng quang nên ăn gì và không nên ăn gì – Giải đáp
1. Bổ sung dinh dưỡng như thế nào cho người bị sỏi bàng quang
Muốn hiểu rõ sỏi bàng quang nên ăn gì và không nên ăn gì, dưới đây là một số nguyên tắc bạn cần nắm:
1.1. Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Nguyên tắc đủ nước là điều kiện hàng đầu để phòng tránh sự kết tinh sỏi ở bàng quang. Đối với người có sỏi bàng quang, lượng nước bổ sung mỗi ngày là từ 2 lít trở lên. Uống nhiều nước sẽ gia tăng bài tiết cho cơ thể, loại bỏ tinh thể lắng cặn, hạn chế kết tinh thành sỏi mới. Đối với sỏi bàng quang nhỏ, uống nhiều nước cũng có thể giúp đẩy sỏi ra ngoài theo đường tiểu.
1.2. Bổ sung canxi vừa đủ
Trong các loại sỏi bàng quang, sỏi có thành phần hóa học từ canxi là phổ biến nhất. Do đó nhiều người cho rằng không nên bổ sung canxi vào cơ thể nữa. Thực tế việc thừa hay thiếu canxi đều ảnh hưởng đến sự kết tinh tạo sỏi. Khi thiếu canxi, cơ thể mất cân bằng dẫn đến hấp thụ nhiều oxalat hơn, làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi oxalat. Chưa kể, canxi có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, giúp xương chắc khỏe, duy trì hoạt động nhịp nhàng của tim và cả hệ thần kinh. Hãy bổ sung canxi cho cơ thể ở lượng vừa phải theo lời khuyên của bác sĩ.
1.3. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin A:
Việc cung cấp các thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin A là cần thiết cho người bị sỏi bàng quang. Vì chúng có tác dụng giảm khả năng kết tinh của sỏi, cân bằng và điều hòa bài tiết. Cụ thể, vitamin B6 có tác dụng làm giảm sự kết tủa sỏi oxalat và canxi. Trong khi đó vitamin A sẽ giúp hệ bài tiết hoạt động tốt, hạn chế lắng cặn tại thận và bàng quang.
Bị sỏi bàng quang cần cực kỳ chú ý đến chế độ dinh dưỡng
2. Bị sỏi bàng quang nên ăn gì và không nên ăn gì?
2.1. Bị sỏi bàng quang nên ăn gì?
Phối hợp với những nguyên tắc ở trên, chúng ta có thể bổ sung những thực phẩm dưới đây để hạn chế sỏi.
Về rau, củ quả:
Việc bổ sung rau củ quả vừa có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe cơ thể.
– Thực phẩm chứa vitamin A cần bổ sung bao gồm bí ngô, cải xoan…
– Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 bao gồm đậu đỏ, cá, cà rốt, ngũ cốc nguyên hạt…
– Bổ sung nhiều chất xơ không hòa tan. Vì chúng có khả năng hấp thu tốt canxi trong nước tiểu. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ không hòa tan bao gồm gạo, lúa mạch, lúa mì…
– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều citrate: Chất này có khả năng chống lại sự hình thành sỏi. Thực phẩm quen thuộc chứa nhiều citrate bao gồm cam, chanh, bưởi. Người bệnh có thể ăn trái cây như bình thường hoặc ép lấy nước uống đều tốt.
Về canxi:
– Lượng canxi được các chuyên gia khuyến cáo bổ sung là 800 – 1000 mg từ các nguồn tự nhiên như sữa, bơ… Đa số người bình thường đều bổ sung canxi trong khoảng này. Trong trường hợp người bệnh có bằng chứng đa canxi niệu thì lượng canxi này phải giảm bớt. Tầm 400mg cho 1 ngày, ước lượng là 1.5 ly sữa tươi.
Tìm hiểu thêm: 3 điều cần biết về sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo
Bị sỏi bàng quang nên bổ sung nhiều rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày.
2.2. Bị sỏi bàng quang không nên ăn gì?
Ngoài những thực phẩm nên bổ sung, người bệnh lưu ý tránh bổ sung những thực phẩm như sau:
– Thực phẩm chứa nhiều protein (chất đạm): Thịt động vật, tôm cua, hải sản là những thực phẩm giàu chất đạm. Bạn nên bổ sung 1 lượng vừa phải tầm 200mg cho 1 ngày nếu đang mắc sỏi bàng quang.
– Những loại thực phẩm chứa nhiều oxalat như rau bina, bột cám, rau muống: Vì những thực phẩm này làm gia tăng kết tinh tạo thành hsori oxalat.
– Đồ ăn thức uống chứa nhiều purin dễ gây sỏi ở thận, ở bàng quang nên cần hạn chế. Bao gồm thịt động vật sấy khô, nội tạng động vật…
– Đồ ăn nhiều muối và mỡ, các loại thức uống có ga, có chất tạo ngọt cũng cần hạn chế.
3. Lưu ý cho người mắc sỏi bàng quang
Chế độ ăn uống, sinh hoạt vận động điều độ luôn cần phải duy trì thường xuyên. Rất nhiều người bệnh có thái độ chủ quan sau khi điều trị hết sỏi, ăn uống và sinh hoạt không kiểm soát nên thường bị tái phát sỏi.
Đối với sỏi bàng quang, bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà có giải pháp điều trị phù hợp.
Nếu sỏi còn nhỏ và có thể ra ngoài theo đường tiểu, bác sĩ sẽ kê thuốc kết hợp chế độ ăn uống để đẩy sỏi ra ngoài.
Nếu sỏi lớn hơn bạn cũng không cần quá lo lắng. Vì giờ đây bệnh nhân đã không cần phải mổ mở mà có thể thay thế bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng. Giải pháp này sẽ tiếp cận với sỏi theo đường “tự nhiên”, từ niệu đạo qua bàng quang và tán vỡ sỏi sau đó bơm hút ra ngoài. Phương pháp này không có vết mổ, không để lại sẹo và hồi phục rất nhanh. Do đó, bệnh nhân không nên chần chừ điều trị để phải chịu đau đớn cũng như biến chứng nặng nề do sỏi bàng quang.
>>>>>Xem thêm: U xơ phì đại tuyến tiền liệt – nỗi lo của nam giới
Một bệnh nhân mắc sỏi bàng quang đang được điều trị bằng phương pháp tán nội soi ngược dòng tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.
Các bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bị sỏi bàng quang nên ăn gì và không nên ăn gì. Tốt nhất khi phát hiện có sỏi nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Một phương pháp điều trị hiệu quả kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn đẩy lùi các loại sỏi, sống vui khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.