Tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể: những điều cần biết

Tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể là một phương pháp ngoại khoa trong điều trị sỏi tiết niệu. Phương pháp này được đánh giá là rất an toàn, mang lại hiệu quả điều trị cao, thời gian nằm viện ngắn và ít gây biến chứng cho người bệnh.

Bạn đang đọc: Tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể: những điều cần biết

1. Tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể là gì?

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu an toàn và nhẹ nhàng nhất hiện nay. Nguyên lý của phương pháp là sử dụng sóng xung kích tác động từ bên ngoài để làm vỡ sỏi. Sau đó, các mảnh vụn sỏi sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu.

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp đang được phổ cập trong điều trị sỏi tiết niệu nên hầu hết các cơ sở y tế đều có thể thực hiện được. Khi mà tại Việt Nam, sỏi tiết niệu là một bệnh lý phổ biến và hay tái phát thì sự ra đời của phương pháp này đã góp phần giúp cho việc điều trị sỏi tiết niệu trở nên thuận tiện hơn.

Tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể: những điều cần biết

Tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể không cần mổ nên ít gây ảnh hưởng đến thận, giúp bảo toàn tối đa chức năng thận

2. Trường hợp nào được chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể?

Để kết luận người bệnh có đủ điều kiện thực hiện tán sỏi hay không cần dựa trên sự phân tích của nhiều yếu tố như kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh về vị trí, kích thước của sỏi, sự thông suốt của đường niệu, chức năng thận và tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Vì vậy không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện được bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Các chỉ định cụ thể của phương pháp này bao gồm:

– Sỏi thận có kích thước dưới 1,5cm.

– Sỏi niệu quản đoạn ⅓ trên sát bể thận và có kích thước dưới 1cm.

Chống chỉ định áp dụng phương pháp này trong các trường hợp sau:

– Người bệnh bị hẹp niệu đạo.

– Người bệnh bị hẹp niệu quản đoạn phía dưới sỏi.

– Người bệnh đang bị rối loạn đông máu hoặc có nguy cơ chảy máu nhiều.

– Người bệnh đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu, trường hợp này cần điều trị hết nhiễm trùng rồi mới tiến hành tán sỏi.

Tìm hiểu thêm: Viêm đường tiết niệu khi mang thai xử trí như thế nào?

Tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể: những điều cần biết

Tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể thường được chỉ định với các loại sỏi thận, sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên sát đài bể thận.

3. Quy trình thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể

Quy trình tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể được thực hiện như sau:

– Người bệnh được hướng dẫn nằm trên máy tán sỏi. Bác sĩ tiến hành tiêm thuốc giảm đau hoặc tiền mê.

– Phần lưng của người bệnh tương ứng với vị trí có sỏi được tiếp xúc với bóng của nguồn phát sóng xung kích.

– Bằng hệ thống định vị của X-quang, bác sĩ sẽ điều chỉnh sao cho sóng xung kích hội tu chính xác vào vị trí có sỏi rồi phát xung để tán sỏi. Thời gian cho cho một lần tán sỏi ngoài cơ thể thường kéo dài khoảng 1 giờ.

Lưu ý khi thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể:

– Trung bình mỗi lần tán sỏi chỉ sử dụng từ 3000 sóng xung kích trở xuống để tán được hết sỏi đồng thời đảm bảo an toàn cho nhu mô thận.

– Do sỏi luôn di động theo nhịp thở nên trong quá trình tán sỏi cần giữ nhịp thở đều và sâu. Nếu không, số lần sóng xung kích không trúng vào sỏi sẽ tăng lên làm giảm hiệu quả điều trị.

– Sau khi tán sỏi, người bệnh cần uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày để đào thải hết những mảnh vụn sỏi ra ngoài cơ thể theo nước tiểu.

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lên thành công khi tán sỏi ngoài cơ thể

4.1 Kích thước sỏi:

– Tỷ lệ thành công khi tán sỏi ngoài cơ thể với sỏi có kích thước dưới 1cm là khoảng 90%.

– Đối với sỏi có kích thước từ 1 – 2cm thì tỷ lệ thành công thấp hơn, có thể phải tán nhiều lần để hết sỏi. Còn với sỏi có kích thước trên 2cm thì tỷ lệ thành công là 47%. Bởi vậy mà tán sỏi ngoài cơ thể không được khuyến cáo trong điều trị sỏi có kích trên 2cm.

Tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể: những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Chi phí tán sỏi qua da giá bao nhiêu?

Hiệu quả tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể phụ thuộc vào kích thước, vị trí, số lượng và thành phần hóa học của sỏi

4.2 Vị trí sỏi

Tỷ lệ sạch sỏi khi tán sỏi ngoài cơ thể ở vị trí đài thận trên và bể thận cao hơn so với sỏi ở đài dưới và niệu quản. Đối với sỏi ở đài trên và giữa, tỷ lệ hết sỏi dao động từ 70-90% còn ở vị trí đài dưới là 50-70%. Sỏi niệu quản đoạn ⅓ trên dễ tán hơn đoạn dưới. Với sỏi niệu quản đoạn ⅓ dưới thì không tán ngoài cơ thể được, thay vào đó là phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng có nhiều ưu thế hơn.

4.3 Số lượng sỏi

Số lượng sỏi nên tán không nên quá 3 viên, tốt nhất là 1-2 viên. Trường hợp có nhiều sỏi sẽ phải tán nhiều lần hoặc lựa chọn phương pháp tán sỏi khác. Với trường hợp có nhiều viên sỏi, khi tán sỏi ngoài cơ thể thì các mảnh sỏi rơi xuống nhiều đe dọa gây tắc nghẽn niệu quản.

4.4 Thành phần hoá học của sỏi

– Những sỏi quá rắn (cystin) hoặc quá mềm (calculmus) thường khó khăn hơn khi tán vì khó vỡ hoặc vỡ thì dễ quánh lại với nhau, không đào thải được.

– Sỏi struvite tuy dễ tán nhưng lại dễ gây nhiễm khuẩn vì vi khuẩn nằm trong viên sỏi được giải phóng ra đường niệu và tỷ lệ tái phát khá cao.

– Sỏi canxi oxalat và sỏi uric là dễ tán nhất.

5. Ưu – nhược điểm của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

5.1 Ưu điểm tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể

– Ít gây ảnh hưởng đến thận, giúp bảo toàn tối đa chức năng sỏi so với các phương pháp mổ trước đây.

– Giảm thời gian nằm viện và tiết kiệm chi phí cho người bệnh.  Người có thể ra về ngay sau khi tán sỏi mà không cần nằm viện.

– An toàn, không xâm lấn vì vậy không gây nhiều đau đớn, không để lại sẹo; không phải lo ngại các biến chứng chảy máu, nhiễm trùng như phương pháp mổ lấy sỏi.

5.2 Nhược điểm khi tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể

– Thường không chỉ định với các trường hợp sỏi có kích thước lớn vì tỷ lệ thành công không cao.

– Với những trường hợp sỏi cứng, sỏi có kích thước lớn chưa vỡ hết thì phải tán lại 2-3 lần.

6. Những biến chứng thường gặp khi tán sỏi ngoài cơ thể

Mặc dù được đánh giá là một phương pháp rất an toàn. Nhưng với bất kỳ can thiệp ngoại khoa nào cũng tiềm ẩn nhưng nguy cơ không mong muốn. Sau khi tán sỏi ngoài cơ thể, người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau

– Người bệnh sau tán sỏi có thể đi tiểu ra máu hoặc có lẫn ít máu trông nước tiểu trong khoảng 3 ngày sau tán sỏi, sau đó sẽ hết.

– Đau do sỏi vỡ di chuyển xuống đường niệu để đào thải ra ngoài.

– Trường hợp người bệnh bị mảnh sỏi vỡ gây tắc niệu quản thì cần nội soi ngược dòng bằng laser để giải quyết vị trí tắc nghẽn.

– Bầm tím vùng da tại vị trí tán sỏi: sẽ tự hết mà không cần can thiệp.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu, sốt cao do vi khuẩn được giải phóng ra từ viên sỏi bị vỡ.

7. Lưu ý sau khi tán sỏi ngoài cơ thể

Sau khi tán sỏi, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau để giảm thiếu các biến chứng có thể xảy ra:

– Uống nhiều nước mỗi ngày (ít nhất là 2 lít)

– Tránh va đập vào vùng cơ thể, vùng da tại vị trí tán sỏi.

– Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

– Kiểm tra và tái khám đúng lịch. Trường hợp có các dấu hiệu bất thường: sốt cao, cơ đau quặn thận,.. cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Phương pháp tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu có độ an toàn cao, rút ngắn thời gian nằm viện và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên giống các can thiệp ngoại khoa khác,  phương pháp này cũng vẫn tiềm ẩn một vài biến chứng và tỷ lệ sạch sỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *