Từ A-Z về viêm đại tràng co thắt mạn tính

Viêm đại tràng co thắt mạn tính gây nên những cơn đau âm ỉ, quặn thắt kèm chướng hơi, đầy bụng nhưng chưa tìm thấy tổn thương ở đại tràng. Bệnh khiến tâm trạng căng thẳng lo âu và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. 

Bạn đang đọc: Từ A-Z về viêm đại tràng co thắt mạn tính

1. Tìm hiểu viêm đại tràng co thắt mạn tính

Viêm đại tràng co thắt mạn tính còn được gọi là hội chứng ruột kích thích hay rối loạn chức năng đại tràng, gây khó chịu do đại tràng bị rối loạn chức năng co bóp. Người bệnh có thể gặp phải các tình trạng như đau bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa nhưng chưa tìm thấy tổn thương ở đại tràng. Bệnh viêm đại tràng co thắt có thể tái phát nhiều lần, trong thời gian dài nên được gọi là mãn tính. 

Bệnh đại tràng co thắt mạn tính tuy là bệnh lành tính nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể gây biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị sớm. Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường căng thẳng, mệt mỏi, hay phải lo âu hoặc người có thói quen sinh hoạt không điều độ, ăn uống không đúng giờ. 

Từ A-Z về viêm đại tràng co thắt mạn tính

Viêm đại tràng co thắt gây đau bụng, khó chịu

2. Viêm đại tràng co thắt mạn tính do đâu?

Cho đến nay, nguyên nhân viêm đại tràng co thắt thể mạn tính vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ như sau:

– Thay đổi nội tiết tố: Thống kê cho thấy có đến 70% người mắc viêm đại tràng mãn tính xảy ra ở phụ nữ do thay đổi nội tiết tố:

– Tăng nồng độ serotonin: Người viêm đại tràng co thắt ở thể táo bón có thể làm nồng độ serotonin giảm, ngược lại đối với thể tiêu chảy thì nồng độ serotonin tăng cao. Do serotonin là chất dẫn truyền thần kinh trong ruột có tác động tới dây thần kinh đường tiêu hóa.

– Chế độ ăn uống: Chế độ ăn kém lành mạnh, sử dụng nhiều chất kích thích như bia rượu, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, kém vệ sinh, ăn đồ sống… 

3. Dấu hiệu bị viêm đại tràng co thắt mạn tính 

3.1 Triệu chứng ở bụng do viêm đại tràng co thắt mạn tính

Người bị đại tràng co thắt mạn tính có dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là ở bụng:

– Đau bụng ở người viêm đại tràng thường đau đau âm ỉ nhưng không nhiều, đau cố định ở hố chậu phải hoặc hố chậu trái.

– Đau bụng ở người đại tràng co thắt mạn tính thường đau dữ dội, đau quặn, đôi khi sờ thấy cục nổi lên ở dọc khung đại tràng

– Chướng bụng, đầy hơi, bụng ì ạch căng tức, có cảm giác khó chịu dọc khung đại tràng

– Cảm nhận cơn đau tăng khi ăn no và trước khi đại tiện. 

3.2 Rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng co thắt mạn tính

Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hóa nhiều ngày, đi ngoài kéo dài mỗi ngày 2-6 lần. Dấu hiệu phân lúc táo bón, lúc thì lỏng nát không thành khuôn.

Đối với người viêm đại tràng co thắt, thời gian và cường độ co bóp của nhu động ruột bị thay đổi, dẫn đến việc hệ thống tiêu hóa bị rối loạn. Khi cơn co thắt diễn ra mạnh và kéo dài, ruột không đủ thời gian hấp thụ nước và dinh dưỡng từ thức ăn dẫn tới tiêu chảy, phân sống… Khi ruột giảm co bóp, chất thải bị lưu lại đại tràng quá lâu khiến phần lớn nước bị tái hấp thụ khiến phân cứng và khô gây táo bón. 

Tìm hiểu thêm: Nội soi gây mê và quy trình nội soi gây mê tại Thu Cúc TCI

Từ A-Z về viêm đại tràng co thắt mạn tính

Dấu hiệu đại tràng co thắt mạn tính dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác

3.3 Có phản ứng dị ứng với một số loại thực phẩm

Người viêm đại tràng co thắt thường bị dị ứng nên dễ bị các triệu chứng đau bụng, đi ngoài sau khi ăn những đồ ăn không hợp như đồ cay, đồ ăn sống, đồ chua, cà phê, bia rượu, đồ nhiều dầu mỡ…

3.4 Yếu tố thần kinh

Người bệnh viêm đại tràng ít khi bị tác động bởi yếu tố thần kinh, tuy nhiên người bị mạn tính thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố thần kinh nhiều như lo lắng, căng thẳng kéo dài khiến các triệu chứng bệnh càng trầm trọng hơn. 

3.5 Triệu chứng khác

– Chán ăn, người mệt mỏi

– Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, trí nhớ suy giảm

– Suy giảm trí nhớ

Ngoài ra sụt cân nhanh, người gầy quá mức cũng là tình trạng nặng của bệnh đại tràng co thắt mạn tính. Nếu bệnh để lâu không điều trị có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

4. Chẩn đoán viêm đại tràng co thắt mạn tính 

Triệu chứng bệnh viêm đại tràng co thắt khá giống với nhiều bệnh về tiêu hóa khác nên rất khó chẩn đoán. Dựa theo triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh mà bác sĩ có thể có các chỉ định thăm khám và xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán:

– Xét nghiệm tìm ra vi khuẩn, trứng, giun sán nếu nghi ngờ người bệnh loạn khuẩn đường ruột.

– Chụp khung đại tràng, nội soi đại tràng nếu nghi ngờ người bệnh đại tràng do các nguyên nhân khác để phát hiện bệnh đại tràng viêm loét hay bệnh viêm co thắt mạn tính. 

5. Cách trị viêm đại tràng co thắt mạn tính 

5.1 Điều trị bằng thuốc

Đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị được viêm đại tràng co thắt mãn tính dứt điểm. Đa số thuốc dùng để hạn chế các triệu chứng bệnh và ngăn bệnh tái phát, có thể kể đến một số loại như:

– Thuốc ức chế cơ trơn

– Thuốc trị đầy hơi

– Thuốc trị chứng phân rắn, phân lỏng nát, táo bón…

Người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị bệnh mà cần thăm khám và tuân theo lời khuyên, phác đồ của bác sĩ điều trị. Biết mức độ bệnh là cách để điều trị đúng hướng, tránh các tác dụng phụ của thuốc và hậu quả không đáng có. Vì không có thuốc đặc trị nên việc thay đổi lối sống, cải thiện chế độ ăn là cách hiệu quả để phòng bệnh. 

Từ A-Z về viêm đại tràng co thắt mạn tính

>>>>>Xem thêm: Khó nuốt thức ăn: Dấu hiệu cảnh báo và giải pháp hiệu quả

Điều chỉnh lối sống để cải thiện các bệnh tiêu hóa

5.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống

– Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, sữa đậu nành, sữa chua vào chế độ ăn.

– Ăn nhiều các loại rau xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa: Rau cải, rau muống, bắp cải, rau ngót, củ cải, các loại hoa quả chín như chuối tây, xoài ngọt, hồng xiêm,…

– Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung các loại vitamin và muối khoáng cho cơ thể.

– Không nên ăn nhiều các loại thực phẩm tanh như tôm, cá, cua, trứng và nên ăn ngay sau khi chế biến.

Trên đây là những thông tin chi tiết về viêm đại tràng co thắt mạn tính. Để đặt lịch khám tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, quý khách vui lòng bấm số hotline hoặc đặt trực tiếp tại website.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *