Hiện nay nhiều người có các dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính. Bệnh rất dễ mắc phải và dễ tái nhiễm, là nỗi đe dọa tới nhiều người. Vì vậy mọi người cần có kiến thức về các dấu hiệu khi mắc bệnh nhằm giúp phát hiện bệnh sớm.
Bạn đang đọc: 10 dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính phổ biến
1. Tìm hiểu khái niệm viêm đại tràng mãn tính là gì?
Hiện này ngày càng có nhiều người có dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính. Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng viêm đại tràng cấp kéo dài, không được điều trị dẫn đến mãn tính. Viêm nhiễm đại tràng đã ở mức độ nặng, gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa đến niêm mạc đại tràng.
Viêm đại tràng mãn tính giai đoạn nhẹ có thể khiến niêm mạc đại tràng dễ tổn thương. Bệnh ở giai đoạn nặng sẽ xuất hiện những vết loét, xung huyết, thậm chí là áp xe.
Theo ước tính ở nước ta, tỷ lệ mắc viêm đại tràng mãn tính chiếm 20% dân số và đang ngày càng có xu hướng gia tăng.
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Các nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính
Bệnh viêm đại tràng mãn tính có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh được tổng hợp và chia thành hai nhóm chính:
2.1 Viêm đại tràng mãn tính xác định rõ nguyên nhân:
– Viêm đại tràng chảy máu, bệnh lao, bệnh Crohn,…
– Do nhiễm nấm, nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng gây viêm đại tràng cấp tính nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới mãn tính
– Do thói quen ăn uống và sinh hoạt không tuân theo khoa học
2.2 Viêm đại tràng mãn tính không có nguyên nhân cụ thể
Một số trường hợp bị bệnh đại tràng không xác định được nguyên nhân. Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.
Viêm đại tràng có thể do các loại nấm và vi khuẩn gây ra
3. Các dấu hiệu bệnh viêm đại tràng mãn tính thường gặp
Các bệnh ở hệ tiêu hóa thường có biểu hiện tương tự nhau. Vì vậy cần hiểu rõ về các dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng để phát hiện chính xác tình trạng bệnh.
3.1 Tiêu chảy là dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính
Dấu hiệu phổ biến là người bệnh đại tiện ra máu trộn lẫn với chất nhầy. Người bệnh đi tiêu ra phân lỏng kéo dài vài tuần trong thời gian phát bệnh. Tiêu chảy là triệu chứng thường gặp của viêm đại tràng mãn tính nhưng cũng có thể do ảnh hưởng của môi trường sống và nguồn thức ăn.
3.2 Đau quặn bụng
Viêm đại tràng sẽ làm viêm ruột già hoặc viêm niêm mạc đại tràng gây đau quặn bụng như bị chuột rút. Nguyên nhân khiến bạn đau bụng là do các cơ quan hoạt động quá mức xuất hiện hiện tượng đau nhức, căng cơ. Tần suất cơn đau tăng dần và chấm dứt sau khi đi tiêu xong.
3.3 Táo bón
Những người mắc bệnh đại tràng thường khó khăn trong việc đi đại tiện do bị táo bón và không thể tiêu hóa chất thải trong cơ thể. Hệ bài tiết không thể hoàn thành chức năng của nó làm cơn đau bụng không thuyên giảm.
3.4 Mệt mỏi
Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi mặc dù nghỉ ngơi và làm việc điều độ. Tình trạng này do bạn đi đại tiện quá nhiều lần trong ngày dẫn tới mất chất dinh dưỡng mà cơ thể cần bổ sung cho các hoạt động khác của cơ thể. Viêm đại tràng cũng ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch gây trạng thái lờ đờ, mất sức và thiếu sức sống.
3.5 Khó chịu trực tràng là dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính
Ở giai đoạn phát bệnh sẽ gây ra sự khó chịu ở vị trí trực tràng, thậm chí là chảy máu ở khu vực này. Các vết loét trong ruột tiếp xúc trực tiếp với các chất hữu cơ trong thức ăn gây ra đau rát, chảy máu. Một số trường hợp, cơ trực tràng hoạt động quá mức dẫn đến đau nhức gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
3.6 Ăn không ngon miệng
Người bệnh luôn cảm thấy ăn không ngon miệng do đầy hơi, chướng bụng. Chính vì luôn có cảm giác no nên bệnh nhân không muốn ăn. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài dẫn tới sụt cân, mệt mỏi do cơ thể không hấp thu đủ chất dinh dưỡng.
3.7 Sốt cao
Viêm đại tràng mãn tính cũng có thể gây ra sốt nhẹ. Tuy nhiên nếu bạn sốt quá cao dẫn tới li bì thì nên gặp bác sĩ. Khi sốt cao có thể do hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phải hoạt động để đối phó với các vết loét ở đại tràng.
Để giảm triệu chứng này bạn cần nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và thực hiện các biện pháp giúp hạ sốt:
– Bổ sung vitamin C
– Uống nước diếp cá hoặc rau má
– Chườm khăn ấm để hạ nhiệt
3.8 Đau khớp
Đau khớp là dấu hiệu riêng biệt của bệnh viêm đại tràng mãn tính. Viêm khớp sẽ giảm dần và không để lại tổn thương lâu dài cho sức khỏe. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng viêm đại tràng mãn tính gây đau khớp có thể do di truyền.
3.9 Suy dinh dưỡng
Người bệnh có thể đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng. Khi đại tràng không hoạt động tốt sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Người bệnh sẽ sụt giảm cân nhanh chóng mà không xác định được nguyên nhân.
3.10 Thiếu máu
Các ổ viêm loét ở đại tràng là người bệnh chảy máu, xuất huyết hệ tiêu hóa. Điều này khiến người bệnh gặp phải tình trạng thiếu máu. Đây cũng là triệu chứng khá phổ biến ở những người mắc bệnh về đường ruột. Mất máu dẫn tới thiếu sắt vì vậy người bệnh cần bổ sung vi chất này để tránh các biến chứng nặng về sau.
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh dễ gặp nhưng khó điều trị. Chính vì vậy mọi người cần chú ý tới những sự thay đổi bất thường của cơ thể nhằm giúp phát hiện bệnh sớm.
Tìm hiểu thêm: Trực tràng dài bao nhiêu cm?
Táo bón là dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính
4. Các phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất
Viêm đại tràng là bệnh mà ai cũng có thể mắc phải. Chính vì vậy mọi người cần có các biện pháp phòng bệnh từ sớm.
4.1 Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục vô cùng hữu ích trong việc kiểm soát các biến chứng liên quan tới viêm đại tràng: Đau xương khớp, béo phì, ung thư trực tràng,…Bạn nên lựa chọn môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng để cải thiện hệ tiêu hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chăm tập thể dục ít khả năng mắc bệnh trong vòng 6 tháng sau đó. Chính vì vậy bạn hãy tạo thói quen rèn luyện cơ thể mỗi ngày. Chỉ sau khoảng 1 tháng kiên trì bạn sẽ thấy sự khác biệt.
4.2 Học cách quản lý stress
Căng thẳng làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh ở hệ tiêu hóa trong đó có đại tràng. Khi hệ thần kinh căng thẳng sẽ kích thích đại tràng co bóp mạnh gây ra đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ cũng là cách đẩy lùi stress.
4.3 Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm
Thuốc giảm đau, kháng viêm bên cạnh tác dụng chính để trị bệnh còn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Mỗi loại thuốc có cơ chế hoạt động riêng vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
4.4 Xây dựng chế độ ăn có lợi cho hệ tiêu hóa
Chế độ ăn uống hợp lý là nền tảng giúp nâng cao sức khỏe. Ăn thực phẩm phù hợp không chỉ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa mà còn ngăn ngừa bệnh viêm đại tràng mãn tính.
– Chia nhỏ bữa ăn. Thay vì ăn 3 bữa 1 ngày bạn nên chia thành 5,6 bữa giúp đường ruột dễ tiêu hóa
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa và lượng vitamin cần thiết cho cơ thể
– Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày giúp lọc các độc tố ra khỏi cơ thể
– Tránh ăn nhiều bánh kẹo, đồ chiên rán, thực phẩm nhiều đạm khó tiêu, đồ uống có cồn, đồ ăn có vị chua cay,…
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trào ngược dạ dày có gây hôi miệng không?
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe
Mong rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính cho mọi người. Dựa vào những kiến thức bổ ích trong bài viết sẽ phần nào giúp bạn phát hiện bệnh sớm và phòng tránh bệnh hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.