4 cách giảm đau đại tràng hiệu quả nhanh chóng

Cách giảm đau đại tràng như thế nào là câu hỏi của nhiều người bệnh băn khoăn. Hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ giúp giảm đau đại tràng. Người bệnh có thể tham khảo để thực hiện tùy theo tình trạng bệnh của từng người.

Bạn đang đọc: 4 cách giảm đau đại tràng hiệu quả nhanh chóng

1. Bệnh viêm đại tràng là gì?

Trước khi đề cập tới cách giảm đau đại tràng chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Đau đại tràng là tình trạng trên niêm mạc của đại tràng xuất hiện tổn thương khiến người bệnh thường cảm thấy đau bụng. Đây là bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa khá phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh do: Ăn uống không lành mạnh, áp lực công việc, thói quen ăn hàng quán không đảm bảo vệ sinh,…

Giai đoạn bệnh mới khởi phát chỉ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy,….Bệnh có khả năng tái phát cao khi thường xuyên ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn sống, thức ăn lạ… Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mạn tính.

4 cách giảm đau đại tràng hiệu quả nhanh chóng

Đau đại tràng là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa

2. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng giúp hỗ trợ giảm đau đại tràng

Ngoài các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, người bị viêm đại tràng còn dễ bị thiếu chất do chán ăn, ăn không tiêu. Người bệnh cần bổ sung thực phẩm đúng cách, hạn chế ăn thực phẩm không có lợi cho đại tràng.

2.1 Ăn các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa là cách giảm đau đại tràng

Cách hữu hiệu để giúp đại tràng khỏe mạnh là bổ sung các thực phẩm hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.

– Thực phẩm chứa Omega 3: Omega 3 giúp giảm viêm, tăng cường lợi khuẩn. Các thực phẩm chứa nhiều chất này là: Cá trích, cá hồi, cá thu, hạt lanh,…

– Thực phẩm chứa protein dễ tiêu: Cần tăng cường bổ sung đạm để cơ thể nhận đủ dưỡng chất cần thiết. Protein thường có trong: Ngũ cốc, các loại đậu, thịt nạc,…

– Men vi sinh: Bổ sung men vi sinh, lợi khuẩn nhằm cân bằng đường ruột

– Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin: Các loại nước ép trái cây là nguồn cung cấp khoáng chất, vitamin, điện giải giúp tăng cường sức khỏe của đường ruột và hệ tiêu hóa

– Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Tăng cường rau xanh để bổ sung chất xơ nhằm giảm táo bón. Tuy nhiên nếu đang bị tiêu chảy thì cần giảm chất xơ cho đến khi tình trạng tiêu chảy chấm dứt.

2.2 Cách giảm đau đau đại tràng hiệu quả là hạn chế ăn thực phẩm gây kích thích đại tràng

Bên cạnh các loại thực phẩm cần được tăng cường bổ sung, người bệnh cũng nên lưu ý tránh một số loại thực phẩm sau:

– Nước ngọt có chứa gas, đồ uống có cồn, chất kích thích, cafe, thuốc lá sẽ khiến tình trạng đau dạ dày trở nên nặng hơn

– Hạn chế ăn các món gỏi, rau sống, tiết canh, nem chua,…Những thực phẩm này thường chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn. Khi ăn các thực phẩm này sẽ gây nhiễm khuẩn, tiêu chảy

– Các loại bánh kẹo, đồ ngọt cũng nên hạn chế ăn để tránh gây đầy hơi, ợ nóng, tiêu chảy không dứt

– Thức ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, đồ ăn muối chua sẽ gây áp lực cho dạ dày

Chế độ dinh dưỡng cần lưu ý:

– Ưu tiên ăn thức ăn chín mềm, dễ tiêu hóa để hạn chế gây áp lực lên đại tràng

– Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày giúp dạ dày đại tràng dễ tiêu hóa

– Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày để giúp đại tràng làm việc trơn tru

Bệnh nhân đau đại tràng cần duy trì chế độ ăn khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc này không chỉ giúp hỗ trợ bệnh mau phục hồi mà còn hạn chế nguy cơ tái phát.

4 cách giảm đau đại tràng hiệu quả nhanh chóng

Ăn thực phẩm có lợi cho đại tràng giúp hạn chế cơn đau

3. Cách chữa đau viêm đại tràng tại nhà bằng một số loại thảo dược

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thảo dược nhằm giảm đau nhanh chóng.

– Mật ong và nghệ: Hai loại này có tính kháng viêm, sát khuẩn cao giúp niêm mạc nhanh lành

– Nha đam: Loại lá này có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cao. Bạn có thể xay nhuyễn cùng mật ong hoặc nước ấm để uống

– Mè đen: Trong mè đen có chất chống oxy hóa và Omega 3 giúp cải thiện tình trạng viêm loét

– Lá ổi: Loại lá này giúp làm se lớp niêm mạc đại tràng, cầm tiêu chảy, giảm đau

– Lá vối: Trong lá vối có những hoạt chất tương tự kháng sinh giúp kháng khuẩn cao, giảm đau do đại tràng co thắt

– Lá mơ lông là một vị thuốc nam có vị đắng, tính mát. Chúng có khả năng làm giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, kháng khuẩn

– Quả sung và củ sen đều là thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm táo bón

Các loại thảo dược trên cần phải kiên trì sử dụng hàng ngày mới mang lại hiệu quả. Chúng chỉ có tác dụng tạm thời và với các trường hợp bệnh nhẹ. Người bệnh vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc điều trị bệnh.

Tìm hiểu thêm: Nội soi đại tràng có polyp cần bắt buộc phải cắt không?

4 cách giảm đau đại tràng hiệu quả nhanh chóng

Mật ong và nghệ là cách giảm đau đại tràng hiệu quả

4. Chế độ tập luyện, sinh hoạt khoa học giúp hỗ trợ chữa viêm đại tràng tại nhà

Để giảm đau đại tràng người bệnh cần duy trì tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp giảm các cơn đau ở đại tràng. Người bệnh nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe:

– Đi bộ

– Tập yoga

– Đạp xe

5. Giảm đau đại tràng tại nhà với liệu pháp cải thiện tâm lý

Khi căng thẳng sẽ kích thích tới đại tràng khiến chúng co bóp mạnh gây ra cơn đau. Vì vậy người bệnh cần áp dụng các liệu pháp cải thiện tâm lý

– Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ nghỉ điều độ: Trong công việc và cuộc sống cần có sự cân bằng, thời gian làm và nghỉ phù hợp. Ngủ sớm, ngủ đủ giấc cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế cơn đau xảy ra

– Giảm bớt áp lực để hạn chế stress ảnh hưởng tới dạ dày

– Tập thiền và hít thở: Tập hít thở và thiền cũng là liệu pháp cải thiện tâm lý tốt. Hệ thần kinh được nghỉ ngơi và thư giãn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Mỗi ngày chỉ cần dành khoảng 5 – 10 phút để thiền sau thời gian làm việc giúp não bộ được thả lỏng.

4 cách giảm đau đại tràng hiệu quả nhanh chóng

>>>>>Xem thêm: Bạn biết gì về triệu chứng viêm đường ruột?

Tập thiền giúp đầu óc thư thái, giảm đau đại tràng

Sau bài viết mong rằng bạn đã biết rõ về các cách giảm đau đại tràng. Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp này khi bệnh mới ở giai đoạn khởi phát, cơn đau nhẹ. Khi bệnh nặng hơn, cơn đau diễn ra dữ dội và thường xuyên hơn người bệnh cần kết hợp thêm cả điều trị y khoa để đẩy lùi cơn đau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *