Theo ước tính, có khoảng 20% dân số nước ta mắc bệnh viêm đại tràng. Vậy bệnh viêm đại tràng là gì mà có tỷ lệ người mắc bệnh nhiều như vậy? Viêm đại tràng thuộc nhóm bệnh tiêu hóa vì vậy rất dễ mắc phải. Hãy cùng tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân cùng các vấn đề liên quan khác trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân và các thông tin cần biết
1. Bệnh viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng là gì? Bệnh viêm đại tràng được định nghĩa là tình trạng viêm sưng trên niêm mạc đại tràng. Bệnh được chia thành nhiều dạng viêm khác nhau:
– Bệnh viêm ruột: Đây là bệnh viêm mạn tính hoặc tái phát của đường tiêu hóa gồm bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng. Viêm loét đại trực tràng là tình trạng viêm lan rộng, không đặc hiệu, tổn thương không rõ nguồn gốc từ trực tràng tới đại tràng. Bệnh Crohn là bệnh viêm mạn tính không rõ nguyên nhân, tình trạng viêm tất cả các lớp của đường tiêu hóa và tổn thương phân bổ không liên tục.
– Viêm đại tràng giả mạc: Bệnh xảy ra do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile.
– Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu cung cấp tới đại tràng bị hạn chế hoặc đứt đoạn
– Viêm đại tràng vi thể: Bệnh chỉ được phát hiện khi xác định dựa trên kết quả mô học. Khi nội soi thông thường thì kết quả đều nằm trong giới hạn cho phép. Dấu hiệu là người bệnh tiêu chảy nước kéo dài, nôn ói, sụt cân,….
– Viêm đại tràng dị ứng ở trẻ sơ sinh: Tình trạng này xuất hiện trong khoảng 2 tháng đầu khi trẻ mới sinh. Trẻ sẽ quấy khóc, trong phân có lẫn máu. Nguyên nhân có thể do trẻ mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của sữa mẹ.
Viêm đại tràng là gì? Viêm đại tràng là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Các nguyên nhân gây nên tình trạng đại tràng bị viêm
Những người bị viêm đại tràng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau. Trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là:
2.1 Nhóm nguyên nhân do nhiễm virus, vi khuẩn
– Nhiễm vi khuẩn, virus
– Nhiễm vi khuẩn đặc hiệu: Trực khuẩn lỵ, lao,…
– Nhiễm nấm thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch kém, người dùng thuốc kháng sinh, corticoid trong thời gian dài
– Nhiễm độc từ nước uống, đồ ăn
– Nhiễm phóng xạ
2.2 Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân do bệnh lý
Một số bệnh có thể gây ảnh hưởng tới đại tràng như: Bệnh Cron, bệnh viêm loét đại trực tràng xuất huyết, viêm đại tràng giả mạc. Bên cạnh đó thì một số loại thuốc khi sử dụng sẽ có tác dụng phụ làm viêm niêm mạc đại tràng.
3. Các triệu chứng viêm đại tràng phổ biến nhất
Viêm đại tràng là gì? Dấu hiệu khi bị viêm đại tràng ở mỗi người khác nhau. Điều này tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng viêm loét. Các dấu hiệu được chia thành hai giai đoạn.
3.1 Triệu chứng khi bị viêm đại tràng mạn tính
Người bệnh có biểu hiện đau bụng kéo dài nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu. Cơn đau có xu hướng giảm sau khi đi đại tiện. Phân thay đổi bất thường nhưng chủ yếu ở dạng lỏng và đi nhiều lần trong ngày. Nhiều trường hợp người bệnh bị táo bón, phân có lẫn nhầy máu.
3.2 Viêm đại tràng là gì? Triệu chứng viêm đại tràng dạng cấp tính
Người bệnh bị đau quặn bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, phân có kèm máu, mệt mỏi, sốt nhẹ. Các biểu hiện thường diễn ra đột ngột và trong khoảng thời gian ngắn.
Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở người bị viêm dạ dày
4. Điều trị viêm đại tràng
Việc điều trị viêm đại tràng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ viêm loét, thể chất của người bệnh,…
4.1 Điều trị nội khoa
Viêm đại tràng được điều trị bằng các loại kháng sinh đường ruột thông thường hoặc các thuốc chống viêm, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch,…Đơn thuốc là sự kết hợp của nhiều loại thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất.
4.2 Phẫu thuật
Trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc bệnh chuyển biến nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật. Đây là kỹ thuật xâm lấn gây nhiều rủi ro và đau đớn vì vậy chỉ được áp dụng khi thực sự cần thiết.
4.3 Hỗ trợ điều trị bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống
Bên cạnh việc điều trị y tế người bệnh có thể kết hợp thêm việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Người bệnh cần ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, hạn chế ăn các thực phẩm có tính kích thích dạ dày đại tràng.
Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày xót ruột: Nguyên nhân và cách cải thiện
Viêm đại tràng có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc
5. Các phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng chính xác nhất
Hiện nay y học phát triển vì vậy có nhiều phương pháp giúp chẩn đoán viêm đại tràng. Một số phương pháp được sử dụng ở các bệnh viện như:
5.1 Xét nghiệm máu
Bệnh nhân được lấy máu và mang đi phân tích. Phương pháp này giúp đánh giá tình trạng thiếu máu gây ra do viêm nhiễm hay chảy máu đại tràng.
5.2 Xét nghiệm phân
Xét nghiệm này giúp loại trừ các bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn, kí sinh trùng hay siêu vi gây ra. Sự hiện diện của bạch cầu trong phân giúp chẩn đoán bệnh.
5.3 Nội soi đại tràng
Ống nội soi mềm được đưa từ hậu môn lên đại tràng nhằm quan sát toàn bộ tình trạng ở đây. Đồng thời nội soi còn có thể lấy mẫu mô để kiểm tra.
5.4 Chụp CT
Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định chụp vùng xương chậu và bụng. Hình ảnh thu được giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn.
6. Các biện pháp phòng đại tràng bệnh hiệu quả
Viêm đại tràng là bệnh rất dễ mắc và nguy cơ tái nhiễm cao. Vì vậy mọi người nên tự bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng các biện pháp phòng tránh.
– Thiết lập chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
– Hạn chế ăn thực phẩm sống, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh
– Tránh ăn các thức ăn có vị cay nóng, chứa chất kích thích, đồ uống có gas,…
– Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày, đại tràng
– Uống nhiều nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể và thúc đẩy cơ thể bài tiết cặn bã ra khỏi cơ thể
– Hạn chế stress trong cuộc sống và công việc
– Nên luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng nhằm nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch
>>>>>Xem thêm: Đau dạ dày đau bên nào? Nguyên nhân và triệu chứng?
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh
Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu: “Viêm đại tràng là gì?” Viêm đại tràng là bệnh phổ biến và cần được tầm soát sớm. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu sớm bạn cần chủ động tới bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.