Chữa sỏi thận khi đang cho con bú cần lưu ý rất nhiều điều, bởi đây là giai đoạn cần chú trọng đến sự an toàn cho cả mẹ và bé. Bất cứ phương pháp nào chưa qua sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ cũng có thể gây nguy hiểm cho cả hai. Do đó tốt nhất mẹ bầu cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn cách xử lý sỏi hợp lý.
Bạn đang đọc: Cách chữa sỏi thận khi đang cho con bú – Góc giải đáp
1. Phụ nữ cho con bú vì sao mắc sỏi thận?
Sỏi thận có thể được hình thành trước khi phụ nữ mang thai. Tuy nhiên phần lớn trường hợp mắc sỏi thận khi cho con bú được hình thành khi mang thai do cơ thể cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt có nhiều thay đổi. Một số nguyên nhân gây nên sỏi được liệt kê như:
– Uống ít nước:
Nước là yếu tố quan trọng trong chu trình trao đổi chất giúp đào thải khoáng chất tích tụ tạo thành sỏi. Do đó, thiếu nước sẽ gây nên sự lắng đọng khoáng chất, hình thành nên sỏi trong thận. Ngoài ra, uống không đủ nước cũng gây nên nhiều khó chịu cho cơ thể phụ nữ trong giai đoạn bầu bì và cho con bú.
– Bổ sung canxi quá mức:
Bà bầu thường bổ sung canxi qua thực phẩm chức năng để cung cấp cho cơ thể mẹ và bé. Tuy nhiên, thừa canxi là nguyên nhân rất lớn gây nên sỏi canxi – với thành phần chủ yếu được hình thành từ canxi lắng cặn trong thận.
– Biến chứng của nhiễm trùng đường niệu:
Nhiễm trùng đường tiết niệu là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ có thai và cho con bú. Nguyên nhân liên quan đến những vấn đề vệ sinh sau sinh hoặc sức đề kháng yếu. Nhiễm trùng đường niệu hay tái phát có thể gây nên sỏi hình thành trong bàng quang hoặc trong hệ niệu.
– Bà bầu bị giãn nở tử cung:
Sự thay đổi của thai cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của sỏi thận. Tử cung sẽ giãn nở theo từng giai đoạn phát triển của thai kỳ. Sự thay đổi này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn nước tiểu, làm các chất hòa tan bị lắng đọng. Về lâu dài, sẽ dẫn đến sỏi thận, viêm đường tiết niệu…
– Kích ứng ruột:
Tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón… sau sinh có thể khiến mẹ bị viêm ruột. Viêm ruột mạn tính có thể gây kích thích lên nhu động ruột… Việc tiêu hóa không tốt sẽ dẫn đến ứ đọng các chất,. Thận làm việc quá tải sẽ dẫn đến việc tích tụ chất thải và hình thành sỏi thận.
Giai đoạn mang thai và cho con bú có nhiều thay đổi bất thường trong cơ thể mẹ dẫn đến hình thành sỏi.
2. Chữa sỏi thận khi đang cho con bú
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào cũng cần cẩn thận tuyệt đối, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
2.1. Phương pháp chữa sỏi thận khi đang cho con bú
Khi đang cho con bú, một điều nên nhấn mạnh là mẹ không nên tùy ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Tùy thuộc vào tình trạng, mẹ có các cách xử trí thích hợp như sau:
– Nếu mẹ phát hiện sỏi thận, sỏi tiết niệu tuy nhiên kích thước vẫn còn nhỏ, mẹ cần tuân thủ theo tư vấn của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, đặc biệt bổ sung nhiều nước để có thể đẩy được sỏi ra ngoài theo đường tiểu mà không cần can thiệp sử dụng thuốc.
– Nếu sỏi thận tác động xấu đến cơ thể, gây nên những triệu chứng khó chịu như đau đớn, nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác thì cũng cần đến thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ thay vì tự ý dùng thuốc hoặc các phương pháp dân gian khác. Bác sĩ sẽ có chỉ định một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm phù hợp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Thông thường, mẹ có thể chung sống an toàn với sỏi cho đến khi hết thời gian cho con bú và có thể thực hiện các can thiệp ngoại khoa nếu cần. Do đó, mẹ không nên quá lo lắng mà nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ theo chế độ phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Sỏi niệu đạo ở nữ và những điều cần biết
Mẹ nên uống nhiều nước nhằm đẩy nhanh sỏi nhỏ ra ngoài theo đường tiểu
2.2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt trong giai đoạn cho con bú
Để không lo lắng quá nhiều về vấn đề bị sỏi thận, sỏi tiết niệu trong giai đoạn cho con bú, người bệnh nên chủ động hạn chế sự tiến triển của sỏi bằng các thói quen đơn giản sau:
– Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày: Nước sẽ làm loãng nước tiểu, đẩy khoáng chất, muối hữu cơ ra ngoài, đồng thời cũng có thể đưa những viên sỏi nhỏ ra ngoài nếu đường tiết niệu thông thoáng.
– Các mẹ cũng nên tăng cường bổ sung những loại trái cây nhiều nước như dưa hấu, quả mọng như dâu nho, cam chanh… Có thể bổ sung thông qua nước ép.
– Luyện tập nhẹ nhàng bằng những bài tập đơn giản, vừa giúp cơ thể mạnh khỏe dẻo dai, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
– Các mẹ có thể bổ sung sữa nhưng không nên uống trước khi đi ngủ. Vì trong lúc ngủ, quá trình tuần hoàn bị chậm lại, nước tiểu sẽ bị lắng cặn canxi, dễ hình thành sỏi.
Nếu vùng bụng cảm thấy các triệu chứng bất thường và đau đớn không chịu được, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Điều trị sỏi bàng quang như thế nào để đạt hiệu quả?
Mẹ cũng cần bổ sung nhiều rau củ quả tươi xanh để hạn chế sự phát triển của sỏi thận
3. Kết luận
Sau thời gian cho con bú, chị em nên sắp xếp đến các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt để thăm khám và điều trị dứt điểm sỏi thận. Sỏi để kéo dài sẽ gia tăng kích thước, đe dọa gây ra nhiếu biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như thận ứ nước, ứ mủ, giãn đài bể thận, viêm đường tiết niệu, suy thận… Hiện nay đã có các phương pháp tán sỏi công nghệ cao giúp điều trị sạch sỏi ít xâm lấn, ít đau, nhanh phục hồi, không phải nằm viện lâu nên người bệnh không cần lo lắng rằng phải mổ mới hết sỏi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.