Khi chụp X – quang vùng thận – tiết niệu, hình ảnh sỏi bàng quang thường hiện rõ ràng với hình dáng khối tròn gồ ghề, ở trong vùng tiểu khung, trên khớp mu.
Bạn đang đọc: Hình ảnh sỏi bàng quang người bệnh cần biết
1. Bàng quang và sự xuất hiện của sỏi bàng quang
Bàng quang là một trong những cơ quan thuộc hệ tiết niệu. Theo thứ tự từ trên xuống dưới, hệ tiết niệu bao gồm: 2 quả thận, 2 niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Đây là một hệ thống liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau, là hệ cơ quan có nhiệm vụ giúp cơ thể đào thải những chất dư thừa, chất hòa tan… qua sự lưu thông máu để ra ngoài.
Bàng quang còn có tên gọi khác là bọng đái, là nơi chứa nước tiểu do thận tiết ra. Sỏi bàng quang là tên gọi cho dành cho những hòn khoáng chất nhỏ hoặc to nằm trong bàng quang. Tuy nhiên, phần lớn sỏi bàng quang xuất hiện là sỏi được hình thành ở thận rồi rơi xuống. Một số ít được hình thành tại bàng quang bởi các chất thải không thể đào thải ra ngoài, các dị vật, khoáng chất khác nhau.
Hình ảnh sỏi bàng quang thường là viên sỏi được bao bọc bởi lớp tơ huyết – bạch cầu. Tại bàng quang, sỏi có thể là 1 viên hoặc nhiều viên với kích thước khác nhau. Khi chụp X – quang vùng thận – tiết niệu, sỏi bàng quang thường hiện rõ ràng với hình dáng khối tròn gồ ghề, ở trong vùng tiểu khung, trên khớp mu.
Khi chụp X – quang vùng thận – tiết niệu, sỏi bàng quang thường hiện rõ ràng với hình dáng khối tròn gồ ghề, ở trong vùng tiểu khung, trên khớp mu.
2. Quan sát hình ảnh sỏi bàng quang ở đâu
Khi thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ sẽ có các chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng của người bệnh như đau bụng, tiểu máu, tiểu buốt… Để quan sát được hình ảnh sỏi bàng quang rõ nét, người bệnh cần thực hiện các chẩn đoán hình ảnh vùng thận – tiết niệu sau:
– Nội soi bàng quang: Giúp bác sĩ quan sát được số lượng, kích thước cũng như vị trí của sỏi trong bàng quang. Bác sĩ sẽ đưa ống kính nội soi vào bàng quang qua niệu đạo để quan sát trên màn hình.
– Chụp CT scanner (chụp cắt lớp vi tính): Đây là kỹ thuật hình ảnh sử dụng các tia X – quang quét lên bộ phận cần chụp theo lát cắt ngang. Sau khi được xử lý bằng máy vi tính, kết quả sẽ thu được hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của khu vực cần chụp. Ảnh chụp rõ nét đen trắng và có đậm – nhạt khác nhau. Các viên sỏi rất nhỏ có thể được phát hiện qua chụp CT.
– Siêu âm: Sử dụng các sóng âm, phương pháp này giúp bác sĩ nhìn thấy được hình ảnh của những viên sỏi.
– Chụp X-quang: Phương pháp này được áp dụng nhiều vì đơn giản và không tốn kém. Tuy nhiên, các loại sỏi không cản quang thì không thể quan sát được nếu chụp X – quang thông thường. Người bệnh có thể được chụp cản quang đường tĩnh mạch để thu được hình ảnh chính xác.
Tìm hiểu thêm: Cách điều trị suy thận giảm chức năng sản xuất
Hình ảnh sỏi bàng quang rõ nét qua chụp X – quang
3. Điều trị sỏi bàng quang như thế nào?
Sau khi thực hiện các chẩn đoán sỏi trong bàng quang, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị dựa trên kích thước, tình trạng biến chứng của sỏi bàng quang.
3.1. Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc với sỏi bàng quang áp dụng cho sỏi hình thành chưa lâu, kích thước
– Thuốc kháng sinh: Các loại kháng sinh giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, viêm nhiễm. Có thể giúp điều trị một số bệnh ở bàng quang như bàng quang tăng hoạt…
– Các loại thuốc có tác dụng tan sỏi: Tác dụng của những loại thuốc này là kiềm hóa nước tiểu, hạn chế sự kết tinh của khoáng chất, giảm bớt kích thước sỏi để sỏi có thể ra ngoài dễ dàng hơn.
– Thuốc giãn cơ: Loại thuốc này giúp hệ tiết niệu hoạt động tốt hơn, giảm có thắt, giúp đường sỏi ra ngoài thông thoáng hơn.
– Một số loại thuốc giảm đau khác cũng được dùng để bệnh nhân không khó chịu.
Lưu ý
– Thông tin về các loại thuốc nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.
– Bên cạnh đó, chế độ ăn uống phù hợp cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân điều trị bằng nội khoa. Bệnh nhân cần tích cực uống nhiều nước để nhanh chóng đẩy sỏi ra ngoài. Đồng thời ăn nhiều rau xanh, hạn chế bổ sung một số chất có thể làm tăng nguy cơ kết tinh sỏi. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.
3.2. Tán sỏi bàng quang bằng công nghệ cao
Sỏi bàng quang lớn không thể đẩy ra ngoài qua đường tiểu có thể tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Đây là bước tiến mới trong điều trị sỏi bàng quang, hạn chế đau đớn do phải mổ mở mà vẫn loại bỏ được sỏi. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi tiến vào bàng quang thông qua niệu đạo. Sau đó dùng năng lượng laser bắn vỡ sỏi rồi hút ra ngoài. Do đó, bệnh nhân không có vết mổ, việc điều trị nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều.
>>>>>Xem thêm: Sỏi thận 7mm và cách điều trị hiệu quả
Tán sỏi ngược dòng là phương pháp tối ưu điều trị sỏi bàng quang.
3.3. Phẫu thuật lấy sỏi ra ngoài
Phẫu thuật lấy sỏi ra ngoài cũng có thể được chỉ định trong trường hợp sỏi quá to, quá cứng hoặc bệnh nhân có các bệnh lý không áp dụng được phương pháp tán sỏi. Việc mổ lấy sỏi có thể thực hiện bằng 2 cách là mổ mở và mổ nội soi. Trong đó, mổ nội soi lấy sỏi là phương pháp ưu tiên vì ít đau, ít xâm lấn, bệnh nhân hồi phục nhanh hơn so với mổ mở.
Việc quan sát hình ảnh sỏi bàng quang là rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Người bệnh nếu nghi ngờ có sỏi, cần đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu xác định tình trạng và tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ. Sỏi bàng quang tuy không phải là bệnh cấp tính nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.