Những điều cần biết về xuất huyết dạ dày tá tràng

Xuất huyết dạ dày tá tràng thường do loét dạ dày – tá tràng gây nên đau bụng dữ dội, người mệt lả, có thể nôn ra máu. Đây là bệnh cấp cứu cần được xử lý kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về xuất huyết dạ dày tá tràng

1. Vị trí xuất huyết dạ dày tá tràng

Xuất huyết dạ dày hay chảy máu tiêu hóa là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Chảy máu thường xuất hiện ở các vị trí:

Chảy máu do loét dạ dày thường xuất phát ở bờ cong nhỏ dạ dày, mặt sau dạ dày và vùng tâm vị. Biến chứng chảy máu gặp ở khoảng 15% trường hợp loét dạ dày. Các ổ loét ăn thủng vào các tổ chức xung quanh vị trí loét và các mạch máu dạ dày gây tình trạng xuất huyết. 

– Chảy máu do loét tá tràng: Thường loét ở hành tá tràng, rất ít khi xuất hiện ở các đoạn tá tràng. Ổ loét thường xuất hiện ở mặt trước, mặt sau, bờ trên. Ổ loét nhiều và xơ trai khiến hành tá tràng biến dạng, thành tá tràng bị ổ loét ăn sâu gây chảy máu. Có 25% trường hợp loét tá tràng gây biến chứng chảy máu. Loét tá tràng cũng xuất hiện nhiều hơn so với loét dạ dày.

– Chảy máu niêm mạc dạ dày: Có thể không có tổn thương do loét mà do viêm cấp tính, hoặc do ảnh hưởng thuốc kháng viêm như non-steroid, cortiroid gây loét chợt. Chảy máu từ niêm mạc dạ dày có thể chỉ xuất hiện ở vài điểm hoặc chảy máu toàn bộ niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, có nhiều yếu tố làm gia tăng viêm loét dạ dày như:

– Nhai không kỹ, ăn quá nhanh.

– Ăn xong vận động liên tục.

– Sử dụng nhiều gia vị có tính cay nóng

– Ăn nhiều đồ chua hoặc mất ngủ, stress kéo dài.

Xuất huyết do loét có thể do lây nhiễm với người có bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gây ra bởi vi khuẩn HP.

Những điều cần biết về xuất huyết dạ dày tá tràng

Xuất huyết ở dạ dày

2. Triệu chứng xuất huyết dạ dày tá tràng

Xuất huyết dạ dày có thể biểu hiện triệu chứng rõ ràng hoặc không tùy theo mức độ và tình trạng từng người. 

2.1 Đau bụng vùng thượng vị do xuất huyết dạ dày tá tràng

Người bệnh đau bụng âm ỉ kèm theo nóng rát vùng trên rốn. Đây là triệu chứng điển hình, có thể xuất hiện vài ngày trước khi chảy máu. Phần niêm mạc bị thương có thể gây ra những cơn đau vùng thượng vị lan ra sau lưng. 

2.2 Buồn nôn, nôn ra máu

Người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, đầy bụng, buồn nôn kèm cảm giác có vị tanh trong miệng. Người bệnh nôn ra máu, có thể lẫn tia máu trong thức ăn tùy vào tình trạng xuất huyết. Trong trường hợp nôn máu tươi dữ dội thường do loét dạ dày. Nôn ra máu có màu đen thường do loét hành tá tràng. 

2.3 Đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu có màu đen như bã cà phê, kèm theo mùi khó chịu là triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày điển hình. Màu càng sẫm thì tình trạng bệnh càng nặng. Do máu từ dạ dày hòa lẫn cùng thức ăn đi vào đường ruột và ra ngoài theo chất thải. Lượng máu xuất huyết quá nhiều sẽ dẫn tới đại tiện kèm máu đỏ tươi rất nguy hiểm.

2.4 Dấu hiệu thiếu máu do xuất huyết dạ dày tá tràng

Xuất huyết bao tử kéo dài và liên tục khiến cơ thể bị thiếu máu. Lúc này cơ thể xuất hiện một loạt dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, choáng váng, mệt mỏi… hay còn gọi là sốc mất máu. Trong trường hợp người bệnh chảy máu ít, chảy máu từ từ thì các triệu chứng sốc mất máu sẽ nhẹ hoặc không xuất hiện. 

2.5 Mệt mỏi, suy nhược

Khi dạ dày tác tràng gặp vấn đề, người bệnh chán ăn, ăn không miệng, dễ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng và suy nhược. Người bệnh xuất hiện triệu chứng thở dốc và có thể bị ngất. Đây là triệu chứng nguy hiểm, cần được thăm khám để có hướng can thiệp và điều trị ngay lập tức. 

Tìm hiểu thêm: Thực phẩm cần tránh khi bị loét dạ dày tá tràng

Những điều cần biết về xuất huyết dạ dày tá tràng

Có nhiều nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày và tá tràng

3. Nguyên nhân xuất huyết dạ dày tá tràng

3.1 Do mắc bệnh về dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân chủ yếu gây ra xuất huyết, chiếm đến 40% các trường hợp xuất huyết dạ dày – tá tràng. Các vết loét phát triển trên niêm mạc dạ dày và phần trên ruột non. Sau đó axit tiếp tục làm vết loét lan rộng ra, khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. 

Khi bệnh nhẹ, chỉ các mao mạch nhỏ bị ảnh hưởng thì lượng máu chảy ít, có thể tự cầm và ít ảnh hưởng sức khỏe. Nếu các ổ loét sâu, nhất là loét xơ chai ảnh hưởng động mạch thì sẽ xuất hiện chảy máu ồ ạt khó cầm.

3.2 Bệnh viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày có thể gây ra biến chứng xuất huyết dạ dày. Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng viêm dạ dày như do thuốc điều trị, hội chứng ure máu cao. Ngoài ra còn có thể do rượu bia, stresss, cúm hoặc viêm mao mạch dị ứng…

3.3 Hội chứng Mallory Weiss 

Hội chứng Mallory Weiss là thuật ngữ chỉ các vết rách tại nơi giao giữa thực quản và dạ dày. Hội chứng này gây tổn thương ở niêm mạc bao tử, dẫn tới chảy máu, kèm theo nôn hói.

Đây là hội chứng không lây truyền. Người bệnh có thẻ hoạt động bình thường và bệnh tự khỏi trong 10 ngày. Bệnh có nguy cơ cao ở người bị nôn ọe nhiều khi thai nén hoặc sau khi uống rượu.

Những điều cần biết về xuất huyết dạ dày tá tràng

>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa biểu hiện như thế nào và cách phòng ngừa

Điều trị loét dạ dày tá tràng dp khuẩn HP gây ra

4. Cần làm gì khi bị xuất huyết dạ dày tá tràng

Khi xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết dạ dày, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để tránh biến chứng. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra tìm vị trí ổ chảy máu và cầm máu sớm. 

Lưu ý không nên tự ý điều trị xuất huyết dạ dày tại nhà, tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian không có cơ sở khoa học. Vì mất máu quá nhiều và kéo dài có thể khiến người bệnh tử vọng. 

Với trường hợp xuất huyết dạ dày tá tràng nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn điều trị bằng thuốc tại nhà kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu nguyên nhândo vi khuẩn HP, cần điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc lành vết loét theo chỉ định. 

Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chuyên thăm khám vàd điều trị mọi vấn đề về hệ tiêu hóa. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, phác đồ hữu hiệu kết hợp với công nghệ tiên tiến. Chất lượng chăm sóc tốt giúp người bệnh hoàn toàn yên tâm khi khám và chữa bệnh

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *