Nguyên nhân sỏi thận thường là lượng nước tiểu thấp do mất nước, chế độ ăn uống không hợp lý, béo phì, ảnh hưởng của một số bệnh lý, tiền sử gia đình có người bị sỏi thận, tác dụng phụ của một số loại thuốc…Tìm hiểu căn nguyên dẫn tới sự tạo sỏi để có biện pháp phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ là rất cần thiết.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu nguyên nhân sỏi thận là gì và cách phòng tránh
Sỏi thận là bệnh lý rất phổ biến ở Việt Nam.
1. 6 nguyên nhân sỏi thận thường gặp
Nước tiểu chứa nhiều chất khoáng và muối hòa tan. Hàm lượng các chất này tăng cao sẽ kết tinh tạo thành sỏi. Ban đầu sỏi thận có thể chỉ rất nhỏ nhưng càng về sau càng to, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
1.2. Lượng nước tiểu thấp – nguyên nhân sỏi thận chính
Lượng nước tiểu ít chủ yếu là do mất nước ở những người lao động nặng, sinh sống và làm việc ở khu vực nắng nóng hoặc do không uống đủ nước hàng ngày. Khi lượng nước tiểu ít, nước tiểu cô đặc và trở nên sẫm màu. Cơ thể có quá ít nước để hòa tan các chất khoáng và muối trong nước tiểu. Tình trạng này dẫn tới sự lắng đọng thành tinh thể, tạo ra sỏi trong thận.
1.2. Chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân sỏi thận cần lưu ý
– Một trong những nguyên nhân gây sỏi canxi (loại sỏi thận phổ biến nhất) là do nồng độ canxi trong nước tiểu quá cao.
– Nồng độ canxi cao có thể là từ cách cơ thể hấp thụ và chuyển hóa chất này, không phải lúc nào cũng do chế độ ăn. Một số nghiên cứu cho biết cắt giảm canxi trong chế độ ăn uống không tốt cho xương và thậm chí làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Vì thế không cần phải kiêng khem quá mức canxi mà nên tiêu thụ với mức hợp lý. Thay vì giảm canxi trong chế độ ăn uống thì nên ăn nhạt để giảm bớt nồng độ canxi trong nước tiểu. Nguyên nhân là vì tiêu thụ quá nhiều muối sẽ khiến thận tăng cường thải canxi ra nước tiểu, dễ kết tinh tạo sỏi.
– Oxalat kết hợp với canxi trong ruột là thành phần tạo nên sỏi canxi oxalat. Do đó ăn thực phẩm giàu oxalat cũng có thể làm tăng nguy cơ gây ra sỏi thận.
– Chế độ ăn giàu protein động vật, chẳng hạn như thịt bò, gà, lợn… sẽ làm tăng nồng độ axit trong cơ thể và trong nước tiểu. Nồng độ axit cao dễ dàng hình thành sỏi canxi oxalat và axit uric. Sự phân hủy của thịt thành axit uric cũng làm tăng khả năng hình thành cả sỏi canxi oxalat và axit uric.
Ăn mặn là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới sỏi thận.
1.3. Một số bệnh lý
– Một số bệnh lý đường ruột gây tiêu chảy như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng… cũng nằm trong nhóm nguyên nhân sỏi thận. Cụ thể là tiêu chảy gây mất nước khiến lượng nước tiểu giảm. Cơ thể của bạn đồng thời có thể hấp thu quá nhiều oxalat, dẫn tới nồng độ chất này trong nước tiểu tăng cao. Hai yếu tố này kết hợp lại với nhau có thể tạo thành sỏi canxi oxalat.
– Sự phát triển bất thường của một hoặc nhiều tuyến cận giáp – nơi kiểm soát quá trình chuyển hóa canxi, có thể gây ra nồng độ canxi cao trong máu và nước tiểu. Điều này có thể dẫn tới sự xuất hiện của sỏi thận.
– Toan hóa ống thận tuýp xa gây tích tụ axit trong cơ thể, có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi photphat.
– Một số rối loạn di truyền hiếm gặp như chứng cystine niệu. Đây là hội chứng dẫn tới tình trạng có quá nhiều axit amin cystine trong nước tiểu, làm tăng nguy cơ tạo sỏi cystin.
1.4. Béo phì
Béo phì là một yếu tố nguy cơ tạo sỏi. Nguyên nhân là vì béo phì sẽ làm thay đổi nồng độ axit trong nước tiểu dẫn đến hình thành sỏi trong thận.
1.5. Thuốc
Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng bổ sung canxi, vitamin C có thể làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi thận. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Tìm hiểu thêm: Dùng kháng sinh đường uống có làm tăng nguy cơ sỏi thận?
Sử dụng vitamin C liều cao, trong thời gian dài có thể dẫn tới nguy cơ hình thành sỏi.
1.6. Tiền sử gia đình
Nếu trong gia đình có người đã từng bị sỏi thận thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn người bình thường.
2. Cách phòng tránh sỏi thận cần biết
Từ thông tin về các nguyên nhân sỏi thận nêu trên, các bác sĩ đã đưa ra một số biện pháp để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mà bạn có thể tham khảo:
– Uống nhiều nước: trung bình 3 lít nước/ngày là mức được khuyến nghị cho người trưởng thành nhằm phòng tránh sỏi thận. Nước ở đây là nước lọc, hạn chế nước ngọt, đồ uống có ga, rượu bia, cà phê, trà đặc…Với các trường hợp làm việc nặng, sống trong môi trường nóng bức ra nhiều mồ hôi cần uống nhiều nước để bù lại.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh sỏi bàng quang và cách phòng tránh
Uống nhiều nước là cách đơn giản nhất để phòng chống sỏi thận.
– Ăn nhạt: cắt giảm lượng muối tiêu thụ y bằng cách chọn các phương pháp chế biến như luộc, hấp thay vì chiên, xào, kho… Tránh sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp… vì chúng thường chứa nhiều muối.
– Ăn nhiều rau, quả, trái cây: kali, chất xơ, magiê, chất chống oxy hóa, phytate và citrate trong các loại rau quả sẽ giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
– Hạn chế các loại thực phẩm giàu oxalat: để giảm lượng tiêu thụ oxalat nên tránh ăn các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, lạc cũng như các loại đậu. Sô cô la, cacao, trà cũng là những thực phẩm có hàm lượng oxalat cao.
– Hạn chế thịt động vật: để giảm bớt lượng axit trong cơ thể dễ tạo thành sỏi, bạn nên cắt giảm bớt khẩu phần các loại thịt lợn, thịt gà, thịt bò,
– Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng.
3. Kết luận
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ những nguyên nhân sỏi thận và tự trang bị kiến thức phòng chống hiệu quả. Khi phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ sỏi thận cần thăm khám và điều trị sớm, tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.