Bệnh đại tràng có triệu chứng gì là thắc mắc của nhiều người. Triệu chứng khi bị bệnh đại tràng khá đa dạng. Vì vậy cần hiểu rõ về các dấu hiệu khác nhau của bệnh nhằm giúp phát hiện đại tràng có vấn đề sớm.
Bạn đang đọc: Bạn có biết bệnh đại tràng có triệu chứng gì?
1. Tìm hiểu khái niệm bệnh đại tràng là gì ?
Trước khi tìm hiểu bệnh đại tràng có triệu chứng gì chúng ta cần hiểu rõ về định nghĩa bệnh đại tràng là gì. Bệnh đại tràng là khi trên niêm mạc của đại tràng xuất hiện các tổn thương, viêm loét. Bệnh đại tràng phát triển ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là độ tuổi ngoài 30.
Khi đại tràng bị viêm loét, cơ thể sẽ nhận định niêm mạc đại tràng của bạn có vật lạ và tấn công nó. Chính vì vậy các vết loét sẽ gây ra nhiều đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống.
Bệnh đại tràng là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Bệnh đại tràng có triệu chứng gì dễ nhận biết
Người mắc bệnh đại tràng sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau. Nếu không biết rõ về các triệu chứng sẽ rất dễ nhầm lẫn sang bệnh lý khác ở hệ tiêu hóa. Nếu thấy bản thân xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây thì rất có thể bạn đã mắc bệnh đại tràng.
– Đau bụng và co thắt bụng
– Tiêu chảy hoặc táo bón
– Tiết dịch hoặc chảy máu từ trực tràng của bạn
– Thiếu máu và mệt mỏi
– Đau khớp hoặc ngón tay khoèo
2.1 Bệnh đại tràng có triệu chứng gì? Co thắt bụng và đau bụng
Các tổn thương ở đại tràng gây ra cơn đau bụng. Mức độ đau từ nhẹ đến nặng và với tần suất khác nhau. Đôi khi chuột rút sẽ xuất hiện kèm cơn đau khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Cơn đau thường xuất phát ở vùng bụng sau đó lan ra khắp bụng và sau lưng.
2.2 Bệnh tiêu chảy
Triệu chứng khá phổ biến ở người bị bệnh đại tràng là tiêu chảy. Đôi khi trong chất thải còn có thể kèm theo máu, nhầy và mủ. Bạn sẽ cảm thấy muốn đi đại tiện liên tục tới 10 lần trong ngày vào bất cứ thời điểm nào kể cả ban đêm. Tiêu chảy nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn tới mất nước và điện giải.
2.3 Táo bón và mót rặn
Đại tràng hoạt động không tốt có thể gây ra táo bón. Tuy nhiên triệu chứng này ít phổ biến hơn so với tiêu chảy. Người bệnh có cảm giác buồn đi tiêu tuy nhiên mỗi lần đi lại khó khăn và đi được rất ít. Táo bón dễ gây ra chuột rút và căng thẳng cho bệnh nhân.
2.4 Bệnh đại tràng có triệu chứng gì? Tiết dịch và chảy máu từ trực tràng
Các vết tổn thương ở đại tràng thường gây chảy máu hoặc tiết dịch nhầy từ trực tràng. Nếu chú ý quan sát bạn sẽ thấy những đốm máu hoặc chất nhầy trong bồn cầu. Phân của người bệnh có thể trở nên rất mềm lẫn máu, chất nhầy. Kèm theo hiện tượng trên bệnh nhân còn có cảm giác đau ở khu vực trực tràng.
2.5 Mệt mỏi và thiếu máu
Tình trạng xuất huyết hệ tiêu hóa diễn ra thường xuyên có thể gây thiếu máu. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, thiếu sức sống. Ngay cả khi không thiếu máu thì người mắc bệnh cũng luôn có cảm giác mệt mỏi. Các dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu máu: Chóng mặt, đau đầu, da xanh xao,…Để biết rõ tình trạng thiếu máu các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm. Bác sĩ sẽ khuyến khích bạn bổ sung thêm sắt để cải thiện tình hình.
2.6 Đau khớp và ngón tay khoèo
Có thể bạn chưa biết nhưng bệnh đại tràng có thể gây ra đau khớp, đau lưng, đầu gối, hông hoặc các khớp khác. Một số trường hợp ngón tay chụm có thể xảy ra khi mắc bệnh. Các triệu chứng giúp nhận biết là:
– Móng tay đột ngột cong xuống
– Tăng góc giữa biểu bì và móng
– Đầu ngón tay bị sưng phồng, màu đỏ, khi sờ vào thấy ấm
Bệnh đại tràng có triệu chứng gì? Táo bón là triệu chứng thường gặp của bệnh
3. Các đối tượng nằm trong nhóm nguy cơ cao dễ mắc bệnh
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh sẽ liên quan tới từng loại viêm đại tràng khác nhau.
– Người trong độ tuổi từ 15 – 30 ( phổ biến nhất) hoặc người cao tuổi sẽ có nguy cơ bị viêm loét đại tràng và bệnh Crohn
– Những người dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, đang điều trị ung thư, người cao tuổi, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng giả mạc (PC)
Những người trên 50 tuổi và có nhiều bệnh lý nền như: Suy tim, huyết áp thấp, phẫu thuật bụng sẽ dễ mắc viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ (IC)
– Những người có thói quen ăn uống không điều độ, ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng có nguy cơ mắc các bệnh đại tràng
– Những người thường xuyên căng thẳng, không nghỉ ngơi phù hợp cũng gây áp lực lên hệ tiêu hóa
Đối với những người có yếu tố, nguy cơ mắc bệnh cao cần chủ động thăm khám định kỳ. Bạn nên lựa chọn các cơ sở uy tín để khám bệnh.
4. Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm đại tràng phổ biến
Bên cạnh việc phát hiện bệnh qua các triệu chứng thì người bệnh cần tới bệnh viện để được tham khám cụ thể. Hiện nay có nhiều phương pháp giúp chẩn đoán bệnh viêm đại tràng. Dựa vào tình hình cụ thể các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chẩn đoán bằng phương pháp nào.
4.1 Xét nghiệm máu
Máu của người bệnh được mang đi phân tích. Kết quả kiểm tra giúp xác định tình trạng nhiễm trùng, tình trạng thiếu máu và các nguyên nhân miễn dịch khác.
4.2 Xét nghiệm mẫu phân
Bạch cầu, hồng cầu hoặc các ký sinh trùng tồn tại trong phân giúp chẩn đoán nguyên nhân viêm đại tràng. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào đây để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
4.3 Nội soi hệ tiêu hóa
Phương pháp nội soi cho phép bác sĩ quan sát toàn bộ hệ tiêu hóa thông qua camera gắn ở đầu ống nội soi. Trong quá trình nội soi bác sĩ cũng có thể lấy mẫu mô nhằm phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị.
4.4 Nội soi đại tràng sigma
Bệnh nhân được đưa một ống nội soi mảnh vào trong cơ thể. Kỹ thuật này giúp kiểm tra trực tràng và đại tràng sigma ( phần dưới của đại tràng).
4.5 Chụp X-quang
Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang. Từ ảnh X – quang sẽ quan sát được vùng bụng để loại trừ các biến chứng nghiêm trọng như: Tắc ruột, thủng ruột.
Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày không đau ở đâu?
Nội soi giúp quan sát tình trạng tổn thương ở đại tràng
5. Các phương pháp chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả
Hướng điều trị của bệnh đại tràng sẽ phụ thuộc vào mức độ, nguyên nhân, tình trạng thể chất của người bệnh.
5.1 Điều trị nội khoa
Dựa vào tình trạng bệnh cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các loại thuốc thường dùng như: Kháng sinh đường ruột, thuốc chống viêm, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch,…Bệnh nhân cần tuân thủ uống thuốc đủ đơn của bác sĩ để điều trị bệnh triệt để.
5.2 Phẫu thuật
Phẫu thuật là kỹ thuật xâm lấn gây ra nhiều đau đớn, nguy cơ viêm nhiễm cao. Kỹ thuật này chỉ được áp dụng trong các trường hợp xảy ra biến chứng cần can thiệp gấp: Thủng đại tràng, áp xe, biếng chứng rò rỉ,…Trường hợp điều trị nội khoa không thành công bệnh nhân cũng được chỉ định phẫu thuật để can thiệp.
5.3 Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt
Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế người bệnh nên kết hợp cùng việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống. Hạn chế ăn các chế phẩm từ sữa, không nên uống cafe, bia rượu, chất kích thích. Người bệnh cũng nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý vô cùng quan trọng giúp cải thiện tình hình viêm loét.
>>>>>Xem thêm: Đánh bay nỗi lo dịp tết: Chướng bụng đầy hơi phải làm sao?
Điều trị nội khoa là phương pháp được áp dụng rộng rãi
Bài viết đã cung cấp đầy đủ về bệnh đại tràng có triệu chứng gì. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh mới khởi phát bạn không nên chủ quan. Điều trị kịp thời giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.