Liên quan đến việc điều trị bệnh đại tràng mỗi người bệnh cần tuân thủ đúng nguyên tắc và các chỉ định điều trị được bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Cụ thể, người bệnh cần tiến hành theo đúng cách bước: thăm khám, chẩn đoán và tìm đúng nguyên nhân, nhận phác đồ điều trị và tuân thủ đúng phác đồ.
Bạn đang đọc: Điều trị bệnh đại tràng thực hiện bằng cách nào?
1. Nguyên tắc cần tuân thủ trong điều trị bệnh đại tràng
Viêm đại tràng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu về tiêu hóa như: đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, rối loạn đại tiện,… Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng, có thể bị sút cân không chủ đích. Bệnh đại tràng nếu không được điều trị đúng cách sẽ phát triển mạn tính và gây nguy cơ biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa, giãn đại tràng thậm chí là ung thư đại tràng.
Đối với bệnh đại tràng cần tuân thủ đúng các nguyên tắc quan trọng sau trong điều trị như sau:
– Được chẩn đoán phát hiện và điều trị đúng cách càng sớm càng tốt.
– Xác định đúng nguyên nhân và nguồn gốc bệnh để từ đó lên phác đồ phù hợp.
– Tuân thủ đúng chỉ định điều trị và có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
– Chủ động thăm khám định kỳ nhằm theo dõi đúng diễn biến bệnh nhất là ở các trường hợp bệnh mạn tính.
Nói thêm về viêm đại tràng mạn tính, người bệnh có thể sẽ phải duy trì điều trị suốt đời để kiểm soát các triệu chứng. Mục tiêu điều trị với các trường hợp này là giữ cho người bệnh nhân có cuộc sống sinh hoạt bình thường và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh đại tràng cần chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định hướng điều trị đúng cách.
2. Các phương pháp điều trị kiểm soát bệnh
2.1. Điều trị bệnh đại tràng sử dụng các loại thuốc Tây
Điều trị bằng các loại thuốc Tây được thực hiện rất rộng rãi do hiệu quả và tính tiện lợi từ phương pháp này. Một số loại thuốc có tác dụng tốt trong điều trị triệu chứng bệnh đại tràng bao gồm:
– Thuốc cầm tiêu chảy
– Thuốc giảm đau, giảm co thắt
– Thuốc diệt khuẩn
– Thuốc trị tiêu chảy
Lưu ý, điều trị bằng thuốc thường cần uống kết hợp cùng lúc nhiều loại thuốc do người bệnh viêm đại tràng gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau. Chính điều này có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ. Vì vậy, việc điều trị bằng thuốc cần tuân thủ đúng đơn kê của bác sĩ cũng như thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng.
Trong suốt quá trình uống thuốc, người bệnh cần theo dõi sức khỏe bản thân và thông báo ngay với bác sĩ trong trường hợp gặp phải các triệu chứng khác thường hoặc tình trạng bệnh không có dấu hiệu được cải thiện.
Tìm hiểu thêm: Trĩ ngoại nhẹ: nhận biết sớm để điều trị dễ dàng hơn
Bệnh đại tràng có thể được thực hiện điều trị tốt bằng phác đồ sử dụng thuốc Tây.
2.2. Thiết kế chế độ ăn uống khoa học và đảm bảo vệ sinh
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng quyết định trong việc điều trị bệnh đại tràng. Hai yêu cầu chính trong việc thiết kế chế độ ăn cho người bệnh đại tràng cần đảm bảo các thực phẩm phù hợp giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng và đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm.
Về chế độ ăn cụ thể người bệnh đại tràng cần lưu ý những điều như sau:
– Nên ăn các thực phẩm có lợi cho tiêu hóa như: Rau xanh đậm, các loại củ quả nhiều màu sắc, nhất là các loại củ quả giàu kali như chuối, đu đủ,…
– Hạn chế việc uống sữa và dung nạp quá nhiều các chế phẩm từ sữa.
– Kiêng bia rượu, không sử dụng chất kích thích kể cả đồ uống có ga,…
– Không ăn nhóm thực phẩm tươi sống như sushi, gỏi cá, tiết canh, rau sống…
– Rửa tay sạch sẽ đều đặn nhất là trước khi ăn và sau đi vệ sinh.
– Không nên ăn quá no trong cùng 1 bữa hoặc để bụng quá đói rồi mới ăn. Hãy chia khẩu phần ăn làm nhiều bữa nhỏ, như vậy sẽ giúp giảm áp lực cho dạ dày.
– Uống đủ nước, khuyến cáo nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
– Chế độ ăn khi bị táo bón: Cần giảm lượng thực phẩm giàu chất béo, tăng cường chất xơ, chia bữa ăn theo nhiều bữa nhỏ.
– Chế độ ăn khi bị tiêu chảy: Tạm thời dừng việc ăn chất xơ để thành ruột không bị tổn thương. Không ăn các loại rau sống, đồ sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Có thể ăn trái cây tươi nhưng phải gọt bỏ hết vỏ.
2.3. Thực hiện lối sống điều độ
Bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh viêm đại tràng cũng cần có lối sống khoa học. Việc làm này giúp cải thiện bệnh tốt hơn bằng những yêu cầu cụ thể như sau.
– Kiểm soát căng thẳng, tránh để bị stress kéo dài,…
– Hạn chế làm việc quá sức.
– Nên đi ngủ đúng giờ (tốt nhất hãy ngủ trước 23h).
– Tích cực trong việc chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao. Người bệnh nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và tập đều 4-5 lần mỗi tuần.
>>>>>Xem thêm: Bí quyết chữa khó tiêu chướng bụng để ngon miệng hơn khi ăn
Vận động điều độ giúp hỗ trợ tốt trong việc điều trị ở người bệnh viêm đại tràng.
2.4. Điều trị bệnh đại tràng bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa
Can thiệp phẫu thuật là phương pháp được chỉ định với các trường hợp điều trị nội khoa không có tác dụng. Chỉ định phẫu thuật được bác sĩ đưa ra sau khi thực hiện thăm khám, đánh giá chi tiết tình trạng bệnh vì cắt bỏ đại tràng sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng ruột cũng như tâm lý của người bệnh.
– Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng khi bệnh diễn tiến nặng, kéo dài.
– Một số nguyên nhân khác cần đến can thiệp ngoại khoa như: cắt polyp đại trực tràng, ung thư đại tràng,…
3. Các phương pháp được thực hiện trong chẩn đoán bệnh đại tràng
Chẩn đoán viêm đại tràng cấp:
– Cần lấy mẫu phân để soi tươi, nuôi cấy và phân lập xác định vi khuẩn.
– Trong trường hợp cần thiết có thể thực hiện soi đại tràng sigma và trực tràng.
Chẩn đoán viêm đại tràng mạn:
– Chụp đại tràng có kèm thuốc cản quang (sau khi đã tiến hành làm sạch đại tràng).
– Nội soi có sinh thiết đại tràng nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh.
– Viêm đại tràng mãn tính thể nghi ngờ do nhiễm khuẩn cần phải làm xét nghiệm phân hoặc mảnh sinh thiết qua nội soi để tìm tác nhân gây bệnh.
Như vậy, điều trị bệnh đại tràng cần tuân thủ đúng nguyên tắc, đúng chỉ định và đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Xây dựng một chế độ ăn khoa học, một lối sống lành mạnh và chủ động thăm khám khi nghi ngờ bệnh là cách tốt nhất phòng bệnh hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.