Biết được các dấu hiệu u xơ tuyến tiền liệt giúp người bệnh kịp thời thăm khám và điều trị, ngăn chặn biến chứng và phục hồi sức khỏe. U xơ tuyến tiền liệt là bệnh lý thường gặp ở nam giới từ trung niên trở lên.
Bạn đang đọc: 7 dấu hiệu u xơ tuyến tiền liệt không thể bỏ qua
1. 7 dấu hiệu u xơ tuyến tiền liệt bạn cần biết
Nam giới cần để ý 7 triệu chứng sau vì chúng là dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh lý u xơ tuyến tiền liệt.
1.1. Dấu hiệu u xơ tuyến tiền liệt liên quan đến tiểu tiện
– Cảm giác bị tiểu rắt, không tiểu hết: Khối u xơ sẽ phát triển chậm và tăng dần kích thước. Khi ở một thể tích nhất định, khối u sẽ gây tắc nghẽn niệu đạo, nước tiểu không thể thoát hết ra ngoài. Do đó, nếu người bệnh cảm giác đã gắng hết sức nhưng nước tiểu vẫn không ra hết, dòng tiểu bị dừng giữa chừng thì cần lưu ý đi thăm khám sớm nhất có thể.
– Nước tiểu bị rỉ làm ướt quần: Dù không có cảm giác buồn tiểu và bàng quang trống rỗng, nước tiểu vẫn có thể rỉ ra và làm ướt quần lót.
– Đi tiểu cảm thấy đau hoặc bị ra máu: Khi nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày dẫn đến sự hình thành và phát triển của vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ khiến người bệnh bị nhiễm trùng tiểu. Người bệnh đau đớn khi đi tiểu, thậm chí có thể tiểu máu.
1.2. Các dấu hiệu u xơ tuyến tiền liệt khác
– Vùng cơ chậu có dấu hiệu chấn thương: Khi gặp tình trạng tiểu khó do khối u xơ, người bệnh thường có xu hướng căng các cơ vùng chậu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương vùng chậu, người bệnh còn có thể bị trĩ.
– Giấc ngủ không tốt: Tuyến tiền liệt rối loạn khiến người bệnh dễ bị mất ngủ, thường xuyên phải đi vệ sinh vào ban đêm. Vì nước tiểu ra không hết nên người bệnh thường phải nhấp nhổm đi vệ sinh nhiều lần.
– Có sỏi trong bàng quang: Nếu nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày sẽ dẫn đến sự kết tinh của các khoáng chất hình thành sỏi. Sỏi bàng quang lớn lên sẽ khiến người bệnh bị tắc nghẽn đường tiểu hoàn toàn, gây ứ nước và đau đớn cho bệnh nhân.
– Chức năng thận bị ảnh hưởng: Nếu người bệnh luôn mệt mỏi, xanh xao… gặp vấn đề về tiểu tiện, rất có thể khối u xơ đã khiến thận bị suy giảm chức năng. Theo thống kê, người có u xơ tuyến tiền liệt có nguy cơ bị bệnh thận cao gấp 3 lần người bình thường.
U xơ tuyến tiền liệt khiến người bệnh gặp khó chịu khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, rối loạn giấc ngủ
2. Cần làm gì khi có dấu hiệu u xơ tuyến tiền liệt
Nếu có dấu hiệu u xơ tuyến tiền liệt, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chẩn đoán. Bác sĩ chuyên khoa sẽ có những chỉ định thích hợp tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh.
2.1. Trường hợp bệnh có triệu chứng nhẹ, chưa nghiêm trọng
Đối với những trường hợp triệu chứng còn ít, thể tích khối u nhỏ, không quá ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày, bệnh nhân thường được khuyên cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt kèm theo dõi định kỳ. Người bệnh có thể giảm bớt được những triệu chứng khó chịu nhờ vào việc cải thiện lối sống và sinh hoạt, cụ thể:
– Không lạm dụng đồ uống có cồn, hạn chế cafein và các đồ uống có ga, nước ngọt nhân tạo
– Trước khi đi ngủ tầm 1 tiếng không nên uống nước
– Rèn thói quen đi vệ sinh trước khi đi đâu xa, trước khi đi ngủ hay ra khỏi nhà
– Chế độ ăn nên giàu trái cây, bớt thịt đỏ. Nên chú ý lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe tuyến tiền liệt như rau củ quả giàu vitamin…
– Bệnh nhân nên chăm chỉ vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu, ngồi 1 chỗ
– Có thể thực hiện một số bài tập tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa như bài tập cơ chậu… để hạn chế tình trạng tiểu không tự chủ diễn ra
– Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc điều trị các loại bệnh lý khác, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
Người bệnh cần tuân thủ lịch theo dõi định kỳ để có sớm phát hiện những thay đổi bất thường và có phương án xử lý thích hợp, thường là 3 – 6 tháng/1 lần.
Tìm hiểu thêm: Mổ nội soi sỏi tiết niệu và 5 thông tin cần biết để điều trị hiệu quả
Nếu tình trạng u xơ tuyến tiền liệt chưa nghiêm trọng, bệnh nhân cần luyện tập thay đổi lối sống, ăn uống và theo dõi định kỳ
2.2. Trường hợp dấu hiệu u xơ tuyến tiền liệt nghiêm trọng, thể tích khối u > 25mm
Khi người bệnh có những dấu hiệu rõ rệt, gây bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày thì cần can thiệp điều trị bệnh. Có 2 phương pháp thường được áp dụng đó là điều trị bằng thuốc và phẫu thuật cắt bỏ.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc cụ thể là dùng 2 nhóm thuốc chính: thuốc chẹn alpha và thuốc ức chế men khử 5 – alpha.
– Thuốc chẹn alpha có tác dụng làm giãn cơ bàng quang và tuyến tiền liệt, từ đó giúp bệnh nhân đi tiểu dễ dàng hơn, cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.
– Thuốc ức chế men khử 5 – alpha có tác dụng làm giảm và thu nhỏ tuyến tiền liệt, ngăn chặn tuyến phát triển, từ đó khối u không còn cơ hội làm tắc nghẽn hay gây biến chứng.
Nhiều loại thuốc cũng được kết hợp với nhau để mang lại hiệu quả cao hơn, do đó bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc lợi tiểu, kháng sinh khác… Điều quan trọng trong việc điều trị bệnh bằng thuốc đó là cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ, không được đổi liều hay ngừng thuốc đột ngột.
Một lưu ý là các loại thuốc điều trị u xơ tuyến tiền liệt có thể gây ra một số tác dụng phụ, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng khi không có chỉ định.
Phẫu thuật
– Phẫu thuật điều trị bệnh: Phẫu thuật có thể được thực hiện bằng các phương pháp ít xâm lấn hoặc phương pháp truyền thống.
Phẫu thuật ít xâm lấn thường được áp dụng là cắt bỏ bằng laser, đặt stent tuyến tiền liệt… Những phương pháp này có mục đích là phá hủy các mô u xơ, đồng thời làm rộng niệu đạo để giảm bớt triệu chứng. Người bệnh sau mổ thường ít đau, rất chóng hồi phục và ít biến chứng phụ.
Phẫu thuật xâm lấn thường là cắt bỏ u xơ, rạch tuyến tiền liệt qua niệu đạo, phẫu thuật mở… nhằm loại bỏ khối u xơ. Những phương pháp này thường có biến chứng nhiễm trùng, chảy máu nên ít được ưu tiên áp dụng.
>>>>>Xem thêm: Nội tiết tố nữ là gì? Cách cân bằng nội tiết tố nữ
U xơ tuyến tiền liệt có thể được điều trị bằng phẫu thuật
Dấu hiệu u xơ tuyến tiền liệt đôi khi chưa thực sự rõ ràng. Tốt nhất người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.