Tán sỏi thận ngoài cơ thể có nguy hiểm không?

Tán sỏi thận ngoài cơ thể là phương pháp công nghệ cao được ứng dụng phổ biến hiện nay. Vậy phương pháp này có gây nguy hiểm gì không, hiệu quả ra sao? Những thông tin cần biết sẽ có trong bài viết.

Bạn đang đọc: Tán sỏi thận ngoài cơ thể có nguy hiểm không?

1. Nguyên lý của phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể

1.1. Giải đáp tán sỏi thận ngoài cơ thể là gì?

Để biết tán sỏi thận ngoài cơ thể có nguy hiểm hay không, bạn đọc cần hiểu nguyên lý của phương pháp này.

– Tán sỏi ngoài cơ thể sử dụng sóng xung kích tác động từ bên ngoài để làm vỡ sỏi thành mảnh nhỏ. Máy tán sỏi với công suất cao sẽ được bác sĩ điều khiển với các thông số phù hợp để nguồn sóng xung kích tiếp cận chính xác tới vị trí viên sỏi. Từ đó, sóng xung kích sẽ hội tụ tập trung ở viên sỏi, phá vỡ cấu trúc sỏi. Những mảnh vụn sỏi sẽ rất bé, có thể ra ngoài theo đường tiểu. Trong suốt quá trình, bệnh nhân chỉ việc nằm yên trên máy tán sỏi, không có tác động dao kéo vào cơ thể.

1.2. Các bước tiến hành tán sỏi thận ngoài cơ thể

Quy trình tán sỏi ngoài cơ thể rất đơn giản:

– Bệnh nhân thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng xác định tình trạng sỏi

– Nhận chỉ định tán sỏi và sắp xếp thời gian tán theo mong muốn của bệnh nhân

– Trong phòng tán sỏi, bệnh nhân được điều dưỡng hướng dẫn tư thế nằm chính xác để phần da lưng sát sỏi tiếp xúc với đầu phát sóng xung kích

– Bệnh nhân nằm yên trong tư thế đó từ 30 – 45 phút

– Ở bên ngoài, bác sĩ điều khiển hệ thống định vị để tác động nguồn năng lượng làm vỡ sỏi

– Sau khi xác định sỏi đã vỡ, điều dưỡng tiến vào giúp bệnh nhân ngồi dậy

– Bệnh nhân được nghỉ ngơi tầm 15 phút, xác định tình trạng ổn định sẽ xuất viện.

Như vậy, quá trình tán sỏi diễn ra rất đơn giản, nhẹ nhàng. Các mảnh vụn sỏi trong hệ tiết niệu sẽ được đẩy ra ngoài từ 7 – 10 ngày sau đó. Bệnh nhân cần uống nhiều nước khi về nhà để thải sỏi ra ngoài. Sau 1 tuần, tái khám theo đúng lịch để xác định không còn sót sỏi.

Tán sỏi thận ngoài cơ thể có nguy hiểm không?

Điều dưỡng đang hướng dẫn bệnh nhân nằm với tư thế đúng khi tán sỏi ngoài cơ thể

2. Giải đáp tán sỏi thận ngoài cơ thể có nguy hiểm không?

Theo nguyên lý, tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp an toàn, nhanh chóng, không cần nằm viện. Theo các chuyên gia, phương pháp này được đánh giá là an toàn nhất trong số các giải pháp điều trị sỏi hiện tại. Hầu hết bệnh nhân khi có chỉ định đều đủ điều kiện đáp ứng tán sỏi. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khẳng định biến chứng của tán sỏi ngoài cơ thể là rất ít gặp.

Do đó, người bệnh không cần lo lắng khi có chỉ định điều trị sỏi bằng phương pháp này.

Một số trường hợp xấu có thể xảy ra sau tán sỏi, người bệnh cần lưu ý như:

– Tắc đường niệu xảy ra khi mảnh vụn sỏi bị ứ. Bệnh nhân được yêu cầu uống nhiều nước để đẩy nhanh mảnh vụn ra ngoài. Nếu không xử lý được thì có thể đặt ống Sonde JJ.

– Tụ máu tại thận: Trường hợp này có thể xảy ra sau tán nhưng sẽ biến mất sau 1 tuần. Nếu không biến mất cần thăm khám và kiểm tra.

– Tăng huyết áp: người bệnh có thể bị tăng huyết áp sau tán sỏi ngoài cơ thể. Cần nghỉ ngơi điều độ nếu có hiện tượng này xảy ra.

– Có thể tổn thương các cơ quan khác như da bị tụ máu…. tuy nhiên rất hiếm xảy ra hoặc sẽ nhanh biến mất.

– Có thể tái phát sỏi: Điều này xảy ra khi các mảnh vụn sỏi không được đào thải hết ra ngoài. Do đó, cần uống nhiều nước, kiểm tra kỹ tình trạng sót sỏi sau khi tái khám.

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý quan trọng khi nội soi ngược dòng niệu quản

Tán sỏi thận ngoài cơ thể có nguy hiểm không?

Tán sỏi thận ngoài cơ thể có thể về nhà ngay sau khi nghỉ ngơi tại chỗ và lắng nghe chỉ dẫn, lời khuyên của bác sĩ

3. Lưu ý khi điều trị bằng phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể

– Tán sỏi ngoài cơ thể tuy nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả tối ưu cho những viên sỏi nhỏ với kích thước

– Tuân thủ chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ trước, trong và cả sau khi tán sỏi. Như vậy mới phát huy hiệu quả phương pháp, hạn chế tái phát bệnh.

– Sau tán sỏi, hiện tượng thường xảy ra là có tiểu máu, tiểu hồng. Tình trạng này là hoàn toàn bình thường nên bệnh nhân không cần lo lắng. Nếu kéo dài hơn 1 tuần, cần hỏi ý kiến bác sĩ. Tích cực uống nhiều nước để đẩy sỏi ra ngoài và chấm dứt tình trạng này.

– Cần chú ý đến chế độ ăn uống sau khi tán sỏi. Uống đủ nước, ăn nhiều rau, hạn chế ăn mặn. Một số chất làm tăng nguy cơ hình thành sỏi cần hạn chế như oxalat… cho nên cần chú ý khi lựa chọn thực phẩm. Nên bổ sung canxi qua thực phẩm tươi sống thay cho thực phẩm chức năng. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về thực đơn hằng ngày.

– Người bệnh cần tập luyện thể thao hằng ngày, vận động hợp lý. Không nên nhịn tiểu và tái khám hằng năm để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Tán sỏi thận ngoài cơ thể có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Viêm đường tiết niệu mãn tính ở nữ giới có điều trị khỏi không?

Sau tán sỏi thận ngoài cơ thể cần có chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều rau xanh

Tán sỏi thận ngoài cơ thể hiện đang là giải pháp ngoại khoa hiệu quả, an toàn và nhẹ nhàng nhất hiện nay. Để nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện sỏi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *