Ngoài các biểu hiện tương tự như nữ giới, triệu chứng sỏi thận ở nam có điểm khác biệt là đau ở tinh hoàn. Đây là thông tin rất hữu ích giúp người bệnh phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Bệnh lý này xảy ra ở cả 2 giới nhưng nam giới có nguy cơ cao hơn gấp 4 lần, đặc biệt là những người tuổi trung niên.
Bạn đang đọc: Triệu chứng sỏi thận ở nam cần lưu ý và cách điều trị hiệu quả
Triệu chứng sỏi thận ở nam giới tương tự như ở phụ nữ, tuy nhiên một số trường hợp sẽ cảm thấy đau ở vùng tinh hoàn hoặc đầu dương vật.
1. Tìm hiểu chung về triệu chứng sỏi thận ở nam giới
1.1. Các triệu chứng sỏi thận ở nam giới cần lưu ý
Sỏi thận là loại sỏi đường tiết niệu phổ biến nhất, hình thành từ sự kết tinh của các khoáng chất trong nước tiểu. Sỏi khi còn nhỏ hầu như không có triệu chứng. Nhiều trường hợp không hề biết mình có sỏi. Sỏi chỉ được phát hiện khi bệnh nhân khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm ổ bụng khi thăm khám một bệnh lý nào đó. Thậm chí sỏi thận nhỏ có thể tự trôi qua đường tiểu ra ngoài mà không cần can thiệp y tế.
Các triệu chứng sỏi thận bắt đầu xuất hiện khi sỏi lớn dần, di chuyển trong đường tiết niệu gây cọ xát niêm mạc và tắc nghẽn. Người bệnh có thể sẽ gặp phải các triệu chứng sau đây:
– Đau tức ở vùng bụng hoặc bẹn. Nam giới có thể cảm thấy đau ở tinh hoàn hoặc đầu dương vật.
– Tiểu nhiều hơn bình thường, hay có cảm giác buồn tiểu.
– Tiểu ngập ngừng, ngắt quãng, dòng chảy yếu.
– Nước tiểu có mùi hôi, chuyển màu đục.
– Có lẫn máu trong nước tiểu.
– Các trường hợp bị viêm đường tiết niệu do sỏi thận còn có thể bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn, ói mửa.
Như vậy có thể thấy triệu chứng sỏi thận ở nam giới cũng tương tự như chị em. Điểm khác biệt là người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng tinh hoàn. Nguyên nhân là do cấu tạo cơ thể ở nam giới, thận nằm ở vị trí khá gần tinh hoàn. Do đó sỏi thận có thể di chuyển xuống dưới và chèn lên tinh hoàn gây đau, khó chịu.
1.2. Cần làm gì khi phát hiện triệu chứng sỏi thận ở nam giới?
Khi phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ sỏi thận, chúng ta nên tới bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Bác sĩ sẽ tìm hiểu về triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để khẳng định chẩn đoán sỏi thận như:
– Xét nghiệm máu
– Xét nghiệm nước tiểu
– Siêu âm ổ bụng
– Chụp CT…
Kết quả các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh này sẽ cung cấp thông tin cụ thể về tình trạng sỏi như: kích thước, vị trí, số lượng…Trên cơ sở đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Tìm hiểu thêm: Xem ngay 2 cách phát hiện sỏi thận nhanh, chính xác
Khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị sỏi thận phù hợp.
2. Vì sao nam giới dễ mắc sỏi thận hơn phụ nữ?
Theo các nghiên cứu thì tỷ lệ nam giới bị sỏi thận cao là do cấu tạo đường tiết niệu dài hơn so với ở phụ nữ. Thời gian để nước tiểu bài tiết ra ngoài cũng lâu hơn so với nữ giới. Những yếu tố này làm cánh mày râu dễ mắc sỏi thận đồng thời cũng dễ tái phát hơn chị em.
Các yếu tố nguy cơ khiến nam giới dễ mắc sỏi thận
Bên cạnh đó nam giới cũng là đối tượng có những yếu tố nguy cơ dẫn tới sự hình thành của sỏi thận như:
– Uống nhiều đồ uống có cồn (rượu, bia)rượu bia thường có hàm lượng purine cao. Chất này sẽ được cơ thể chuyển hóa và bài tiết qua nước tiểu. Hàm lượng purine trong máu quá cao sẽ dẫn tới sự tích tụ axit uric trong nước tiểu, dẫn tới sự kết tinh tạo sỏi. Ngoài ra bia rượu cũng có cồn gây mất nước. Tình trạng mất nước kéo dài sẽ làm suy giảm lượng nước tiểu, tạo điều kiện hình thành sỏi.
– Thói quen uống trà (chè): trong lá trà chứa nhiều oxalat. Oxalat kết hợp với canxi sẽ tạo thành sỏi canxi oxalat. Đây lại là thói quen khó bỏ của nhiều nam giới nên nguy cơ bị sỏi thận do tiêu thụ quá nhiều oxalat là rất cao.
– Thói quen uống cà phê: tương tự như uống trà (chè), cà phê cũng là thức uống có hàm lượng oxalat cao.
– Ảnh hưởng của công việc và thói quen sinh hoạt: những người làm việc trong môi trường nóng bức ra nhiều mồ hôi rất dễ bị sỏi thận. Nguyên nhân là do việc ra nhiều mồ hôi mà không kịp thời bù nước sẽ gây thiếu nước. Bên cạnh đó nhiều người lại bị sỏi thận xuất phát từ các thói quen xấu như nhịn tiểu, lười uống nước…
>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn tốt cho người sỏi thận
Tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi thận không cần mổ, không đau, không nằm viện.
3. Cách chấm dứt các triệu chứng sỏi thận nam
Loại bỏ sỏi là cách hiệu quả nhất để chấm dứt hoàn toàn các triệu chứng khó chịu do nó gây ra. Hiện tại điều trị sỏi thận đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Người bệnh không cần phải mổ đau mới làm sạch sỏi.
– Tán sỏi ngoài cơ thể: chỉ định cho sỏi thận
Phương pháp này sử dụng sóng xung kích điện từ đi qua da, hội tụ tại viên sỏi để bắn vỡ sỏi thành vụn. Vụn sỏi sau đó sẽ từ từ trôi theo đường nước tiểu ra ngoài. Người bệnh không cần mổ, không đau, không nằm viện, sau tán có thể về nhà luôn.
– Tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ: chỉ định cho sỏi thận >2cm
Phương pháp này thay thế tối ưu cho mổ mở với các trường hợp sỏi thận kích thước lớn, sỏi san hô phức tạp. Bác sĩ sẽ tạo một vết trích nhỏ tầm 5mm ở vùng hông lưng nơi có sỏi. Sau đó tạo nong tạo đường hầm vào bên trong thận rồi đưa ống nội soi tiếp cận tìm sỏi. Tiếp đến sử dụng tia laser năng lượng cao để bắn vụn sỏi rồi bơm rửa ra ngoài. Sau tán, bệnh nhân ít đau, nằm viện khoảng 2 – 3 ngày, sỏi được loại bỏ hết.
– Tán sỏi nội soi ống mềm: chỉ định cho sỏi thận
Phương pháp này có ưu điểm là không có vết mổ nên không có sẹo. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi mềm đi ngược từ lỗ tiểu lên bàng quang, niệu quản vào đến thận. Sau đó cũng sử dụng tia laser để bắn vỡ sỏi và hút bỏ ra bên ngoài. Người bệnh sau tán sỏi ít đau, có thể ra viện sau 24h.
Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn nhận biết được các triệu chứng sỏi thận ở nam giới để thăm khám, điều trị sớm, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.