Ăn chuối đau dạ dày? Đúng hay sai

Chuối là trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Thế nhưng rất nhiều người vẫn thắc mắc rằng ăn chuối đau dạ dày không? Vậy thì câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

1. Đau dạ dày có nên ăn chuối?

Câu trả lời là có. Người đau dạ dày nên ăn chuối bởi chuối chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho dạ dày. Điều quan trọng là người bệnh cần ăn chuối đúng cách với hàm lượng vừa phải.

Người đau dạ dày được khuyến cáo nên bổ sung chuối nhờ chuối có các thành phần dinh dưỡng sau:

1.1. Enzyme

Hoạt chất Enzyme có trong chuối chín sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Hp – Đây chính là tác nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.

1.2. Hoạt chất Pectin – Câu trả lời cho câu hỏi ăn chuối đau dạ dày không?

Pectin là chất xơ hòa tan rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm đau, thúc đẩy kích thích tiêu hóa, ngăn chặn nhiễm trùng đường ruột.

1.3. Delphinidin

Đây là hoạt chất chống oxy hóa giúp ức chế sự phát triển của khối u hình thành ung thư dạ dày.

1.4. Chất xơ Prebiotics

Prebiotics có trong chuối có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong dạ dày, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, hạn chế các tình trạng như: đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

1.5. Kali

Đặc biệt kali có trong chuối sẽ kích thích sản sinh chất nhầy, từ đó giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ đau do dạ dày gây ra, giảm đau viêm loét dạ dày.

an chuoi dau da day

Người đau dạ dày nên ăn chuối bởi chuối chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho dạ dày

1.6. Vitamin nhóm B (B1, B2, B6)

Trong chuối có chứa các nhóm vitamin như vitamin B1, B2 và B6. Các vitamin nhóm B này sẽ giúp giảm tiết dịch vị acid, hỗ trợ quá trình bài tiết ở dạ dày và đường ruột, kích thích sản sinh chất bảo vệ niêm mạc dạ dày.

1.7. Magie – Câu trả lời cho câu hỏi ăn chuối đau dạ dày không?

Hàm lượng magie có trong chuối rất cao có tác dụng giảm viêm, thúc đẩy hoạt động của dạ dày, ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, chướng bụng.

1.8. Sắt

Trong chuối còn chứa 0.5mg sắt giúp sản sinh máu, hỗ trợ rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày.

2. Những lưu ý nhất định phải biết khi ăn chuối

Chuối chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho người bị đau dạ dày. Bên cạnh đó chuối cũng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch,  ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả.

Tuy nhiên với người đau dạ dày cần lưu ý một số điều dưới đây khi bổ sung chuối vào thực đơn hàng ngày:

2.1. Về khối lượng

Tuy chuối rất tốt cho người đau dạ dày nhưng không nên lạm dụng quá nhiều, chỉ nên ăn từ 2-3 quả chuối trong một ngày để giúp ngăn ngừa viêm loét và giảm đau dạ dày.

2.2. Về thời điểm

Người đau dạ dày nên ăn chuối sau bữa ăn 30 phút. Tuyệt đối không được ăn chuối khi bụng đang đói, bởi hàm lượng magie, vitamin C cao trong chuối sẽ không tốt cho dạ dày, khiến tình trạng đau và viêm loét càng nặng hơn.

2.3. Về cách lựa chọn chuối

– Đau dạ dày có nên ăn chuối chín, tuyệt đối không được ăn chuối xanh vì chuối chín hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, giảm đau bởi các vết loét dạ dày gây ra, ngăn ngừa vi khuẩn Hp, phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả.

– Các loại chuối bao gồm chuối tây, chuối cau, chuối lá, chuối ngự được các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng trong cải thiện các vấn đề ở dạ dày hơn là chuối tiêu. Những loại chuối này sẽ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hỗ trợ giảm đau dạ dày, giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu.

cac loai chuoi

Các loại chuối bao gồm chuối tây, chuối cau, chuối lá, chuối ngự được các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng trong cải thiện các vấn đề ở dạ dày hơn là chuối tiêu.

3. Các món ăn làm từ chuối dành cho người đau dạ dày

3.1. Bánh mì kẹp chuối

Chuối chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp cung cấp chất xơ và giảm tình trạng viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, bánh mì có tác dụng thấm hút dịch vị thừa trong dạ dày, và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bánh mì kẹp chuối là món ăn vừa bổ sung năng lượng vừa tốt cho người đau dạ dày.

Nguyên liệu:

– Chuối chín

– Bơ đậu phộng

– Phô mai

– Sữa chua

– Bánh mì lát

Cách làm:

– Cho bơ đậu phộng và sữa chua vào bát rồi trộn đều

– Bánh mì cho trên chảo chống dính để chiên qua

– Sau đó lấy bánh mì ra và phết đều bơ, sữa chua lên mặt của 2 lát bánh mì

– Bóc vỏ, lấy chuối ép dẹt rồi cắt đôi, cho lên trên lát bánh mì đã phết bơ

– Thêm phô mai vào rồi, kẹp lát bánh mì còn lại lên.

3.2. Sinh tố chuối sữa chua

Sinh tố chuối sữa chua là một món ăn giúp nhuận tràng, hỗ trợ cải thiện sức khỏe dạ dày. Đồng thời giúp chống viêm, giảm đau dạ dày hiệu quả.

Nguyên liệu bao gồm:

– Chuối chín

– Sữa chua

– Sữa tươi không đường

– Mật ong

– Đá viên

Cách thực hiện:

– Bóc vỏ chuối ra rồi cắt miếng vừa ăn

– Cho tất cả chuối, mật ong, sữa tươi không đường, sữa chua, đá viên vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn

– Cho sinh tố ra cốc và uống.

sinh to chuoi

Sinh tố chuối sữa chua là một món ăn giúp nhuận tràng, hỗ trợ cải thiện sức khỏe dạ dày.

3.3. Bánh chuối hấp nước cốt dừa

Nguyên liệu:

– Chuối chín

– Nước cốt dừa

– Bột năng

– Bột gạo

– Muối

– Đường

– Vani

Cách thực hiện như sau:

– Chuối chín thái mỏng rồi ngâm với đường trong vòng 15 phút. Dừa nạo vắt lấy nước cốt.

– Hòa hỗn hợp bao gồm bột năng, bột gạo, chút muối, đường, vani rồi khuấy đều đến khi mịn thì cho chuối ngâm vào.

– Sau đó hấp bánh chuối bằng cách quét một lớp dầu ăn dưới đáy nồi cơm điện rồi cho hỗn hợp chuối trên vào dàn đều. Hấp trong vòng 10 phút, rồi chuyển sang chế độ hâm nóng trong vòng 2 phút. Lặp lại quá trình này thêm 3 lần nữa cho tới khi bánh chín. Sau khi chín để bánh nguội trong nồi cơm điện rồi sau đó lấy bánh ra.

– Nước cốt dừa pha thêm đường sao cho vừa miệng rồi đun cho đến khi sánh lại là được.

– Cắt miếng bánh đã hấp chín ra đĩa, rưới thêm nước cốt dừa và chút vừng rang lên trên. Vậy là món chuối hấp nước cốt dừa đã hoàn thành.

chuoi hap cot dua

Bánh chuối hấp nước cốt dừa là món ăn rất tốt cho dạ dày

Vậy là thắc mắc “Ăn chuối đau dạ dày không?” đã được giải đáp rất kỹ ở bài viết trên. Vậy để hệ tiêu hóa luôn khỏe cũng như dạ dày luôn tốt thì việc bổ sung chuối mỗi ngày là điều không thể thiếu. Tuy nhiên cần phải ăn đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu đến dạ dày. bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh mới có thể nhanh khỏi được.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *