Bệnh viêm ruột (inflammatory bowel disease – IBD) là bệnh lý viêm tại đường ruột, gồm 2 nhóm chính là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Hiện nay, cơ chế phát sinh bệnh viêm đường ruột vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các yếu tố môi trường, miễn dịch cơ thể, hệ vi sinh đường ruột và di truyền của người bệnh được cho là liên quan đến sự phát triển của bệnh. Theo dõi bài viết sau để tìm hiểu giải pháp điều trị viêm ruột đem lại hiệu quả cao.
Bạn đang đọc: Điều trị viêm ruột – bệnh lý đường tiêu hóa nguy hiểm
1. Viêm ruột và các biến chứng của bệnh
Viêm ruột là kết quả của đáp ứng miễn dịch quá mức và kéo dài tại niêm mạc đường tiêu hóa do một kháng nguyên nào đó trên cơ địa đặc biệt dễ nhạy cảm do di truyền. Các kháng nguyên ở đây có thể là vi khuẩn, thức ăn,… Viêm ruột có giai đoạn lui bệnh và tái phát, có thể kéo dài suốt đời, chưa rõ nguyên nhân trực tiếp gây bệnh.
Bệnh viêm ruột gồm 2 thể chính là viêm loét đại tràng (Ulcerative Colitis – UC) và bệnh Crohn (Crohn’s disease – CD, còn gọi là viêm ruột từng vùng).
Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh, bao gồm:
– Tắc nghẽn đường ruột: Các tổn thương viêm loét tác động đến độ dành của thành đường ruột. Lòng ruột có thể bị thu hẹp ngăn cản sự lưu thông tại ống tiêu hóa. Người bệnh có thể phải cắt bỏ phần ruột bị viêm nếu tổn thương khiến tình trạng tắc tái diễn nhiều lần.
– Suy dinh dưỡng: Các triệu chứng của viêm ruột như táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,… gây cản trở việc ăn uống và quá trình hấp thu dinh dưỡng tại ruột. Người bệnh sụt cân nhanh, có thể gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng.
– Ung thư đường tiêu hóa: Viêm ruột là gia tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.
Viêm ruột là bệnh lý đường tiêu hóa nguy hiểm cần được điều trị kịp thời và tích cực
2. Cách chẩn đoán bệnh viêm ruột
Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau để chẩn đoán bệnh viêm ruột:
– Siêu âm bụng: Trên siêu âm có thể quan sát được các dấu hiệu xơ hóa quanh ruột, tăng sinh mạch máu, thành ruột dày đồng âm.
– Chụp cắt lớp CT: Chẩn đoán hình ảnh này phát hiện được dày thành ruột, dấu hiệu răng lược, tình trạng hẹp lòng ruột,…
– Chụp cộng hưởng từ MRI: Cho hình ảnh có độ tương phản rất cao về mô mềm (cả ảnh tĩnh và động). Đây cũng là phương pháp an toàn, tránh được hiện tượng bức xạ ion hóa.
– Xét nghiệm định lượng calprotectin trong phân: Calprotectin là phức hợp protein do bạch cầu trung tính tiết ra, có khả năng kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn. Nồng độ calprotectin trong phân tương quan với mức độ tổn thương viêm ruột.
– Nội soi đại tràng: Là biện pháp thăm dò chức năng có giá trị nhất trong chẩn đoán bệnh viêm ruột. Nội soi cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp và sắc nét niêm mạc đường tiêu hóa, đồng thời có thể lấy mẫu mô để sinh thiết mô bệnh học.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng
Nội soi đại tràng là thăm dò chức năng có giá trị hàng đầu trong chẩn đoán viêm ruột
4. Biện pháp điều trị viêm ruột
Để tối ưu hiệu quả điều trị, việc điều trị cần tiến hành sớm theo phân tầng nguy cơ của bệnh. Quá trình này hướng đến mục tiêu đẩy lùi triệu chứng bệnh, chữa lành tổn thương đường ruột và ngăn ngừa các biến chứng. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chủ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng các loại thuốc.
4.1. Thuốc chống viêm điều trị viêm ruột
Bước đầu tiên trong chữa trị viêm ruột thường là sử dụng thuốc chống viêm. Các loại thuốc chống viêm được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:
– Sulfasalazine (Azulfidine): Có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng viêm loét đường ruột. Tuy nhiên thuốc có thể gây tác dụng phụ như: ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau đầu, tiêu chảy.
– Mesalamine, balsalazide và olsalazine (Dipentum): Được ghi nhận có thể làm giảm các dấu hiệu viêm ruột ở 90% trường hợp viêm nhẹ. Tùy thuộc vào vị trí viêm, những thuốc này có thể ở sử dụng dưới dạng viên uống hoặc thụt, nhét qua trực tràng. Việc dùng thuốc cần cẩn trọng vì chúng cũng có thể gây các tác dụng phụ.
– Corticosteroid: Có khả năng giảm viêm nhưng cũng đi kèm rất nhiều tác dụng phụ, không sử dụng lâu dài. Các tác dụng không mong muốn của thuốc gồm: tăng cân, huyết áp cao, loãng xương, tăng tính nhạy cảm của nhiễm trùng,… Corticosteroid có thể được chỉ định kết hợp với các thuốc khác như thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
4.2. Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch
Các thuốc này cũng có tác dụng giảm viêm, nhưng chúng tác động đến hệ miễn dịch. Phản ứng miễn dịch của cơ thể với các vi sinh vật xâm nhập có thể dẫn đến tình trạng viêm ruột. Do đó, phản ứng ức chế hệ thống miễn dịch có thể làm giảm tình trạng viêm. Sau đây là một số thuốc ức chế miễn dịch thường gặp:
– Azathioprine và mercaptopurine: Thường có tác dụng chậm sau từ 3 tháng sử dụng. Tác dụng phụ của thuốc có thể bao gồm: viêm gan, các phản ứng dị ứng, suy tủy xương, nhiễm trùng, tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư,…
– Cyclosporine : Thường được chỉ định cho những người không đáp ứng tốt với thuốc khác hoặc trường hợp phải phẫu thuật do viêm loét nặng. Thuốc có tác dụng nhanh ( trong 1-2 tuần) nhưng tiềm ẩn các tác dụng phụ nghiêm trọng như tổn thương thận và nhiễm trùng gây tử vong.
– Infliximab: Vô hiệu hóa TNF trong máu – một protein được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch. Thuốc thường được sử dụng với những trường hợp viêm ruột trung bình đến nặng. Thuốc có liên quan đến nguy cơ nhiễm trùng, bệnh lao, kích hoạt viêm gan virus, có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về máu và ung thư.
>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi nguyên nhân, dấu hiệu
Phác đồ điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định căn cứ vào tình trạng bệnh lý cụ thể của từng người
4.4. Các thuốc khác điều trị viêm ruột
Một số loại thuốc khác có thể được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của viêm ruột:
– Thuốc kháng sinh: Giúp kiểm soát tình trạng viêm.
– Chống tiêu chảy: Triệu chứng tiêu chảy nhẹ đến trung bình có thể bổ sung chất xơ như bột psyllium (Metamucil) hoặc methylcellulose (Citrucel). loperamide có thể hiệu quả đối với tiêu chảy nặng hơn. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần cẩn trọng vì chúng có thể làm tăng nguy cơ phình đại tràng.
– Bổ sung sắt: Khôi phục lại nồng độ sắt bình thường và giảm thiếu máu trong trường hợp có xuất huyết đường ruột mạn tính.
4.5. Phẫu thuật
Nếu dùng thuốc kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh không làm giảm triệu chứng viêm ruột, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phương pháp này thường loại bỏ toàn bộ đại tràng và trực tràng. Đây là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Sau điều trị, người bệnh cần thực hiện thêm các can thiệp để đảm bảo nhu cầu đại tiện.
Trên đây là cách chẩn đoán và các biện pháp điều trị viêm ruột. Có thể thấy, việc điều trị bệnh lý này cần sự kiên trì của người bệnh. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị đã được bác sĩ chỉ định để kiểm soát hiệu quả tình trạng bệnh, bảo đảm sức khỏe bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.