Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi: Nguyên nhân do đâu?

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi là tình trạng khá phổ biến ở những người bị trào ngược. Triệu chứng này nếu xảy ra thường xuyên thì rất ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để có thể điều trị được dứt điểm căn bệnh này thì chúng ta cần phải biết rõ nguyên nhân gây bệnh là gì? 

Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi: Nguyên nhân do đâu?

1. Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi: Nguyên nhân do đâu?

Nhiều người bệnh vẫn thường thắc mắc rằng “trào ngược dạ dày có gây mệt mỏi không?” Theo lý giải của các bác sĩ, trào ngược dạ dày gây mệt mỏi được xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:

1.1. Do tác dụng phụ của thuốc

Khi mắc các bệnh về dạ dày, cụ thể là bệnh trào ngược dạ dày thì thuốc tây là một trong những phương pháp điều trị hay được áp dụng nhất. Đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh như thuốc thụ thể histamin hoặc thuốc ức chế bơm proton được sử dụng khá phổ biến.

Các loại thuốc này rất hiệu quả trong việc điều trị, do vậy nên triệu chứng cũng giảm rất nhanh. Tuy nhiên do đây là thuốc kháng sinh nên có thể gây ra các tác dụng phụ, trong đó có bị mệt mỏi. Do vậy nên nếu dùng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ thì hiện tượng này sẽ càng trầm trọng hơn.

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi: Nguyên nhân do đâu?

Vì đây là thuốc kháng sinh nên có thể gây ra các tác dụng phụ, trong đó có mệt mỏi

1.2. Đau lưng: nguyên nhân khiến trào ngược dạ dày gây mệt mỏi

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi khiến lưng bị đau cũng là một trong những vấn đề khác thường gặp ở người bệnh trào ngược dạ dày. Để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày nên người bệnh đã sử dụng gối cao để nằm. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến họ bị căng ở dây thần kinh vai gáy. Từ đó dẫn đến tình trạng người sẽ ngày càng mệt mỏi, căng thẳng, đau lưng, đau cổ vai gáy, làm việc không được hiệu quả.

Bên cạnh đó, đau lưng có thể do tổn thương ở dây thần kinh vai gáy, lưng. Nguyên nhân của việc này là do acid dạ dày trào ngược lên cổ họng, hoặc do biến chứng gây thoái hóa cột sống.

1.3. Sốt khiến người trào ngược dạ dày mệt mỏi

Tình trạng mệt mỏi ở người bị trào ngược dạ dày còn có thể do bị sốt. Khi tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng, dạ dày sẽ bị viêm nhiễm, gây ra hiện tượng ăn mòn thì rất có thể dẫn đến tình trạng chảy máu mãn tính.

Lúc này, người bệnh có thể sẽ bị suy nhược đi kèm với sốt cao. Nếu tình trạng kéo dài mà không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

1.4. Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi do buồn nôn gây ra

Một trong những triệu chứng phổ biến của của trào ngược dạ dày chính là buồn nôn và nôn. Hiện tượng này có thể sẽ xảy ra thường xuyên với tần suất ít.

Chính việc buồn nôn và nôn thường xuyên này khiến người bệnh sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn, căng thẳng. Do vậy, cần nhanh chóng tìm giải pháp điều trị bệnh để bệnh nhanh chóng được hồi phục là điều rất quan trọng.

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi: Nguyên nhân do đâu?

trào ngược dạ dày gây mệt mỏi có thể do buồn nôn và nôn nhiều lần

1.5. Mất ngủ là lý do người trào ngược dạ dày cảm thấy mệt mỏi

Mất ngủ ở người trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi ở người bệnh. Theo các bác sĩ, hiện tượng trào ngược acid dạ dày xảy ra phổ biến là vào ban đêm.

Chính điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau, mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài triền miên sẽ khiến họ bị mệt mỏi và không có sức để làm việc gì.

2. Đau dạ dày gây mệt mỏi nên làm thế nào?

Khi bị đau dạ dày gây mệt mỏi kéo dài quá lâu thì việc đầu tiên người bệnh nên đi khám để các bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó người bệnh có thể tham khảo và áp dụng kết hợp một số phương pháp dưới đây giúp quá trình điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.

2.1. Chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý

– Không được thức khuya.

– Không làm việc quá sức tránh gây áp lực, căng thẳng, mệt mỏi dễ dẫn đến stress.

– Để tránh lây lan vi khuẩn HP thì người bệnh không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác.

– Tuyệt đối tránh xa rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn, đồ uống có gas và các loại chất kích thích.

Tìm hiểu thêm: Viêm đại tràng sigma là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi: Nguyên nhân do đâu?

Tuyệt đối tránh xa rượu, bia và các loại chất kích thích.

2.2. Thăm khám và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ đã lên

– Thăm khám khi thấy xuất hiện dấu hiệu trào ngược dạ dày đi kèm mệt mỏi

– Tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ

– Uống theo đúng đơn thuốc mà bác sĩ đã kê.

– Không được ngưng thuốc khi thấy triệu chứng đã thuyên giảm.

– Uống đúng và đủ liều theo chỉ định tránh uống thuốc lung tung nhằm làm giảm hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh.

2.3. Chế độ ăn uống

Thực phẩm nên bổ sung:

– Rau xanh

– Trái cây tươi ( trừ những loại quả có tính axit cao)

– Thức ăn được nấu chín kỹ và mềm, dễ tiêu hóa.

– Các loại ngũ cốc nguyên hạt.

– Sữa chua.

– Bánh mì

– Thực phẩm giàu protein,…

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi: Nguyên nhân do đâu?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Nên bổ sung bánh mì vì đây là thực phẩm tốt cho người bị trào ngược

Thực phẩm nên tránh

– Đồ ăn cay nóng, chua.

– Thức ăn lên men: Kim chi, dưa muối, cà muối, hành muối…

– Thức ăn nhanh.

Ăn uống đúng cách dành cho người bị trào ngược dạ dày

– Không nên ăn quá no cũng như không để bụng bị đói.

– Không vận động mạnh hay nằm ngay sau bữa ăn.

– Không ăn sau 9 giờ tối.

– Ăn đúng giờ và không được bỏ bữa.

– Tập ăn chậm, nhai kỹ thành một thói quen hằng ngày.

2.4. Luôn giữ tinh thần luôn vui vẻ

Tinh thần luôn cảm thấy vui vẻ thoải mái cũng chính là yếu tố quan trọng góp phần trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày của bạn. Chính vì vậy người bệnh nên:

– Luôn giữ tinh thần vui vẻ. Tránh để bị căng thẳng kéo dài

– Sắp xếp thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi sao cho phù hợp.

– Nên luyện tập thể thao hằng ngày như: Yoga, đi bộ, thiền, bơi lội, đạp xe…

Hy vọng những thông tin về tình trạng trào ngược dạ dày gây mệt mỏi trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh kết hợp tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh hoàn toàn có thể nhanh chóng hồi phục. Do vậy khi bị bệnh chúng ta không nên chủ quan mà cần sớm có biện pháp ngăn ngừa và điều trị sớm để luôn có một sức khỏe thật tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *