Viêm đường tiết niệu là căn bệnh gây ám ảnh với cả nam và nữ giới. Tuy chưa thực sự có ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe, bệnh gây nhiều nỗi phiền toái, có khi còn tái phát gây nhiều bứt rứt, khó chịu. Tìm hiểu về bệnh và cách điều trị sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn con đường đúng đắn để thoát bệnh dễ dàng hơn.
Bạn đang đọc: Viêm đường tiết niệu và cách điều trị hiệu quả
1. Khái niệm viêm đường tiết niệu
Nước tiểu hoàn toàn vô trùng nếu trong điều kiện bình thường. Nếu nước tiểu bị nhiễm trùng, có vi khuẩn, đó là biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu.
Dựa theo vị trí và tình trạng viêm nhiễm đường niệu, các chuyên gia đã phân loại bệnh như sau:
– Theo vị trí: Theo vị trí của các bộ phận trong hệ tiết niệu, có nhiễm trùng niệu trên và nhiễm trùng niệu dưới. Nhiễm trùng niệu trên bao gồm: Viêm bể thận cấp, viêm bể thận mạn, viêm thận ngược chiều… Nhiễm trùng niệu dưới bao gồm: Viêm bàng quang, niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt.
– Theo cấp độ: Theo tình trạng, cấp độ sẽ có phân loại nhiễm trùng không biến chứng và nhiễm trùng có biến chứng. Nhiễm trùng không biến chứng thường rất chóng khỏi, điều trị đơn giản và không tái phát. Còn nhiễm trùng có biến chứng thường gây nên nhiều đau đớn khó chịu, hay tái phát và thường phải điều trị dai dẳng.
Nếu nước tiểu bị nhiễm trùng, có vi khuẩn, đó là biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu.
2. Triệu chứng và biến chứng bệnh viêm đường tiết niệu
Triệu chứng:
Mỗi giai đoạn và mỗi người bị viêm tiết niệu sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, đặc trưng của viêm đường tiết niệu là những dấu hiệu sau:
– Gặp các vấn đề về đường tiểu: Bị tiểu rắt, mót tiểu, đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu rất ít. Hiện tượng tiểu ngắt quãng khiến người bệnh ngại đi tiểu, cảm giác châm chích, ngứa ngáy.
– Nước tiểu có màu vàng đục, có mùi hôi, có thể có bọt hoặc có màu đỏ hồng do nhiễm cả màu máu.
– Người bệnh thường đau tức ở vùng lưng, hông, bụng dưới. Với nữ giới thì đau ở vùng trung tâm xương chậu và ở cả xung quanh xương mu.
– Trạng thái mệt mỏi trầm trọng: Nếu hiện tượng viêm nhiễm ngược dòng lên thận và đài bể thận, người bệnh còn bị sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, hết sức mệt mỏi.
Khi các dấu hiệu kéo dài mà vẫn không được điều trị, bệnh gây nên những biến chứng trầm trọng như sau:
– Chức năng thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ổ viêm làm tế bào thận bị xơ hóa.
– Biến chứng hẹp niệu đạo do quá trình viêm nhiễm để lại sẹo ở nam giới
– Nguy cơ sinh non nếu tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng
– Bệnh bị tái phát nhiều lần, ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt vợ chồng
– Viêm bể thận cấp tính có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng đến tính mạng
Tìm hiểu thêm: Xử lý khi bị nhiễm trùng tiết niệu ở phụ nữ
Viêm đường tiết niệu khiến người bệnh gặp các vấn đề về đường tiểu, đau rát, khó chịu
3. Điều trị viêm đường tiết niệu
3.1. Điều trị bằng thuốc
Hiện nay, phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu là dùng thuốc. Dùng thuốc có mục đích chính là đó là ngăn ngừa vi khuẩn lây lan và hạn chế các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tùy thuộc vào giai đoạn và dấu hiệu cụ thể, mỗi bệnh nhân sẽ có chỉ định dùng thuốc riêng biệt. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc vì có thể sẽ khiến bệnh trầm trọng thêm.
– Nhiễm khuẩn lần đầu, tình trạng nhẹ: Bệnh nhân chỉ định dùng các loại kháng sinh thông thường. Thời gian sử dụng thuốc thường là một tuần. Sau khi hết thuốc thì bệnh nhân cần khám lại xác định hiệu quả thuốc. Không nên sinh hoạt vợ chồng khi chưa khỏi hẳn. Cần chú ý duy trì thói quen và chế độ ăn uống lành mạnh.
– Dấu hiệu rõ rệt, bị viêm tái phát: Duy trì dùng kháng sinh với liều được chỉ định ở mức cao, thường dùng với thời gian dài hơn, tối thiểu là 6 tháng. Nếu dùng 1 khoảng thời gian mà không tiến triển thì cần liên hệ để được bác sĩ tư vấn thay thuốc và liều lượng. Cần kiêng các hoạt động tình dục trong khi bị tái phát chưa khỏi.
– Viêm cấp độ nặng nề, không đáp ứng thuốc: Bệnh nhân sẽ được nhập viện để truyền kháng sinh. Nếu tình trạng cải thiện với xem xét xuất viện và dùng thuốc bảo tồn.
Các loại thuốc kháng sinh có thể gây nên những tác dụng phụ như mệt mỏi, tiêu hóa bị ảnh hưởng. Cần lưu ý và thông tin đến bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu bất thường. Chú ý kết hợp nghỉ ngơi dinh dưỡng điều độ.
>>>>>Xem thêm: Quá trình sỏi tiết niệu hình thành và phát triển
Viêm đường tiết niệu thường được điều trị hiệu quả bằng thuốc
3.2. Có lối sống khoa học
Ngoài việc dùng thuốc trong điều trị, cần kết hợp ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tránh làm tăng triệu chứng và tránh tái phát.
Về chế độ ăn uống:
– Bổ sung đủ nước mỗi ngày tùy cơ thể mỗi người. Uống nước vô cùng quan trọng để đẩy mạnh bài tiết, giúp đường niệu sạch sẽ và thông thoáng.
– Bổ sung thêm các loại nước ép khác như nam việt quất, nước ép cam, chanh…
– Dùng các thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua lợi khuẩn…
– Bổ sung thêm các thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua tiệt trùng, phô mai…
– Hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C và các chất xơ…
– Ăn đồ lợi tiêu hóa, không dùng đồ chiên rán quá nhiều
– Hạn chế các chất kích thích
Về sinh hoạt:
– Đi tiểu ngay khi có nhu cầu
– Chú ý vệ sinh bộ phận kín sạch sẽ, nhẹ nhàng và đúng cách
– Sinh hoạt vợ chồng lành mạnh
– Nên lựa chọn dung dịch vệ sinh không gây kích ứng đối với phụ nữ.
– Mặc quần lót mềm mại, thông thoáng, tránh gây kích ứng
Viêm đường tiết niệu điều trị không quá khó, tuy nhiên cần sự kiên nhẫn và chủ động từ người bệnh. Dùng thuốc theo chỉ dẫn và tuân thủ các nguyên tắc điều trị, đồng thời chú ý dinh dưỡng sinh hoạt lành mạnh sẽ sớm khắc phục đc cái triệu chứng bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.