Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị

Việt Nam có tỷ lệ dân số mắc sỏi tiết niệu vào hàng cao trên thế giới. Vậy nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quan nhất.

Bạn đang đọc: Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị

1. Sỏi tiết niệu là bệnh gì?

Hệ tiết niệu bao gồm hai quả thận, hai niệu quản hai bên, bàng quang và niệu đạo. Sỏi xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong hệ tiết niệu được gọi là sỏi hệ tiết niệu. Vì thế bệnh bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.

Sỏi được hình thành do sự kết tủa của các tinh thể vô cơ trong nước tiểu. Sỏi thận thường gặp nhất. Tỷ lệ mắc sỏi ở nam giới cao gấp 3 lần nữ giới. Độ tuổi trung của bệnh nhân từ 30 đến 50 tuổi.

Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị

Sỏi có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên hệ tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo

2. Phân loại sỏi hệ tiết niêu

2.1. Phân loại sỏi tiết niệu dựa theo thành phần hóa học

Sỏi Calci: Đây là loại sỏi thường gặp nhất, chiếm khoảng 80%. Sỏi cứng, cản quang, bề mặt gồ ghề. Có hai loại là sỏi calci oxalat và calci phosphat.

Sỏi Acid uric: Sỏi này dễ hình thành khi pH của nước tiểu thấp. Sỏi có tính chất không cản quang. Nên không phát hiện được khi chụp bằng X-quang.

Sỏi Cystine có tính chất trơn láng bề mặt, xuất hiện nhiều cục, thường có mặt tại thận.

Sỏi phosphat, amoniac và magnesi xuất hiện kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn. Tính chất bở, màu vàng do nhiễm khuẩn đường niệu gây ra. Sỏi có thể lấp kín các đài bể thận nên còn được gọi là sỏi san hô.

2.2. Phân loại sỏi tiết niệu dựa trên vị trí

Dựa vào vị trí phân loại bệnh bao gồm có sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.

3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh?

Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi hệ tiết niệu. Các nguyên nhân chính được thống kê như sau:

– Các muối khoáng hòa tan như canxi, oxalat, urat… trong nước tiểu hình thành, kết tủa.

– Nguyên nhân do giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

– Sự thay đổi pH trong nước tiểu gây nên sự lắng đọng sỏi.

– Dị dạng đường niệu và yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân.

– Những yếu tố thuận lợi khiến các muối khoáng hòa tan kết tinh thành một hạt sỏi nhỏ. Sau đó qua quá trình tích tụ sẽ tạo thành sỏi.

Tìm hiểu thêm: Viêm đường tiết niệu quan hệ có lây không và những lưu ý

Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị

Cơ thể không đào thải hết cặn bã, dẫn tới tích tụ và hình thành sỏi trong hệ tiết niệu

4. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi hệ tiết niệu

– Nhóm những người có bất thường bẩm sinh về đường tiết niệu

– Trong gia đình có người thân mắc sỏi hệ tiết niệu. Đây có thể là nguyên nhân được đánh giá theo cùng một chế độ ăn uống, sinh hoạt nên dễ bị bệnh như nhau.

– Những người đã từng trải qua can thiệp đường tiết niệu.

– Nhóm những người bị viêm đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần.

– Nhóm những người uống không đủ nước cho cơ thể, người cao tuổi.

– Những người bị liệt, phải nằm một chỗ lâu ngày.

– Nhóm những người bị mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

– Những người phải lao động trong môi trường nóng nực.

– Những người có thói quen nhịn tiểu, tiểu không hết.

– Tác dụng phụ của một số thuốc cũng làm tăng nguy cơ gây sỏi.

5. Triệu chứng của bệnh là gì?

Mỗi vị trí sỏi trong hệ tiết niệu sẽ gây ra những triệu chứng đặc trưng riêng. Tuy nhiên, sỏi tiết niệu thường xuất hiện những biểu hiện từ âm ỉ đến dữ dội. Tất cả các vị trí sỏi trong hệ tiết niệu gây ra những biểu hiện khó chịu cho người bệnh như:

Người bệnh bị đau: Đây là biểu hiện thường gặp nhất. Vị trí đau ở thắt lưng. Cơn đau có thể âm ỉ rồi đau nặng hơn, có lúc đau rất dữ dội. Cơn đau lan từ thắt lưng ra phía trước bụng và lan xuống vùng bẹn. Cơn đau sỏi thường khởi phát tự nhiên. Đau nặng hơn khi người bệnh vận động mạnh khiến sỏi cọ xát vào hệ tiết niệu. Cơn đau sỏi có thể giảm xuống khi người bệnh nằm nghỉ ngơi.

Xuất hiện những bất thường về đi tiểu: Người bệnh xuất hiện hàng loạt các triệu chứng khó chịu như tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, nước tiểu sậm màu, tiểu ra máu…

Xuất hiện triệu chứng sốt do bệnh nhân bị nhiễm khuẩn.

Sỏi bị vướng lại tại bất cứ một vị trí nào trên đường tiết niệu nếu không được bài xuất ra ngoài thì nó sẽ to lên. Khi sỏi to lên sẽ gây cản trở lưu thông của nước tiểu. Dẫn đến ứ đọng, giãn phình vị trí phía trên chỗ bít tắc. Sỏi để lâu sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm:

– Gây ứ nước tiểu, gây nhiễm trùng đường tiểu.

– Gây viêm thận cấp và mạn tính.

– Gây vỡ thận…

Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Sỏi niệu đạo nam: nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Người bệnh cảm thấy bị đau lưng, đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt…

6. Có những phương pháp điều trị bệnh như thế nào?

Sỏi tiết niệu điều trị hiệu quả khi được phát hiện sớm, lúc viên sỏi còn nhỏ và số lượng sỏi ít. Khi sỏi lớn, có nhiều biến chứng xảy ra việc điều trị có khó khăn hơn và tốn kém chi phí hơn. Hiện nay đang áp dụng những phương pháp điều trị như sau:

Điều trị nội khoa bằng thuốc. Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân có sỏi kích thước nhỏ

Điều trị ngoại khoa. Trước đây, can thiệp sỏi hệ tiết niệu thường phải mổ mở nhất là điều trị sỏi thận. Ngày nay, với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, điều trị ngoại khoa sỏi hệ tiết niệu có những phát triển vượt bậc. Phương pháp mổ mở đang được dần thay thế bằng 3 phương pháp tán sỏi tiên tiến là: Tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ và tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser.

7. Phòng tránh hiệu quả bệnh sỏi tiết niệu

Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Ít nhất phải uống đủ mỗi ngày 2 lít nước.

Tránh các nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nếu bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cần chữa trị dứt điểm.

Từ bỏ thói quen nhịn tiểu.

Ăn uống khoa học, nên ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh, hạn chế ăn đồ ăn nướng, chiên, xào…

Vận động thường xuyên, khoa học, vừa sức…

Sỏi tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến. Nếu phát hiện sớm việc điều trị sẽ đơn giản và ít tốn kém. Ngược lại nếu phát hiện muộn chi phí điều trị cao và gây nhiều phiền toái. Thăm khám sức khỏe thường xuyên và khi có dấu hiệu bất thường ở hệ tiết niệu giúp bạn phòng bệnh tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *