Điều trị dạ dày Hp cần tuân theo phác đồ với các loại thuốc kết hợp theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng sai phác đồ mang lại hậu quả nghiêm trọng, trong đó có sự kháng thuốc gây tái lại và gây khó khăn trong điều trị.
Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị dạ dày Hp dương tính
1. Tại sao cần điều trị dạ dày Hp?
Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) ẩn náu trong niêm mạc dạ dày người. Chúng tiết chất kích thích khiến niêm mạc tiết nhiều axit hơn, làm suy yếu chức năng dạ dày. Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây nên viêm loét dạ dày, nghiêm trọng hơn là xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và ung thư dạ dày.
Để điều trị tận gốc khuẩn Hp không hề đơn giản. Vì vi khuẩn này có tốc độ sinh sôi và phát triển nhanh, sức đề kháng cao. Khuẩn HP có thể sinh sống ở môi trường khắc nghiệt như dạ dày có chứa acid dạ dày nên rất khó diệt tận gốc. Khi xuất hiện các triệu chứng liên quan đến bệnh dạ dày nghi ngờ do khuẩn Hp như đau vùng thượng vị, ợ hơi ợ chua, đầy bụng, khó tiêu… người bệnh nên khám ngay. Sau khi xét nghiệm và chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị dạ dày Hp phù hợp.
Điều trị vi khuẩn HP để tránh viêm loét dạ dày
2. Xét nghiệm xác định trước khi điều trị dạ dày Hp
2.1 Xét nghiệm phân
Vi khuẩn HP trong dạ dày được cơ thể đào thải ra ngoài qua phân. Bởi vậy nên xét nghiệm phân là cách được dùng để phát hiện vi khuẩn HP hiệu quả. Xét nghiệm phân bao gồm xét nghiệm kháng nguyên trong phân và xét nghiệm PCR phân.
– Xét nghiệm kháng nguyên phân: Xét nghiệm này thực hiện nhằm tìm kiếm các kháng nguyên liên quan đến nhiễm Hp trong phân. Đây cũng là cách xét nghiệm phân phổ biến nhất để phát hiện khuẩn HP.
– Xét nghiệm PCR phân: Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase trong phân diệt trừ khuẩn Hp. Khi có các đột biến kháng lại thuốc kháng sinh sẽ được dùng để điều trị khuẩn HP.
Phương pháp này có chi phí hợp lý, kết quả chính xác tuy nhiên không cho kết quả nhanh. Hơn nữa, vấn đề vệ sinh khi lấy phân xét nghiệm cũng là trở ngại lớn với bệnh nhân và kỹ thuật viên.
2.2 Kiểm tra hơi thở
Kiểm tra hơi thở hay còn gọi là test ure, test hơi thở C13 là phương pháp không xâm lấn, chính xác và cho kết quả nhanh. Trước khi kiểm tra hơi thở khoảng 15 – 30 phút, người bệnh được cho uống thuốc viên hoặc dung dịch ure. Có 2 dạng thiết bị test hơi thở là:
– Test thở sử dụng bóng (thở vào một thiết bị có hình dạng giống quả bóng)
– Test thở sử dụng thử (thổi hơi thở vào thiết bị có hình dạng giống thẻ ATM)
Hơi thở được thiết bị đánh giá, phân tích có dương tính với khuẩn Hp hay không. Kết quả dương tính nghĩa là bạn đã nhiễm khuẩn Hp. Kết quả âm tính là ngược lại. Test hơi thở kiểm tra Hp phù hợp với nhiều đối tượng như trẻ em, người từng điều trị HP và muốn đánh giá lại hiệu quả.
Có nhiều cách để xét nghiệm khuẩn HP trong dạ dày
2.3 Xét nghiệm máu
Cơ thể sẽ sinh ra kháng thể nếu nhiễm khuẩn Hp. Kháng thể này có trong máu, bởi vậy nên có thể kiểm tra vi khuẩn HP thông qua xét nghiệm máu. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không ưu tiên thực hiện. Vì khuẩn Hp tồn tại trong các khu vực khác như xoang, đường ruột, khoang miệng và không gây bệnh. Có trường hợp vi khuẩn Hp dạ dày đã điều trị hết nhưng kháng thể vẫn tiếp tục tồn tại trong máu một thời gian vài năm hoặc vài tháng. Bởi vậy nếu chỉ dựa trên xét nghiệm máu để kết luận thì độ tin cậy sẽ không cao.
2.4 Nội soi dạ dày
Nội soi là phương pháp phổ biến nhất để xác định khuẩn Hp. Bác sĩ sử dụng ống nhỏ xâm nhập vào dạ dày theo thực quản, rồi lấy mảnh sinh thiết quanh tổn thương tại dạ dày. Sau đó làm xét nghiệm clo test hoặc nuôi cấy vi khuẩn để kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn Hp. Cách làm này không chỉ chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm Hp mà còn đánh giá được mức độ thương tổn. Từ đó đưa ra chẩn đoán bệnh và có phác đồ điều trị chính xác.
3. Mục tiêu điều trị dạ dày Hp
Điều trị dạ dày HP tập trung vào mục tiêu:
– Loại bỏ vi khuẩn Hp
– Chữa lành niêm mạc dạ dày
– Ngăn vết loét tái phát
– Hạn chế nguy cơ ung thư
Người bệnh cần thời gian khoảng từ 1 – 2 tuần để cảm nhận các phương pháp điều trị phát huy hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Mổ ruột thừa được hưởng bảo hiểm không? Mức hưởng BHYT
Cần lưu ý trong điều trị khuẩn HP tránh tái phát
4. Phương pháp điều trị dạ dày Hp
4.1 Thuốc điều trị khuẩn Hp dạ dày
Điều trị Hp thường được điều trị với ít nhất là 2 loại kháng sinh khác nhau cùng một lúc, có thể gồm:
– Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Giảm sản xuất axit trong dạ dày
– Bismuth subsalicylate: Bao phủ và bảo vệ vết loét khỏi axit dạ dày. Dùng kèm kháng sinh diệt khuẩn Hp.
– Kháng sinh diệt vi khuẩn.
Sau ít nhất là khoảng 4 tuần điều trị, người bệnh sẽ được yêu cần xét nghiệm lại để đánh giá hiệu quả. Nếu vi khuẩn Hp còn tồn tại thì sẽ tiến hành điều trị đợt 2. Trong đó có ít nhất một loại kháng sinh khác với loại đã dùng ở lần đầu tiên. Việc tự ý uống hoặc ngừng thuốc kháng sinh rất nguy hiểm, có thể làm vi khuẩn Hp kháng thuốc và khó điều trị hơn.
4.3 Điều trị dạ dày Hp tại nhà
Ngoài điều trị bằng thuốc thì người bệnh trong giai đoạn điều trị Hp cần thay đổi thói quen sống. Đây là điều quan trọng giúp điều trị hiệu quả, giảm nguy cơ tái phát với một số biện pháp như:
– Nghỉ ngơi đầy đủ, đi ngủ sớm, giảm căng thẳng
– Kiêng đồ uống có cồn, chất kích thích
– Bổ sung rau củ và thực phẩm chứa lợi khuẩn
– Hạn chế thực phẩm nhiều acid, đồ chiên rán, cay nóng,…
>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa gây sốt một ngày đi đại tiện từ 2-3 lần
Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn
Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau trong quá trình điều trị Hp dạ dày. Điều này tránh làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Nếu cần thuốc giảm đau, người bệnh có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được giúp đỡ.
Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chuyên phát hiện và điều trị dạ dày Hp thông qua các phương pháp hiện đại. Thu Cúc TCI là một trong số ít bệnh viện tại Hà Nội thực hiện kháng sinh đồ vi khuẩn HP để nhận biết vi khuẩn kháng thuốc. Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ nhiễm khuẩn HP, đừng ngần ngại đi khám ngay để được chẩn đoán và được điều trị với phác đồ chuẩn, mang lại hiệu quả cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.