Viêm đại tràng không xác định là các trường hợp mắc viêm ruột (IBD) khó phân biệt được là bệnh đại tràng hay bệnh Crohn, có nguy cơ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Viêm đại tràng không xác định là gì? Cách điều trị
1. Tổng quan về viêm đại tràng không xác định
Viêm ruột là bệnh lý mãn tính ở ruột, được chia thành hai dạng chính là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Hai bệnh này được xác định dựa trên kết quả lâm sàng, mô học, nội soi và X-quang. Tuy nhiên, có 10-15% trường hợp viêm ruột có đặc điểm của cả hai bệnh lý này nên khó phân loại. Những trường hợp này được xếp vào nhóm viêm đại tràng không xác định.
Định nghĩa cho viêm đại tràng không xác định (IBD) hiện vẫn gây tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu coi đây là một dạng thứ 3 của viêm ruột, trong khi một số người khác chỉ cho rằng viêm đại tràng không xác định là dự phòng cho đến khi có chẩn đoán chắc chắn.
Định nghĩa này được dùng nhiều khi không thể xác định được một trong hai dạng chính ngay cả trong khi nội soi và sinh thiết. Với người mắc viêm đại tràng không xác định, theo thời gian bệnh sẽ có diễn biến thêm và có các dấu hiệu rõ ràng hơn. Khoảng 50-80% người bệnh có thể xác định bệnh lý chính xác sau đó.
Đại tràng bị viêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
2. Nguyên nhân gây viêm đại tràng không xác định
Nguyên nhân chính xác gây ra viêm đại tràng không xác định hiện vẫn chưa được làm rõ. Các nhà khoa học phỏng đoán nguyên nhân do vấn đề ở hệ thống miễn dịch của cơ thể. Phản ứng miễn dịch bất thường khiến hệ miễn dịch không chỉ tấn công virus, vi khuẩn mà còn các tế bào trong đường tiêu hóa. Ngoài ra còn có chế độ ăn uống không lành mạnh, tình trạng stress, căng thẳng cũng làm tăng nặng hơn tình trạng bệnh. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
– Tuổi tác: Phần lớn người mắc bệnh IBD phát hiện bệnh sớm, được chẩn đoán khi còn trẻ. Tuy nhiên cũng có trường hợp phát bệnh tầm 50-60 tuổi.
– Chủng tộc: Người da trắng có nguy cơ mắc cao hơn so với các chủng tộc khác.
– Tiền sử gia đình: Người thân trong gia đình mắc bệnh dẫn tới nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
– Thuốc kháng viêm không steroid: Tăng nguy cơ phát triển bệnh hoặc khiến bệnh trầm trọng hơn.
3. Biến chứng của viêm đại tràng không xác định
Bệnh viêm đại tràng không xác định kéo dài nếu không được điều trị phù hợp có thể dẫn tới các biến chứng:
– Ung thư đại tràng: IBD tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, cần tầm soát để phát hiện ở giai đoạn sớm.
– Viêm da, mắt và khớp: Khi khởi phát viêm cấp tính sẽ gây ra một số rối loạn như viêm khớp, tổn thương da, viêm mắt.
– Viêm đường mật xơ hóa nguyên phát: Đây là bệnh mạn tính khi tất cả đường mật trong và ngoài gan bị viêm xơ, dẫn đến hẹp đường mật. Gây tích tụ mật trong gan và gây tổn thương gan.
– Xuất hiện các cục máu đông: Nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch.
– Ảnh hưởng khác: Sử dụng thuốc kéo dài trị viêm đại tràng không tốt cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Bệnh đại tràng kiêng ăn gì?
Cần điều trị viêm đại tràng tránh biến chứng nguy hiểm
4. Điều trị viêm đại tràng không xác định
Để điều trị viêm đại tràng không xác định, bác sĩ cần chẩn đoán bệnh chính xác. Sau khi theo dõi thêm, bác sĩ có thể chẩn đoán phân biệt xác định người bệnh mắc viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn. Vì bệnh lý cụ thể ảnh hưởng lớn đến lựa chọn điều trị của bác sĩ. Đối với người viêm đại tràng nhưng không xác định, phương pháp bao gồm:
4.1 Sử dụng thuốc trị viêm đại tràng không xác định
Một số loại thuốc thường được sử dụng để cải thiện tình trạng viêm đại tràng gồm:
– Nhóm thuốc kiểm soát viêm, kháng viêm có tác dụng toàn thân
– Thuốc điều hòa hệ miễn dịch
– Thuốc kháng sinh
– Thuốc sinh học để làm chậm tái phát sau phẫu thuật.
4.2 Phẫu thuật trị viêm đại tràng không xác định
Trong trường hợp ăn uống và cải thiện lối sống, sử dụng thuốc không có hiệu quả thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Việc này nhằm loại bỏ ruột bị tổn thương. Đặc biệt là khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như nghẽn ruột, áp xe hoặc xuất huyết.
5. Chế độ ăn uống dành cho người bệnh
Người bị viêm ruột nói chung thường được khuyến khích thực hiện chế độ ăn “ít chất tồn dư”. Hạn chế các thực phẩm khó tiêu để giảm số lần đi ngoài với lượng phân ít hơn. Ngoài ra cần bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
5.2 Nên ăn gì?
– Uống nhiều nước: Tích cực uống ít nhất 1,5l nước mỗi ngày để bù lại lượng nước đã mất do đi ngoài nhiều lần.
– Probiotics: Thực phẩm chứa lợi khuẩn như men vi sinh, sữa chua… giúp bảo vệ lớp loét, hỗ trợ phục hồi niêm mạc dạ dày đại tràng.
– Hoa quả, rau xanh: Nguồn cung cấp khoáng chất, vitamin thiết yếu đồng thời chứa lượng chất xơ dồi dào.
– Các loại cá: Cung cấp acid amin và chất béo bão hòa tốt cho đường ruột
– Thịt trắng: Bao gồm thịt gà, ngan, ngỗng,… dễ tiêu hóa hơn thịt đỏ.
5.1 Nên kiêng gì?
– Rượu, bia, cà phê: Kích thích niêm mạc.
– Thức ăn chế biến sẵn: Đồ chế biến sẵn chứa hàm lượng chất phụ gia cao, khiến bệnh trầm trọng hơn.
– Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ: Khiến đường ruột hoạt động quá tải.
– Sữa và sản phẩm từ sữa: Dễ đầy bụng, tiêu chảy, đầy hơi…
>>>>>Xem thêm: Mổ ruột thừa ăn được những gì?
Thực hiện lối sống lành mạnh hạn chế biểu hiện bệnh
5.3 Lối sống lành mạnh
Người bệnh viêm đại tràng nên hạn chế căng thẳng. Có thể thư giãn bằng cách tập thiền, thả lỏng cơ thể, hít thở sâu. Tâm trạng không tốt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới đường tiêu hóa.
Ngoài ra bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng, nâng cao sức khỏe tinh thần. Một số môn như yoga, chạy bộ, bơi lội… tăng lưu thông máu tới hệ tiêu hóa. Nếu các biện pháp không hiệu quả, người bệnh vẫn căng thẳng, mệt mỏi sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Trên đây là những điều cần biết về viêm đại tràng không xác định. Để phát hiện và chẩn đoán bệnh chính xác, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ đáng tin cậy. Thu Cúc TCI chuyên thăm khám và điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa nói chung và bệnh đại tràng nói riêng. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng mà đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất với từng người.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.