Dấu hiệu đại tràng có vấn đề ngày càng xuất hiện ở nhiều người. Bệnh đại tràng là một trong các bệnh lý ở hệ tiêu hóa phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau do mỗi nguyên nhân gây bệnh. Hiểu rõ về bệnh lý này giúp chúng ta điều trị và phòng bệnh hiệu quả hơn.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu đại tràng có vấn đề, nguyên nhân, điều trị
1. Khái niệm viêm đại tràng
Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu đại tràng có vấn đề chúng ta cần tìm hiểu rõ viêm đại tràng là gì ?. Viêm đại tràng là khi trên niêm mạc của đại tràng xuất hiện các vết viêm loét. Cơ thể coi các vết viêm loét là vật thể lạ và tấn công nó khiến người bệnh thường có cảm giác đau đớn. Phần viêm loét càng lan rộng thì các triệu chứng sẽ càng rõ rệt và nghiêm trọng hơn. Bệnh gây ra nhiều khó chịu khiến ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.
Đại tràng là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Các dấu hiệu đại tràng có vấn đề dễ nhận thấy nhất
Dấu hiệu mắc bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy bạn cần tìm hiểu về các triệu chứng khi mắc bệnh nhằm giúp phát hiện bệnh sớm và dễ dàng hơn.
2.1 Co thắt bụng và đau bụng là dấu hiệu đại tràng có vấn đề
Đau bụng là một trong các biểu hiện sớm khi đại tràng bị viêm. Triệu chứng này có thể phát triển từ nhẹ đến nặng. Tần suất xuất hiện cơn đau sẽ phụ thuộc vào mức độ viêm loét tại đại tràng. Bạn có thể dùng đệm sưởi hoặc thuốc chống co thắt để giảm đau tạm thời.
2.2 Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là một triệu chứng phổ biến khác của bệnh đại tràng. Người bệnh đi nhiều lần trong ngày, thậm chí có thể lên tới hơn 10 lần. Đôi khi cảm giác buồn đi ngoài xuất hiện cả vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. Một số trường hợp trong phân có thể lẫn chất nhầy, máu hoặc mủ.
2.3 Táo bón và mót rặn
Táo bón là triệu chứng ít gặp hơn so với tiêu chảy ở người bị bệnh đại tràng. Người bệnh thường có cảm giác muốn đi ngoài tuy nhiên không thể đi được. Cảm giác đi tiêu xuất hiện ngay sau khi vừa đi ngoài xong. Triệu chứng táo bón gây ra căng thẳng, chuột rút.
2.4 Chảy máu và tiết dịch ở trực tràng
Bệnh viêm loét đại tràng có thể gây chảy máu hoặc tiết dịch nhầy từ trực tràng. Bạn sẽ thấy xuất hiện chất nhầy hoặc đốm máu trong bồn cầu hoặc trên quần áo. Quan sát phân sẽ thấy có cấu tạo mềm, xuất hiện nhầy hoặc các đốm máu. Xuất hiện cảm giác đau ở trực tràng, cảm giác muốn đi tiêu liên tục.
2.5 Thiếu máu và mệt mỏi là dấu hiệu đại tràng có vấn đề
Nếu thường xuyên bị chảy máu đường tiêu hóa bạn cũng có thể bị thiếu máu. Tình trạng này kéo dài dẫn tới suy nhược cơ thể, mệt mỏi. Ngay cả khi không bị thiếu máu thì mệt mỏi cũng là một trong các biến chứng phổ biến ở người bị viêm đại tràng. Các dấu hiệu khi cơ thể bị thiếu máu là:
– Chóng mặt
– Da dẻ nhợt nhạt
– Đau đầu
Để chẩn đoán thiếu máu bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm. Bệnh nhân có thể được yêu cầu bổ sung sắt kê đơn hoặc không kê đơn.
2.6 Đau khớp và ngón tay khoèo
Có thể bạn chưa biết nhưng khi mắc bệnh đại tràng có thể làm các khớp xương đau nhức. Dấu hiệu là phần lưng, hông, đầu gối hoặc các khớp khác bị đau. Viêm đại tràng cũng có thể ảnh hưởng tới phổi, da, gan,…Các triệu chứng gồm:
– Móng tay bị cong xuống
– Tăng độ tròn và mở rộng móng
– Tăng diện tích góc giữa móng tay và lớp biểu bì
– Các đầu ngón tay bị đỏ, sưng phồng lên
Đau bụng là dấu hiệu đại tràng có vấn đề
3. Nguyên nhân gây nên tình trạng đại tràng bị viêm loét
Đại tràng gặp vấn đề do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Các nghiên cứu đã tổng hợp và chỉ ra một số nguyên nhân chính gây bệnh.
3.1 Nhiễm khuẩn và nhiễm độc
Điều kiện môi trường, ăn uống không đảm bảo vệ sinh khiến người bệnh bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây bệnh
– Các loại vi khuẩn, virus gây bệnh qua đường thức ăn, nguồn nước
– Nhiễm các loại vi khuẩn đặc hiệu: Trực khuẩn lao, lỵ,…
– Nhiễm nấm: Thường xảy ra ở người bị suy giảm miễn dịch, người dùng thuốc corticoid và thuốc kháng sinh kéo dài
Bên cạnh đó một số trường hợp mắc bệnh là do nhiễm phải các chất độc hại lẫn trong thức ăn, đồ uống, nhiễm phóng xạ,…
3.2 Do một số bệnh lý
– Những người bị các bệnh lý về đường ruột: Thiếu máu cục bộ, viêm ruột,…làm tăng nguy cơ mắc bệnh
– Bệnh Crohn
– Người bị táo bón kéo dài
3.3 Do lạm dụng thuốc
Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi. Điều này làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường tiêu hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại phát triển.
Nếu gặp phải một trong số các triệu chứng trên bạn nên tới bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách điều trị rò hậu môn phức tạp
Vi khuẩn là mộ trong những nguyên nhân gây bệnh
4. Một số phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh lý không còn quá xa lạ vì vậy hiện nay y học đã có nhiều biện pháp chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ dựa trên các chẩn đoán lâm sàng để tư vấn bệnh nhân lựa chọn cách chẩn đoán phù hợp.
– Xét nghiệm máu: Giúp đánh giá tình trạng thiếu máu do chảy máu đại tràng hay do viêm nhiễm
– Xét nghiệm phân: Giúp loại trừ các bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn, siêu vi trùng, kí sinh trùng gây ra dựa vào số lượng bạch cầu.
– Nội soi đại tràng: Giúp quan sát tình trạng đại tràng đồng thời lấy mẫu mô để phân tích
– Chụp X-quang: Kiểm tra toàn bộ vùng bụng và các cơ quan xung quanh
– Chụp CT: Chụp phần bụng và xương chậu theo chỉ định của bác sĩ khi nghi ngờ bị viêm đại tràng
5. Các điều trị và phòng ngừa viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh rất dễ mắc phải và dễ tái nhiễm. Chính vì vậy sau khi điều trị thành công người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe.
– Điều trị nội khoa theo đơn kê của bác sĩ. Các loại thuốc thường sử dụng gồm: Thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống ký sinh trùng, thuốc chữa tiêu chảy,…
– Tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng cần tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ phần đại tràng bị viêm
– Thiết lập chế độ dinh dưỡng đảm bảo bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất và vitamin giúp giảm viêm loét
– Hạn chế ăn các thực phẩm sống hoặc thức ăn giàu chất xơ khi đang bị tiêu chảy. Người lại, người bị táo bón nên ăn nhiều chất xơ và giảm chất béo
– Tránh ăn các thực phẩm có tính kích thích như cafe, các chế phẩm từ sữa, thức ăn chay cay
– Thực hiện chế độ ăn nhiều bữa trong ngày bằng cách chia nhỏ các bữa ăn
– Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày bằng: Nước lọc, nước hoa quả, nước canh, súp,…
– Giảm tải áp lực, căng thẳng
– Thường xuyên tập luyện bằng các bài thể dục nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật mổ viêm đại tràng có thể cắt bỏ một
Giữ tinh thần vui vẻ giúp đẩy lùi mọi bệnh tật
Mong rằng qua bài viết bạn đã nắm được các dấu hiệu đại tràng có vấn đề ở giai đoạn sớm. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp chữa bệnh dễ dàng hơn khi phát hiện bệnh muộn. Người bệnh cần nghiêm túc điều trị theo các yêu cầu của bác sĩ để bệnh lý mau được đẩy lùi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.