Đau bụng viêm đại tràng và những điều cần lưu ý 

Đau bụng viêm đại tràng là một trong những bệnh lý gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh có thể gây ra các biến chứng phức tạp nếu không được điều trị. Vì vậy mọi người cần nắm rõ các dấu hiệu khi bị viêm đại tràng nói chung để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Bạn đang đọc: Đau bụng viêm đại tràng và những điều cần lưu ý 

1. Viêm đại tràng là gì?

Đau bụng viêm đại tràng là bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa. Bệnh xảy ra khi trên niêm mạc của đại tràng xuất hiện các vết viêm loét. Khi này cơ thể sẽ nhìn nhận các vết viêm loét là vật thể lạ và tạo ra phản ứng khiến người bệnh bị đau bụng. Đại tràng là bộ phận không thể thiếu trong hệ tiêu hóa tuy nhiên chúng rất dễ bị viêm nhiễm.

Đau bụng viêm đại tràng và những điều cần lưu ý 

Viêm đại tràng là bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa

2. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đại tràng

Bệnh viêm đại tràng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số đối tượng nằm trong các nhóm dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

– Người trưởng thành: Độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh ở đại tràng càng lớn

– Người có chế độ ăn uống không khoa học: Thói ăn ăn nhiều chất béo, đồ ăn chứa chất bảo quản, đồ ăn ôi thiu,…

– Những người sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, kháng viêm không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên một số trường hợp dù uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng các thành phần trong thuốc gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới đại tràng.

– Những người đang mắc các bệnh khác liên quan tới đại tràng và ruột có thể gây ảnh hưởng và dễ mắc viêm đại tràng hơn.

3. Dấu hiệu nhận biết của đau bụng viêm đại tràng

Tương tự các bệnh ở hệ tiêu hóa, bệnh đại tràng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Việc nắm được các triệu chứng khi bị bệnh vô cùng quan trọng vì sẽ giúp mọi người phát hiện bệnh sớm.

3.1 Đau bụng viêm đại tràng

Dấu hiệu sớm và dễ dàng nhận biết nhất khi đại tràng gặp vấn đề là đau bụng. Tuy nhiên dấu hiệu này cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh ở hệ tiêu hóa khác. Cơn đau bụng viêm đại tràng thường đến sau khi ăn đồ lạ, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh,…Người bệnh sẽ có cảm đau và buồn đi đại tiện. Sau khi đi xong bệnh nhân sẽ giảm đau.

Các cơn đau bụng sẽ biểu hiện khác nhau:

– Cơn đau không tập trung ở một chỗ mà xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau

– Cơn đau không đồng đều, khi âm ỉ, khi dữ dội

– Cơn đau tăng mạnh sau khi ăn đồ ăn có tính kích thích

3.2 Rối loạn tiêu hóa kéo dài

Viêm đại tràng gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa gây ra rối loạn. Biểu hiện là người bệnh cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài táo bón và tiêu chảy xen kẽ,…Người bệnh cần chú ý theo dõi thêm vì đây là biểu hiện thường thấy của cả các bệnh lý khác ở hệ tiêu hóa.

3.3 Đau bụng viêm đại tràng gây ra bất thường khi đại tiện

Các phát hiện bệnh đại tràng là dựa vào việc vệ sinh. Phân của người bệnh ít khi thành khuôn, bề mặt phân không mịn, khi thì cứng, lúc lại lỏng. Nếu bị viêm nặng trong phân sẽ có lẫn máu, mủ hoặc dịch nhầy.

Thói quen đi ngoài của người bệnh cũng thay đổi bất thường

– Thay đổi thời gian: Nếu trước đây người bệnh thường đi ngoài vào buổi sáng thì khi nhiễm bệnh họ có thể buồn đi ngoài bất cứ thời gian nào trong ngày

– Số lần đi ngoài: Tiêu chảy khiến người bệnh buồn đi liên tục trong ngày. Thậm chí có những trường hợp đi đại tiện hơn 10 lần/ ngày

– Tính chất phân: Quan sát phân sẽ  thấy có hiện tượng đầu rắn, đuôi lỏng

– Người bệnh thường xuyên có cảm giác muốn rặn dù vừa mới đi xong

3.4 Triệu chứng chán ăn, mệt mỏi và sụt cân nhanh

Viêm đại tràng gây ra khó tiêu vì vậy người bệnh thường không có cảm giác đói, chán ăn. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể suy nhược do không được cung cấp đủ thức ăn. Chính vì vậy nhiều trường hợp mắc bệnh đại tràng thường bị sụt cân nghiêm trọng. Người bệnh cũng bị mất ngủ do không kiểm soát được tình trạng buồn đi đại tiện liên tục.

Viêm đại tràng không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Nhiều bệnh nhân lo lắng vì bệnh chữa mãi không khỏi.

Đau bụng viêm đại tràng và những điều cần lưu ý 

Đau bụng viêm đại tràng là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh

4. Biến chứng của viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng thường xuất hiện nhiều nhất ở những người cao tuổi. Ở độ tuổi này sức đề kháng của cơ thể không còn tốt vì vậy nếu không điều trị dứt điểm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

4.1 Gây xuất huyết

Lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm khiến lớp lông nhung trơ trụi. Niêm mạc đại tràng bị bào mỏng dễ gây đứt các mạch máu khiến máu chảy ồ ạt. Dấu hiệu nhận biết là người bệnh đi ngoài có lẫn máu.

4.2 Thủng đại tràng

Các ổ viêm loét trong thời gian dài sẽ lan rộng vào bào mòn niêm mạc tế bào. Khi này có thể gây ra tình trạng thủng đại tràng. Người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội như bị dao đâm, bụng cứng đờ, toát mồ hôi,…Nếu không may gặp biến chứng này bạn cần tới bệnh viện để cấp cứu ngay.

4.3 Giãn đại tràng

Giãn đại tràng cũng là một trong số các biến chứng thường gặp khi bị viêm đại tràng được ghi nhận. Giãn đại tràng sẽ gây ra loét và thủng gấp nhiều lần so với bình thường. Người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội, thậm chí là hôn mê.

4.4 Ung thư đại tràng

Mặc dù không hề mong muốn nhưng nếu bị viêm đại tràng kéo dài thì bạn sẽ có nguy cơ cao chuyển biến sang ung thư. Tình trạng này xảy ra khi đại tràng bị viêm và tái phát liên tục. Các tế bào biểu mô bị loạn sản và chuyển thành tế bào ác tính.

Tìm hiểu thêm: Tắc ruột cao: Khái niệm, phân loại, nguyên nhân và chẩn đoán

Đau bụng viêm đại tràng và những điều cần lưu ý 

Xuất huyết đại tràng là một trong các biến chứng nguy hiểm của bệnh

5. Điều trị nội khoa – Phương pháp hiệu quả nhất

Trước khi tiến hành điều trị người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám nhằm xác định chính xác tình trạng viêm đại tràng. Hiện nay đa phần các bác sĩ và bệnh viện sẽ lựa chọn điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân. Đây là phương pháp tương đối an toàn và có tính hiệu quả cao. Người bệnh sẽ được sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc chống nhiễm trùng, thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc chống co thắt, thuốc chống nấm,…Để đạt hiệu quả cao trong điều trị người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo các yêu cầu của bác sĩ. Tránh tình trạng thay đổi liều lượng của thuốc khi thấy các dấu hiệu thuyên giảm.

6. Phòng ngừa bệnh viêm đau đại tràng

Viêm đại tràng là bệnh dễ mắc phải cũng như dễ tái nhiễm. Chính vì vậy mọi người cần thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Ăn chín, uống sôi, không nên ăn các thực phẩm chưa nấu chín,…Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể

– Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày nhằm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa

– Sắp xếp thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi điều độ

– Cân bằng cuộc sống để hạn chế căng thẳng, stress

– Nên tẩy giun định kỳ

– Luôn rửa tay sạch sẽ cùng xà phòng trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn

– Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh về đường tiêu hóa dễ lây nhiễm thì cần tiệt trùng các dụng cụ ăn uống sau khi sử dụng

– Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài

– Tích cực tập thể dục thể thao để rèn luyện cơ thể

Đau bụng viêm đại tràng và những điều cần lưu ý 

>>>>>Xem thêm: Cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu

Chia nhỏ bữa ăn giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa

Nếu không may bị đau bụng viêm đại tràng thì bạn không nên quá lo lắng. Điều quan trọng là bạn cần tích cực điều trị và thực hiện các biện pháp phòng bệnh để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *