Lưu ngay những cách trị đau dạ dày hữu hiệu tại nhà

Có rất nhiều cách trị đau dạ dày mà bạn có thể áp dụng để giảm đau nhanh, hiệu quả ngay tại nhà. Tùy theo mức độ mà người bệnh có thể áp dụng phương pháp phù hợp. 

Bạn đang đọc: Lưu ngay những cách trị đau dạ dày hữu hiệu tại nhà

1. Cách trị đau dạ dày bằng mẹo tại nhà

Một số cách trị đau dạ dày được nhiều người áp dụng từ nhiều đời nay, giúp giảm bớt đau bụng, khó chịu hiệu quả:

1.1 Cách trị đau dạ dày với xoa bóp bụng

Xoa bóp bụng là phương pháp vật lý trị liệu phổ biến trong dân gian khi bị đau dạ dày. Thực tế nếu xoa bụng đúng cách sẽ có hiệu quả trong giảm các cơn đau, cơn co thắt hay kích thích ở dạ dày. Kỹ thuật xoa bóp bụng khi bị đau là điều mà ai cũng cần biết vì ngoài giảm đau còn giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Cách làm như sau:

– Đổ vài giọt dầu nóng ra tay, xoa đều cho đến khi 2 tay ấm nóng dần lên.

– Áp 2 tay vào bụng, xoa nhẹ theo hướng từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

– Thực hiện liên tục từ 10-15 phút để làm vùng bụng ấm lên.

– Có thể tập xoa bóp vào các huyệt đạo để giảm cơn đau dạ dày như: Huyệt Thái Xung, huyệt Trung Quản, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Tam Âm Giao,…

– Thực hiện xoa bóp sau khi ăn 1 giờ. Không nên xoa bụng khi mới vừa ăn no vì sẽ khiến quá trình tiêu hóa bị rối loạn, dạ dày có thể bị đau hơn.

Lưu ngay những cách trị đau dạ dày hữu hiệu tại nhà

Có nhiều cách giảm đau dạ dày khác nhau có thể áp dụng tại nhà

1.2 Hít thở đều

Hít sâu, thở đều làm hệ thần kinh thư giãn hơn, có ích trong việc giúp tâm trạng thoải mái và bình tĩnh hơn. Vì stress, căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày. Trong trường hợp làm việc quá sức khiến dạ dày đau, người bệnh có thể thực hiện động tác hít thở sâu để giải phóng Endorphin – Chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm xúc tích cực, giảm đau hiệu quả. Hít thở đều và sâu còn giảm co bóp, giảm tiết dịch vị ở dạ dày, cải thiện sự tuần hoàn của máu tới dạ dày. 

Phương pháp hít thở giảm đau:

– Thả lỏng cơ thể, 2 tay đặt lên bụng

– Hít thở sâu bằng mũi cho đến khi bụng căng và không khí lấp đầy trong phổi

– Thở ra bằng miệng từ từ, bụng hóp lại

– Lặp lại từ 3-5 nhịp và thực hiện ít nhất mỗi ngày 2 lần

– Có thể áp dụng bất cứ khi nào thấy đau dạ dày

1.3 Bổ sung nhiều nước là cách trị đau dạ dày

Đau dạ dày có thể do cơ thể bị mất nước, khiến dịch vị trào ngược lên thực quản gây đau bụng. Nước là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cơ thể hydrat hóa ruột kết đồng thời đào thải độc tố, hỗ trợ phân hủy sinh hóa protein, lipid và carbohydrate. Nước có vai trò phân giải thức ăn để các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hơn. 

Để giảm đau dạ dày do thiếu nước, mỗi người cần uống ít nhất 1,5-2 lít nước hàng ngày. Lượng nước cũng tùy vào thể trạng, giới tính và điều kiện sinh hoạt của mỗi người. Trẻ nhỏ uống ít nước hơn so với người lớn, nữ uống ít nước hơn nam. Người vận động thể dục, thể thao, làm việc ngoài trời cần uống nhiều nước hơn bình thường. Tuy nhiên không nên bổ sung nước dồn dập cùng một lúc, tránh dạ dày căng giãn quá mức. Điều này khiến cơn đau tăng lên. 

Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày có nên uống tam thất không?

Lưu ngay những cách trị đau dạ dày hữu hiệu tại nhà

Uống nước ấm giảm đau dạ dày

1.4 Chườm ấm giảm đau dạ dày

Chườm ấm là cách trị đau dạ dày hiệu quả với cơn đau ở mức nhẹ, âm ỉ. Ngoài ra, có thể áp dụng cách sử dụng túi chườm ấm đặt lên bụng để giảm cơn đau. Nhờ được chườm ấm, các mạch máu ở thượng vị sẽ được giãn ra, giảm co bóp. Người bệnh chườm ấm theo các bước:

– Chuẩn bị túi chườm với nước ấm khoảng 50 – 65 độ C.

– Đặt túi chườm ấm lên vùng thượng vị. Thời gian từ 10-20 phút cho đến khi nước nguội dần.

– Có thể kết hợp hít thở sâu trong thời gian chườm ấm để làm giảm cơn đau. 

2. Cách trị đau dạ dày qua phương thuốc dân gian

2.1 Trị đau bao tử bằng gừng

Gừng có tính ấm, có khả năng kháng viêm, thường được dùng nhiều để giảm các chứng ợ chua, buồn nôn khi đau dạ dày. Cách làm rất đơn giản:

– Thái từ 1-2 lát gừng tươi, ăn trực tiếp chậm rãi để cơn đau thuyên giảm.

– Nếu khó ăn gừng tươi, có thể ngâm 2-3 lát gừng mỏng thả vào nước sôi, nâm từ 5-10 phút, thêm 1 thìa mật ong. Mật ong kết hợp với gừng vừa giảm viêm, vừa kháng khuẩn và chống oxy hóa. Giúp làm lành các tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng khả năng giảm đau.

Nên chọn gừng tươi, bỏ vỏ bên ngoài trước khi sử dụng. Nếu không có thì có thể thay bằng bột gừng.

2.2 Giảm đau với nước dừa

Các dưỡng chất kali và magie trong nước dừa đóng vai trò thanh nhiệt, giảm hẳn các cơn đau co thắt dạ dày. Nước dừa cũng là thức uống giải khát bổ dưỡng, được sử dụng để cải thiện các vấn đề tiêu hóa.

Nước dừa không chỉ giảm đau mà còn là thức uống bù điện giải có chứa hàm lượng acid, calo và đường tự nhiên. Tăng khả năng kháng viêm, thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước dừa để tránh lạnh bụng, khó tiêu.

Lưu ngay những cách trị đau dạ dày hữu hiệu tại nhà

>>>>>Xem thêm: Biểu hiện ung thư đường tiêu hóa

Áp dụng các phương pháp giảm đau dân gian

3. Cách trị đau dạ dày qua chế độ ăn

Cách chữa đau dạ dày hiệu quả không thể thiếu được việc kiểm soát triong chế độ ăn. Đặc biệt là bữa ăn đủ dinh dưỡng, giàu chất xơ giúp giảm đau dạ dày đơn giản và đem lại hiệu quả tích cực. Chất xơ cải thiện tốt hệ tiêu hóa, thúc đẩy lợi khuẩn phát triển. Chế độ ăn giàu xơ cũng hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa và phân hủy thức ăn.

Cơ thể thiếu hụt xơ có thể dẫn tới nguy cơ đau dạ dày. Bởi vậy nên việc bổ sung chất xơ vào mỗi bữa ăn hàng ngày là cực kỳ quan trọng. Một số thực phẩm giàu chất xơ mà người bệnh có thể bổ sung gồm các loại rau xanh đậm, các loại hạt như hạt bí, hạnh nhân, chia,..

Bên cạnh việc nạp thực phẩm giàu xơ, người bị bệnh dạ dày nên hạn chế các loại thực phẩm lên men, đồ ăn sẵn. Không dùng chất kích thích, không hút thuốc lá, uống rượu bia. Hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.

Trên đây là các cách trị đau dạ dày hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Nếu cơn đau không thuyên giảm mà ngày càng tăng, bạn nên đến khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *