Đau dạ dày và đại tràng đều là bệnh ở hệ tiêu hóa. Tuy nhiên nhiều người chưa biết và còn nhầm lẫn giữa hai bệnh này là một. Chính vì vậy mọi người cần tìm hiểu về hai bệnh lý này giúp phân biệt rõ ràng.
Bạn đang đọc: Phân biệt giữa đau dạ dày và đại tràng
1. Khái niệm đau dạ dày và đại tràng
Đau dạ dày và đại tràng là hai bệnh khác nhau. Chính vì vậy mọi người cần hiểu rõ về định nghĩ để giúp phân biệt rõ ràng hai bệnh lý này.
1.1 Đau dạ dày là gì?
Dạ dày gồm có 2 bộ phận chính là thân dạ dày và hang vị. Dạ dày có chức năng co bóp, tiêu hóa, vận động nhu động. Đau dạ dày là tình trạng các niêm mạc của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau âm ỉ và khó chịu cho người bệnh.
1.2 Đau đại tràng là gì?
Đại tràng bao gồm 3 phần: Manh tràng, kết tràng và trực tràng. Đau đại tràng có thể xuất phát ở nhiều vị trí khác nhau. Một số người vị trí đau không xác định chỉ là vùng bụng nói chung, nhưng cũng có người lại bị đau tại một vị trí cụ thể. Cường độ các cơn đau cũng thay đổi từ âm ỉ đến đau quặn tùy thuộc vào mức độ tổn thương.
Đau dạ dày và đại tràng là hai bệnh khác nhau ở hệ tiêu hóa
2. Cách phân biệt giữa đau dạ dày và đại tràng
Để phân biệt đau dạ dày và đại tràng các chuyên gia đã chia thành các tiêu chí. Một số tiêu chí giúp dễ dàng phân biệt như:
2.1 Phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng theo vị trí đau
Dạ dày và đại tràng đều là hai bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa và có vị trí gần nhau. Người bệnh thường có sự nhầm lẫn giữa hai bộ phận này. Chính vì vậy mọi người cần có thêm kiến thức về vị trí khi đau giúp phân biệt hai loại bệnh dễ dàng hơn.
* Đau dạ dày
– Đau thượng vị: Vùng thượng vị là vị trí trên rốn và dưới xương ức, nằm ở vị trí giữa hai bên xương sườn và dưới mũi xương ức. Cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài và lan khắp bụng và lưng
– Đau vùng bụng giữa: Vùng bụng giữa được xác định là vùng quanh rốn. Đây là nơi chứa nhiều cơ quan vì vậy rất khó phân biệt bệnh ở bộ phận nào.
– Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Bệnh nhân thường có cảm giác đau khi đói. Khi ăn vào sẽ đỡ đau hơn nhưng bị tức bụng, đầy hơi,…
* Đau đại tràng
Cơn đau đại tràng thường xuất hiện ở vùng bụng dưới rốn. Người bệnh có cảm giác đau âm ỉ, mót rặn và buồn đi đại tiện nhiều lần.
2.2 Phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng theo triệu chứng
Triệu chứng đau dạ dày và đại tràng không giống nhau. Dưới đây là các triệu chứng ở mỗi bệnh.
* Triệu chứng bệnh đau dạ dày
– Đau bụng vùng thượng vị
– Buồn nôn: Dạ dày bị viêm gây kích thích khiến thức ăn không được tiêu hóa hết bị đẩy lên miệng gây cảm giác buồn nôn.
– Chướng bụng, khó tiêu: Dạ dày bị tổn thương khiến cho hoạt động tiêu thụ thức ăn của dạ dày sẽ kém đi. Thức ăn không được tiêu hóa hết làm người bệnh cảm thấy khó chịu khi bụng đầy lên. Dạ dày bị tổn thương làm tăng tiết dịch vị làm mất cân bằng pH. Hiện tượng này gây trào ngược thực quản, ợ chua.
– Chán ăn: Dạ dày hoạt động kém khiến người bệnh không có cảm giác đói hoặc dù đói nhưng khi ăn lại không thấy ngon miệng.
* Triệu chứng đau đại tràng
– Cơn đau bụng, đau âm ỉ, đau quặn bụng dưới rốn. Cơn đau có dấu hiệu giảm sau khi đi đại tiện và tăng lên khi người bệnh bị táo bón
– Thường xuyên có cảm giác muốn đi đại tiện, mót rặn
– Quan sát khi đi đại tiện thấy phân có thấy dính máu, phân có mủ và có chất nhầy.
2.3 Phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng theo nguyên nhân gây bệnh
Đau dạ dày và đại tràng đôi khi do những nguyên nhân giống nhau. Tuy nhiên những nguyên nhân khác nhau được liệt kê dưới đây giúp dễ dàng phân biệt 2 bệnh.
* Các nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh đau dạ dày
– Nguyên nhân do vi khuẩn HP chiếm tới 80% các trường hợp mắc bệnh đau dạ dày
– Do chế độ ăn uống chưa khoa học: Ăn quá khuya, ăn uống thất thường không đúng giờ, ăn nhiều thực phẩm có tính kích thích như đồ chua cay, đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ.
– Do sử dụng chất kích thích:
* Bệnh đại tràng bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
Nguyên nhân đau đại tràng do sự tấn công của vi khuẩn, các loại nấm, ảnh hưởng của các bệnh lý về đường ruột, bệnh Crohn, bệnh lao, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm độc,…
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Cả hai bệnh đều gây ra triệu chứng đau bụng tuy nhiên ở vị trí khác nhau
3. Nên làm gì khi bị đau dạ dày và đại tràng
Bệnh đại tràng và dạ dày khi phát hiện cần được điều trị ngay. Tránh để bệnh kéo dài sẽ tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
3.1 Điều trị bệnh đau dạ dày
– Điều trị nội khoa: Thuốc điều trị axit dạ dày, thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton,…
– Thay đổi chế độ ăn uống điều độ theo khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
3.2 Điều trị khi bị đau đại tràng
* Điều trị nội khoa:
– Các loại thuốc thường dùng trong điều trị là: Thuốc kháng nấm, thuốc chống ký sinh trùng, thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng, thuốc kháng lao,…
– Thuốc chống loạn khuẩn, giảm đau và chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy
– Trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều lần cần bổ sung nhiều nước và chất điện giải
* Điều trị ngoại khoa
Đối với các trường hợp mắc bệnh đại tràng nặng điều trị bằng thuốc không hiệu quả bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Một số phương pháp điều trị khác như: Hóa trị, xạ trị, truyền dịch được sử dụng cho các trường hợp xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
– Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: Ăn uống đúng giờ, tránh ăn khuya, hạn chế ăn các thực phẩm chưa được nấu chín, thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa.
>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi phải làm sao?
Điều trị nội khoa được áp dụng cho cả hai bệnh với loại thuốc khác nhau
Trên đây là những thông tin hữu ích nhằm giúp bạn phân biệt giữa bệnh đau dạ dày và đại tràng. Việc phân biệt rõ hai bệnh vô cùng quan trọng vì chúng sẽ giúp việc điều trị cũng như phòng tránh bệnh hiệu quả hơn. Mặc dù vậy có một điểm chung là hai bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị triệt để nhằm hạn chế để lại các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.