Có rất nhiều triệu chứng trào ngược axit dạ dày mà bạn có thể phát hiện sớm, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: 8 triệu chứng trào ngược axit dạ dày thường gặp
1. Trào ngược axit dạ dày là gì
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là hiện tượng axit dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh. Ngoài ra trào ngược lâu không điều trị còn có thể gây tổn thương và biến chứng, do các chất có trong dạ dày trào ngược lên thực quản và đường hô hấp.
Đây là bệnh tiêu hóa phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp trào ngược dạ dày là ở người lớn. Với tỷ lệ 10-20% người lớn từng gặp các triệu chứng trào ngược axit dạ dày ít nhất một lần trong đời.
Trào ngược axit dạ dày gây khó chịu cho người bệnh
2. Nguyên nhân gây triệu chứng trào ngược axit dạ dày
Bình thường, thức ăn mỗi lần chúng ta ăn uống sẽ được đưa từ miệng xuống thực quản. Lúc này cơ vòng thực quản dưới mở ra, thức ăn xuống dạ dày sau đó cơ vòng đóng kín lại để dịch vị cùng thức ăn không bị trào ngược trở lại. Bệnh trào ngược xảy ra khi dịch vị dạ dày trào ngược lên do chức năng hoạt động của cơ thắt thực quản dưới suy giảm.
3. Các triệu chứng trào ngược axit dạ dày thường gặp
3.1 Triệu chứng trào ngược axit dạ dày: Ợ nóng, ợ trớ
Đây là triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản phổ biến nhất. Bao gồm cả ợ trớ, ợ nóng, có thể kèm theo ợ chua, ợ hơi. Các biểu hiện này cũng rất dễ nhầm lẫn với hiện thượng sinh lý thông thường.
Người bệnh thường cảm nhận cơn ợ nóng kèm theo cảm giác đau, nóng rát sau xương ức. Có thể di chuyển lên cổ, thường xảy ra sau khi ăn hoặc khi cúi người về phía trước.
Ợ chua, ợ hơi là các dấu hiệu trào ngược thường xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc sau khi ăn. Sau khi ợ, người bệnh cảm nhận được vị chua trong miệng. Thường đi kèm với ợ nóng.
Ợ trớ có xu hướng xảy ra rõ rệt và thường xuyên hơn khi người bệnh gập, cúi người. Ngoài ra ợ trớ cũng có thể gặp sau khi ăn no, uống nhiều nước thậm chí xảy ra trong khi ngủ, khiến người bệnh thức giấc.
3.2 Buồn nôn, nôn
Người bệnh bị trào ngược dạ dày dễ gặp phải triệu chứng buồn nôn hoặc nôn khi ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn. Buồn nôn với cảm giác thức ăn bị nghẹn ở cổ vô cùng khó chịu. Đây là triệu chứng dễ nhầm lẫn với bội thực. Bởi vậy nên người bệnh cần lưu ý nếu gặp triệu chứng này thường xuyên thì nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định đúng tình trạng.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa viêm ruột thừa ai cũng cần lưu ý
Trào ngược dạ dày – thực quản có thể gây buồn nôn, nôn
3.3 Đắng miệng do triệu chứng trào ngược axit dạ dày
Trào ngược dạ dày – thực quản do dịch mật gây ra có thể gây đắng miệng và hôi miệng. Do axit trào ngược lên có lẫn cả dịch mật gây ra bởi sự rối loạn thần kinh và vận động dạ dày. Điều này khiến van môn vị mở to bất thường, dịch mật trào ra lẫn vào axit dạ dày.
3.4 Miệng tiết nhiều nước bọt
Nếu hiện tượng tiết nước bọt diễn ra nhiều bất thường thì đây có thể là biểu hiện của trào ngược. Tiết nước bọt là phản xạ của cơ thể khi gặp axit trào ngược lên thực quản để trung hòa lượng axit trong dạ dày.
3.5 Đau vùng thượng vị
Đau tức vùng thượng vị do trào ngược khiến người bệnh cảm thấy co thắt, đè nén ở khu vực ngực và xung quanh. Dấu hiệu này do axit trào ngược lên gây kích thích lên đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản. Gây ra những cơn đau thượng vị, thậm chí có thể lan ra cánh tay hoặc lưng.
3.6 Khó nuốt do triệu chứng trào ngược axit dạ dày
Triệu chứng khó nuốt thường gặp ở những người bị trào ngược mức độ B trở lên. Lúc này thực quản đã gặp tổn thương nhất định khi thường xuyên tiếp xúc với axit dạ dày. Tổn thương sẽ dẫn đến sưng tấy ở niêm mạc thực quản, thậm chí gây ra phù nề. Đây cũng là lý do khiến người bệnh có cảm giác nghẹn hoặc vướng ở cổ, khó nuốt hoặc nuốt nghẹn.
3.7 Ho và khàn giọng
Trào ngược axit dạ dày lên thực quản gây ảnh hưởng xấu đến dây thanh quản. Các triệu chứng khàn giọng và ho có liên quan tới dây thanh quản tổn thương. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị khó nói, khàn giọng do dây thanh quản bị viêm phù nề.
3.8 Dễ mắc các bệnh tai mũi họng
Ngoài ra, người bệnh trào ngược axit dạ dày còn dễ mắc phải hoặc dễ tái phát các bệnh liên quan đến mũi, hầu, thanh quản hoặc phế quản. Người bệnh dễ bị viêm xoang mạn, viêm thanh quản, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản… hơn thông thường.
Cần nắm rõ các triệu chứng trào ngược axit dạ dày để kịp thời thăm khám và điều trị, tránh nhầm lẫn với các hiện tượng sinh lý thông thường.
>>>>>Xem thêm: Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa
Cần phát hiện và điều trị bệnh trào ngược dạ dày sớm tránh biến chứng
4. Chẩn đoán triệu chứng trào ngược axit dạ dày
4.1 Nội soi tiêu hóa trên
Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu hóa đem lại hiệu quả cao. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể đánh giá mức độ tổn thương của thực quản. Tuy nhiên có hơn 60% người bệnh trào ngược không có hình ảnh viêm thực quản trên nội soi. Các trường hợp này được gọi là trào ngược không viêm. Bác sĩ cần phân loại đúng tình trạng bệnh, từ đó đưa ra liệu trình thích hợp.
4.2 Chụp X quang thực quản
Phương pháp chụp X-quang được thực hiện khi người bệnh có các triệu chứng trào ngược dạ dày lâm sàng, nhưng bác sĩ nghi ngờ có biến chứng teo hẹp, loét thực quản hoặc thoát vị hành.
4.3 Đo áp lực nhu động thực quản
Phương pháp này để đánh giá chức năng cơ thắt thực quản dưới cùng các cơ thắt khác của thực quản. Đo áp lực nhu động thực quản thường chỉ được áp dụng trước và sau phẫu thuật trào ngược. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể áp dụng ở người bệnh trào ngược không đáp ứng điều trị.
Trên đây là các triệu chứng trào ngược axit dạ dày thường gặp. Khi gặp các biểu hiện này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, xác định bệnh và mức độ trào ngược dạ dày. Vui lòng liên hệ tới hotline 1900 5588 92 để được tư vấn và đặt lịch khám.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.