Biểu hiện viêm đại tràng mãn tính thường giống các bệnh ở đường tiêu hóa khác vì vậy dễ bị nhầm lẫn. Nếu bạn không biết rõ về các triệu chứng của bệnh thì bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn mãn tính vô cùng khó chữa.
Bạn đang đọc: Biểu hiện viêm đại tràng mãn tính cần biết
1. Tìm hiểu cơ bản về bệnh viêm đại tràng mãn tính
Trước khi đi sâu tìm hiểu về các biểu hiện viêm đại tràng mãn tính thì chúng ra cần hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Điều này giúp xác định rõ đâu là bệnh viêm đại tràng
1.1 Khái niệm
Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng viêm đại tràng cấp tính kéo dài, không được điều trị triệt để dẫn tới mãn tính. Khi này tình trạng viêm nhiễm đã ở mức độ nặng gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa khắp đại tràng. Ở giai đoạn nhẹ viêm đại tràng có thể khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương, chảy máu, trường hợp nặng hơn sẽ xuất hiện nhiều vết loét, xung huyết hoặc áp xe.
Hiện nay theo số liệu thống kê có khoảng gần 20% dân số bị viêm đại tràng mãn tính. Tỉ lệ này ngày càng gia tăng nhanh chóng.
1.2 Các nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm đại tràng thường được chia thành 2 nhóm nguyên nhân:
– Viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân: Do nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm, bệnh Crohn, bệnh viêm đại tràng chảy máu, do bệnh viêm đại tràng cấp tính phát triển thành
– Viêm đại tràng mãn tính không tìm được nguyên nhân
Viêm đại tràng là bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa
2. Biểu hiện viêm đại tràng mãn tính thường gặp
Dấu hiệu khi mắc bệnh viêm đại tràng ở mỗi người không giống nhau. Chính vì vậy bạn cần nắm rõ tất cả các dấu hiệu nhằm giúp phát hiện bệnh sớm.
2.1 Tiêu chảy là biểu hiện viêm đại tràng mãn tính
Người bệnh đi tiêu ra phân lỏng kéo dài trong thời gian phát bệnh. Mặc dù tiêu chảy là một trong các triệu chứng viêm đại tràng thường gặp nhưng cũng có thể là ảnh hưởng bởi nguồn thức ăn và môi trường sống của bạn.
Tiêu chảy là biểu hiện viêm đại tràng mãn tính
2.2 Đau quặn bụng
Người bị bệnh đại tràng sẽ khiến niêm mạc của ruột bị viêm dẫn tới tình trạng đau quặn bụng như bị chuột rút. Lý do bạn đau bụng là do các cơ quan phải hoạt động quá mức dẫn tới căng cơ, đau nhức. Tần suất cơn đau tăng dần và sẽ chấm dứt sau khi đi tiêu xong.
2.3 Táo bón
Bên cạnh tiêu chảy thì một số trường hợp người bệnh có thể bị táo bón. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do cơ thể không thể chuyển hóa hết các chất thải trong hệ tiêu hóa.
2.4 Mệt mỏi
Dù bạn nghỉ ngơi điều độ, không làm việc quá sức nhưng người bị viêm đại tràng luôn cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng. Điều này do bệnh viêm đại tràng ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch. Bệnh gây cho cơ thể lờ đờ, thiếu sức sống. Một nguyên nhân khác là do người bệnh đi đại tiện quá nhiều dẫn tới mất nước, mất chất điện giải, thiếu dinh dưỡng.
2.5 Phân bất thường là biểu hiện viêm đại tràng mãn tính
Khi bị bệnh, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy phân có sự thay đổi bất thường. Trong phân sẽ có lẫn máu, chất nhầy. Tùy thuộc vào mức độ viêm loét mà máu sẽ xuất hiện ít hay nhiều.
2.6 Ăn không ngon miệng
Bệnh viêm đại tràng khiến người bệnh ăn không ngon miệng do bị đầy hơi, khó chịu bụng khi đang ăn. Tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến người bệnh biếng ăn dẫn tới sụt cân. Cơ thể mệt mỏi do không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
2.7 Sốt cao
Người bệnh có thể bị sốt nhẹ khi bị viêm đại tràng mãn tính. Tuy nhiên một số trường hợp nhiệt độ có thể tăng cao dẫn tới sốt li bì. Sốt cao xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phải chống chọi với các vết viêm loét. Cách tốt nhất để giảm triệu chứng này là bạn nên nghỉ ngơi và dùng cách cách hạ sốt sau:
– Bổ sung vitamin C
– Uống nước diếp cá hoặc rau má xay
– Chườm khăn ấm để điều chỉnh thân nhiệt
2.8 Đau khớp
Đau khớp cũng là một triệu chứng riêng biệt khác của bệnh viêm đại tràng mãn tính. Các phần xương khớp bị sưng dẫn tới đau, viêm. Triệu chứng này sẽ giảm dần và không để lại tổn thương lâu dài cho sức khỏe. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh viêm đại tràng mãn tính gây đau khớp có tính di truyền.
2.9 Suy dinh dưỡng
Bệnh viêm đại tràng mãn tính còn khiến người bệnh thường xuyên đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng. Đại tràng gặp vấn đề khiến hệ tiêu hóa hoạt động không còn hiệu quả. Điều này dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng. Bạn nên đổi món ăn thường xuyên giúp ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên nếu bạn vẫn tiếp tục sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân thì nên gặp các bác sĩ chuyên khoa.
2.10 Thiếu máu
Viêm đại tràng mãn tính làm người bệnh đi ngoài lẫn máu do vết thương từ niêm mạc đại tràng. Hiện tượng này khiến người bệnh gặp phải tình trạng thiếu máu. Đây là triệu chứng khá phổ biến ở người mắc bệnh đường ruột. Tình trạng mất máu chủ yếu do mất đi tế bào hồng cầu gây ra thiếu sắt. Vì vậy người bị viêm đại tràng cần phải thường xuyên bổ sung sắt để tránh xảy ra các biến chứng nặng.
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện bệnh đường ruột ở trẻ
Mệt mỏi là biểu hiện thường gặp của bệnh
3. Các lưu ý để phòng tránh viêm đại tràng mãn tính
Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về đại tràng mãn tính bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:
– Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực phẩm cần được lựa chọn có nguồn gốc rõ ràng, chế biến đảm bảo vệ sinh. Hạn chế sử dụng các thực phẩm còn tươi sống như: Nem chua, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá,..
– Hạn chế căng thẳng: Các trạng thái thần kinh căng thẳng sẽ kích thích đại tràng co thắt gây tổn thương. Vì vậy bạn cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ
– Nên tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe cơ thể và hệ tiêu hóa. Việc vận động thường xuyên giúp thúc đẩy cơ thể tuần hoàn và lọc các chất cặn bã ra khỏi cơ thể
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Tăng cường nhiều chất xơ, rau củ quả để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ ăn chua cay, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,…Người bệnh cũng nên ăn chậm, nhai kỹ và chia thành nhiều bữa ăn trong ngày
>>>>>Xem thêm: Trực tràng khác đại tràng chỗ nào?
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh dễ gặp nhưng rất khó để điều trị. Chính vì vậy ngay khi thấy xuất hiện các biểu hiện viêm đại tràng mãn tính bạn nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.