Viêm đại tràng gây ra những cơn đau khó chịu cho người bệnh, Vậy cách giảm đau viêm đại tràng như thế nào là băn khoăn của không ít người. Hiện nay có nhiều phương pháp giúp giảm đau hiệu quả bạn có thể tìm hiểu.
Bạn đang đọc: 7 cách giảm đau viêm đại tràng hiệu quả nhanh
1. Viêm đại tràng là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách giảm đau viêm đại tràng chúng ta nên hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Bệnh viêm đại tràng là khi trên bề mặt của niêm mạc đại tràng xuất hiện các vết viêm loét. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện ở nhiều mức độ từ nhẹ tới nặng và tái phát trong một khoảng thời gian dài. Tùy thuộc vào vị trí viêm mà viêm đại tràng có thể chia ra nhiều loại: Viêm trực tràng, viêm hậu môn, viêm toàn bộ đại tràng, viêm loét đại tràng bên trái.
Viêm đại tràng là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Cách giảm đau viêm đại tràng hiệu quả nhanh chóng
Bệnh viêm đại tràng gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Vì vậy cách giảm đau viêm đại tràng như thế nào là điều mà nhiều người quan tâm.
2.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống tuân theo khoa học
Người bệnh không thể điều trị bệnh khỏi hoàn toàn bằng chế độ ăn. Tuy nhiên thực phẩm đóng vai trò không nhỏ trong việc kiểm soát các triệu chứng. Đồng thời chúng kéo dài thời gian tái giữa các đợt viêm đại tràng cấp tính. Nếu không bổ sung thực phẩm đúng cách sẽ vô tình khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Thực phẩm có tác động khác nhau lên hệ tiêu hóa của mỗi người. Vì vậy bạn cần lưu ý và quan sát những phản ứng của cơ thể sau khi tiêu thụ thức ăn. Các thực phẩm gây ảnh hưởng tới đại tràng cần tránh để giảm đau đại tràng gồm:
– Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
– Thức ăn chứa nhiều đường
– Các loại đồ uống có gas, đồ uống chứa cồn sẽ kích thích đại tràng
– Thức ăn khó tiêu hóa, quá nhiều chất xơ
Ăn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa là cách giảm đau viêm đại tràng
2.2 Luyện tập thể dục nhẹ nhàng
Các bệnh mạn tính như viêm đại tràng có thể cản trở chất lượng cuộc sống, gây ra lo lắng, trầm cảm. Tập thể dục là một phương pháp hữu ích trong việc chống viêm, giảm đau. Hoạt động thể chất giúp kích thích não bộ sản xuất endorphin – Loại hormone tạo cảm giác dễ chịu. Càng tập thể dục thường xuyên thì chất endorphin càng được giải phóng nhiều giúp bạn cảm thấy tinh thần tốt hơn, dễ dàng vượt qua các triệu chứng khi bị viêm đại tràng.
Bên cạnh đó tập thể dục còn làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, một biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng. Việc tập thể dục còn giúp kích thích sự co bóp của ruột già. Điều này giúp thức ăn đi qua hệ tiêu hóa nhanh hơn, giảm thời gian tiếp xúc giữa niêm mạc đại tràng và các chất gây ung thư.
Người bị viêm đại tràng chỉ cần tập thể dục với cường độ trung bình khoảng hai tiếng rưỡi mỗi tuần.
2.3 Điều chỉnh tâm lý, hạn chế căng thẳng
Stress là một trong các nguyên nhân gây viêm loét đại tràng. Khi thần kinh căng thẳng sẽ kích thích cơ thể giải phóng nhiều chất trong đó có cytokine. Đây là phần tử có chức năng kích hoạt hệ thống miễn dịch và dẫn tới viêm loét. Căng thẳng cũng kích thích ruột co bóp mạnh dẫn tới cơn đau. Chính vì vậy nếu đang bị viêm đại tràng bạn cần giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
2.4 Massage là cách giảm đau viêm đại tràng
Massage không chỉ các tác dụng giảm đau co thắt đại tràng mà còn giúp điều hòa nhu động ruột. Hành động này khiến toàn bộ lượng phân trên khung đại tràng dồn về trực tràng. Phân được tống ra ngoài trong một lần đi đại tiện. Nhờ phương pháp này đường ruột cũng giảm bớt sức ép và ít gây co thắt hơn đồng thời giảm đau.
Cách xoa bụng giảm đau viêm đại tràng
– Xoa bụng ở tư thế đứng thẳng: Người bệnh đứng thẳng, tay trái chống vào eo sao cho ngón cái nằm phía trước và các ngón còn lại nằm sau éo. Đồng thời tay phải đặt úp lên vùng rốn và xoa tròn theo chiều kim đồng hồ. Xoa từ rốn lan dần xung quanh rồi xoa dọc theo khung đại tràng.
– Xoa bụng khi nằm ngửa: Người bệnh nằm thả lỏng người, đặt hai tay chồng lên nhau và xoa quanh ổ bụng theo chiều kim đồng hồ dọc theo khung đại tràng. Người bệnh có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày để giảm đau. Tuy nhiên bạn nên duy trì xoa bụng vào buổi sáng khi vừa mới ngủ dậy.
2.5 Uống trà ấm là cách giảm đau viêm đại tràng
Uống trà ấm có tác dụng giảm đau, giúp các cơ trong dạ dày được thư giãn. Bạn có thể lựa chọn loại trà theo nhu cầu và sở thích
– Trà gừng: Gừng có tính kháng viêm và chống oxy hóa cao đẩy lùi viêm nhiễm khá tốt.
– Trà hoa cúc: Tinh chất trong hoa cúc có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Chúng còn làm giảm co thắt và cải thiện các vấn đề ở đại tràng
– Trà gừng và nghệ: Hai loại thực phẩm này được dùng nhiều trong y học với tác dụng điều trị viêm nhiễm, kháng viêm, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa
– Trà xanh và gừng: Chứa nhiều chất chống oxy hóa làm chậm lão hóa, chống viêm, giảm đau
2.6 Bổ sung lợi khuẩn giúp nâng cao hệ tiêu hóa
Probiotics hay thường gọi là lợi khuẩn là loại vi sinh vật sống giúp những vi khuẩn có lợi phát triển trong đường ruột. Các bào tử lợi khuẩn thường có trong: Kim chi, sữa chua, canh miso. Bào tử lợi khuẩn cũng cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp làm dịu các phản ứng viêm.
2.7 Dùng thuốc theo chỉ định
Với trường hợp cơn đau nhiều, gây ra nhiều khó chịu người bệnh cần sử dụng thuốc nhằm giảm đau. Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau viêm đại tràng như: Thuốc chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch,….Đối với một số trường hợp nên sử dụng kết hợp các loại thuốc sẽ mang lại hiệu quả cao hơn sử dụng đơn lẻ.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm dạ dày ruột: Cách điều trị và phòng ngừa
Uống thuốc giúp giảm đau
3. Bị viêm đại tràng khi nào cần gặp bác sĩ
Các trường hợp đau bụng nhẹ người bệnh có thể áp dụng các phương pháp kể trên. Tuy nhiên khi gặp các dấu hiệu sau đây người bệnh cần tới bệnh viện để bác sĩ khám và can thiệp ngay:
– Đau bụng dữ dội
– Xuất hiện máu trong phân
– Tiêu chảy liên tục không ngừng, không đáp ứng với thuốc tiêu chảy
– Tiêu chảy vào ban đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh
– Sốt cao không rõ nguyên nhân
>>>>>Xem thêm: Tỷ lệ người mắc bệnh dạ dày tại Việt Nam
Nếu bạn bị sốt cao cần gặp bác sĩ ngay
Mong rằng với những cách giảm đau viêm đại tràng kể trên sẽ phần nào giúp bạn hạn chế các cơn đau, khó chịu gây ra. Tuy nhiên các phương pháp trên chỉ mang tính tạm thời vì vậy bạn cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.