Vi khuẩn hp là gì? Cần làm gì khi nhiễm khuẩn HP

Hiểu rõ vi khuẩn hp là gì giúp người bệnh có được thông tin cần thiết để tránh các bệnh lý nguy hiểm do khuẩn HP gây ra. Khuẩn HP có thể gây viêm loét dạ dày và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Bạn đang đọc: Vi khuẩn hp là gì? Cần làm gì khi nhiễm khuẩn HP

1. Vi khuẩn hp là gì?

Vi khuẩn hp là gì? Vi khuẩn HP hay Helicobacter Pylori là vi khuẩn sống trong niêm mạc dạ dày người. Khuẩn Hp có thể tồn tại trong môi trường acid như dạ dày bằng cách tiết ra một loại enzyme có khả năng trung hòa độ acid dạ dày, giúp chúng thích nghi với môi trường khắc nghiệt này. 

Phần lớn người nhiễm khuẩn Hp không có triệu chứng hay vấn đề nào về sức khỏe. Tuy nhiên, sự hoạt động và sinh sôi quá mức của vi khuẩn Hp sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây nên tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng. Nếu không can thiệp sớm, viêm loét dạ dày do khuẩn Hp có thể tiến triển thành mạn tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí nguy cơ ung thư. 

Vi khuẩn hp là gì? Cần làm gì khi nhiễm khuẩn HP

Vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày

2. Con đường lây nhiễm vi khuẩn hp là gì?

Có rất nhiều người bị nhiễm khuẩn Hp nên đây là vi khuẩn phổ biến, chỉ kém hơn sâu răng. Khuẩn Hp có thể dễ dàng lây từ người sang người qua các con đường khác nhau.

2.1 Đường lây nhiễm vi khuẩn Hp là gì: Đường miệng – miệng

Đường miệng – miệng là con đường lây truyền phổ biến của khuẩn Hp. Do tiếp xúc nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa khiến khuẩn Hp lây từ người nhiễm bệnh sang người lành. Thông thường, nếu trong gia đình có thành viên nhiễm khuẩn Hp thì khả năng bị nhiễm của những người khác là rất cao. 

2.2 Đường lây nhiễm vi khuẩn Hp là gì: Đường phân – miệng

Đây là con đường có thể làm lây lan khuẩn Hp ra cộng đồng vì khuẩn này đào thải qua phân. Chủ yếu do thói quen sinh hoạt không vệ sinh hoặc do thói quen đồ sống gây nên nguy cơ nhiễm khuẩn Hp.

2.3 Lây nhiễm vi khuẩn Hp qua con đường khác

Lây nhiễm khuẩn Hp có thể qua con đường do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, dụng cụ nha khoa,… Bởi vậy nên việc tiệt trung thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng, hoặc tốt hơn hết là sử dụng thiết bị khám riêng cho các đối tượng khác nhau là đặc biệt quan trọng. Đây cũng là con đường cần đề phòng để tránh lây nhiễm Hp từ người bị nhiễm sang người lành. 

3. Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp là gì

Để xác định có nhiễm khuẩn HP hay không, bạn cần một số xét nghiệm kiểm tra. 

3.1 Phương pháp xâm lấn

Bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày tá tràng để đánh giá tình trạng viêm loét tại dạ dày. Đồng thời lấy một mẫu mô sinh thiết nhỏ tiến hành test urease nhanh. Đây là cách phân tích để tìm kiếm sự có mặt của vi khuẩn Hp. Có thể kiểm tra bằng cách nuôi cấy vi khuẩn hoặc sinh thiết mô bệnh học. Người có các triệu chứng viêm loét dạ dày thông thường sẽ được nội soi để kiểm tra tổn thương thực thể. Sau đó sẽ thực hiện các phương pháp chuyên sâu đọc cấu trúc mô, tế bào phát hiện vi khuẩn Hp. 

3.2 Phương pháp không xâm lấn

Các phương pháp kiểm tra nhiễm khuẩn Hp không xâm lấn cho phép người bệnh biết mình có bị nhiễm khuẩn Hp hay không mà không cần phải nội soi dạ dày – tá tràng, cụ thể như sau:

– Test hơi thở: Có thể kiểm tra sự nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày bằng cách xét nghiệm hơi thở với thiết bị đo DPM đặc biệt. 

– Xét nghiệm tìm khuẩn Hp trong phân: Vi khuẩn Hp gây bệnh khiến hệ miễn dịch trong cơ thể tạo kháng nguyên để chống lại. Một phần kháng nguyên này có thể tìm thấy trong phân. Xét nghiệm này hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị cho người bệnh nhiễm Hp và thường không dùng để sàng lọc. 

– Xét nghiệm máu (tìm kháng thể Hp trong máu): Đây là phương pháp ít được áp dụng để xác định xem trong máu có kháng thể chống vi khuẩn Hp hay không. Nếu có kháng thể trong máu chứng tỏ có vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày. 

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng đau bao tử: Nhận biết sớm, xử lý nhanh

Vi khuẩn hp là gì? Cần làm gì khi nhiễm khuẩn HP

Có nhiều phương pháp xét nghiệm xác định khuẩn HP

4. Điều trị nhiễm khuẩn Hp

Điều trị diệt vi khuẩn Hp trong trường hợp người bệnh bị các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày đã được điều trị, xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu do thiếu sắt. 

Điều trị dự phòng ung thư dạ dày đối với những người nhiễm vi khuẩn Hp trong các trường hợp: Có polyp dạ dày, gia đình có người mắc ung thư dạ dày

Phác đồ điều trị Hp gồm ít nhất 3 loại thuốc trong 14 ngày: Thuốc ức chế bơm proton và hai loại kháng sinh. Ngày càng có nhiều người bệnh nhiễm Hp kháng lại kháng sinh, bởi vậy nên việc điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Uống các loại thuốc kê đơn đúng theo khuyến cáo và làm các xét nghiệm xác nhận đã hết nhiễm trùng. 

Điều quan trọng nhất là sử dụng toàn bộ liệu trình của tất cả các loại thuốc. Người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc hay thay đổi liều lượng vì sẽ khiến khuẩn Hp không được diệt trừ hết. Gây ra hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc và khó điều trị hơn. Nếu người bệnh cớ mong muốn sử dụng thêm thuốc hoặc phương pháp khác, cần có ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

4. Biện pháp phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp là gì?

Có rất nhiều biện pháp mà ai cũng có thể áp dụng để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn Hp gồm:

– Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Không tiêu thụ các thực phẩm chưa chín kỹ hoặc bị ôi thiu, mốc, nhiễm khuẩn.

– Sử dụng nước sạch trong quá trình chế biến, uống nước sạch để đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa.

– Hạn chế ăn uống ở hàng quán không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp vệ sinh không chỉ giúp phòng ngừa mà còn giúp điều trị tình trạng nhiễm khuẩn Hp hiệu quả.

Vi khuẩn hp là gì? Cần làm gì khi nhiễm khuẩn HP

>>>>>Xem thêm: Cách chữa đầy bụng đơn giản tại nhà

Phòng ngừa khuẩn Hp để tránh các bệnh nguy hiểm

Trên đây là thông tin vi khuẩn hp là gì, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa bệnh. Nhiễm khuẩn Hp hoàn toàn có thể khỏi bằng phác đồ phù hợp. Quan trọng nhất là người bệnh cần sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh tái phát. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *