Tìm hiểu phương pháp nuôi cấy vi khuẩn hp

Nuôi cấy vi khuẩn hp không chỉ xác định được căn nguyên khuẩn Hp mà còn là phương pháp giúp bác sĩ lựa chọn được kháng sinh phù hợp nhất để điều trị cho từng người bệnh.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu phương pháp nuôi cấy vi khuẩn hp

1. Tại sao phải nuôi cấy vi khuẩn hp

Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc dạ dày, có khả năng gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là loại vi khuẩn phổ biến chỉ sau vi khuẩn gây sâu răng, nhiễm tới một nửa số dân trên toàn thế giới. Hầu hết người có vi khuẩn Hp không biểu hiện ra các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, khi tình trạng nhiễm trùng nặng, khuẩn Hp sinh sôi và phát triển gây viêm loét dạ dày, tá tràng sẽ gây ra một số triệu chứng như sau:

– Đau bụng 

– Phình hoặc trướng bụng

– Cảm thấy no dù mới ăn một lượng nhỏ

– Buồn nôn, nôn, chán ăn

– Phân có màu sẫm hoặc hắc ín

– Có thể bị xuất huyết tiêu hóa, máu lẫn trong phân khi đại tiện

– Thiếu máu và mệt mỏi.

Tìm hiểu phương pháp nuôi cấy vi khuẩn hp

Nuôi cấy để tìm và điều trị khuẩn Hp

1.1 Lý do cần nuôi cấy vi khuẩn Hp

Nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân gây tăng đáng kể nguy cơ ung thư dạ dày và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác của bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn H. pylori cũng được coi là căn nguyên phổ biến của ung thư do nhiễm trùng, chiếm tới 5,5% gánh nặng ung thư toàn cầu. Bởi vậy cần nuôi cấy và điều trị loại bỏ vi khuẩn Hp sẽ giảm đáng kể nguy cơ ung thư dạ dày ở những người bị nhiễm phải vi khuẩn này. 

1.2 Tác dụng của nuôi cấy vi khuẩn hp

Phương pháp nuôi cấy mảnh sinh thiết dạ dày nhờ nội soi giúp xác định được căn nguyên H. pylori. Ngoài ra, bác sĩ cũng xác định được mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh tùy tình trạng của từng người. Từ đó lựa chọn được kháng sinh phù hợp nhất để điều trị có hiệu quả cho người bệnh. 

Nhiều trường hợp người bệnh không được thăm khám, xét nghiệm nuôi cấy mà tự dùng thuốc kháng sinh để điều trị sẽ rất nguy hiểm. Vì nếu không tuân theo chủng kháng sinh, liều lượng, thời gian sử dụng sẽ gây mất thời gian. 

Độc tính thuốc vào cơ thể bệnh nhân nhiều mà bệnh không khỏi. Thậm chí xuất hiện tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh. Khuẩn Hp không được diệt trừ gây hại không nhỏ đến người bệnh. Có thể lan truyền cho những người khác, đặc biệt là thành viên trong gia đình, các em bé trong cùng nhà trẻ…

2. Xét nghiệm nhiễm khuẩn hp có xâm lấn

Đây là phương pháp nội soi dạ dày xét nghiệm dựa trên các mảnh sinh thiết từ cơ thể. Các phương pháp gồm:

2.1 Test Urease

Xét nghiệm Urease dựa trên cơ sở vi khuẩn Hp tiết ra nhiều loại men urease khác nhau. Ưu điểm của phương pháp này là khá nhanh chóng, tuy nhiên nhược điểm là độ nhạy thấp. kết quả thu được khi thực hiện ít nhất với số lượng vi khuẩn là 10 mũ 5. 

2.2 Mô bệnh học

Xét nghiệm mô bệnh học bằng các mẫu bệnh phẩm. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện với kết quả nhanh chóng, chính xác. Độ nhạy của phương pháp này cũng khá cao lên tới 95%, độ đặc hiệu có thể tới 98%.

2.3 Nuôi cấy vi khuẩn hp

Nuôi cấy bằng cách lấy mẫu sinh thiết ra ngoài cơ thể bằng nội soi. Sau đó cắt mẫu và nghiền trong 0,5ml dung dịch muối sinh lý vài giây rồi bắt đầu nuôi cấy. Để có kết quả nuôi cấy khuẩn Hp, cần duy trì nhiệt độ nuôi cấy ở 37 độ C và quan sát mỗi ngày. Phương pháp này có độ nhạy dao động 70-80%, với độ đặc hiệu lên tới 100%.

Tìm hiểu thêm: Cắt trực tràng bằng nội soi

Tìm hiểu phương pháp nuôi cấy vi khuẩn hp

Phương pháp nội soi lấy sinh thiết xét nghiệm khuẩn Hp

3. Xét nghiệm vi khuẩn hp không xâm lấn

3.1 Test hơi thở

Test hơi thở được áp dụng khá phổ biến để tìm vi khuẩn Hp. Hơi thở được kiểm tra và phân tích trên thiết bị. Bác sĩ nhận được các chỉ số đánh giá và xem xét người bệnh có dương tính với khuẩn Hp hay không. Đây là cách làm cho kết quả chính xác, thời gian thực hiện nhanh, có thể áp dụng được cho trẻ em. Test khuẩn hp bằng hơi thở thường hữu ích với trường hợp đã từng điều trị khuẩn Hp và cần đánh giá lại kết quả điều trị. 

3.2 Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân để tìm khuẩn Hp bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Quá trình thực hiện phương pháp này khá dễ dàng, kết quả chính xác, chi phí hợp lý nhưng lâu có kết quả. Việc lấy phân cũng gặp nhiều bất cập về vệ sinh, sự tiện lợi cho cả người bệnh và kỹ thuật viên. 

3.3 Xét nghiệm máu

Xét nghiệm tìm kháng thể kháng Hp trong máu người bệnh là xét nghiệm phổ biến, có mặt ở hầu hết các cơ sửo khám chữa bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này không được ưu tiên thực hiện vì có khả năng dương tính giả cao. Thường chỉ các cơ sở y tế không thể thực hiện phương pháp xét nghiệm nào khác mới phải thực hiện xét nghiệm máu phát hiện vi khuẩn Hp. 

Tìm hiểu phương pháp nuôi cấy vi khuẩn hp

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân, hậu quả của trào ngược dạ dày khó thở

Có nhiều cách xét nghiệm khuẩn Hp khác nhau

4. Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn hp

Các bước tìm và nuôi cấy vi khuẩn H. pylori dạ dày như sau:

– Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn Hp được thực hiện khi người bệnh có chỉ định nội soi dạ dày. 

– Nội soi dạ dày với mục đích nhằm lấy mảnh sinh thiết tại vị trí dạ dày bị tổn thương.

– Mảnh sinh thiết được bảo quản trong môi trường đặc biệt và được vận chuyển về phòng xét nghiệm.

– Thời gian nuôi cấy khoảng 3-5 ngày trong điều kiện vi hiếu khí phù hợp với vi khuẩn.

– Sau khi xác định được vi khuẩn Hp sẽ tiếp tục thực hiện các thử nghiệm xác định tính nhạy cảm với một số kháng sinh cho vi khuẩn.

– Khoảng 3-5 ngày tiếp theo có thể xác định được kháng sinh nào có thể sử dụng để điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể. 

Sau khi nuôi cấy 48 – 72 giờ có khuẩn lạc mọc thì bác sĩ tiến hành định danh và làm kháng sinh đồ. Xét nghiệm nuôi cấy khuẩn Hp chẩn đoán Hp gây bệnh và lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp. Đặc biệt là với trường hợp dị ứng kháng sinh hoặc đã điều trị nhưng thất bại.

Trên đây là những điều cần biết về phương pháp nuôi cấy vi khuẩn Hp. Đây là phương pháp vừa kiểm tra sự có mặt của khuẩn Hp dạ dày, đồng thời đưa ra hướng điều trị phù hợp. Quan trọng nhất là người bệnh cần thực hiện đúng liệu trình các loại thuốc trong thời gian chữa bệnh. Tránh hiện tượng kháng thuốc, lờn thuốc khiến khuẩn Hp không được tiêu diệt hết. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe hệ tiêu hóa. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *