Tìm hiểu mẹo chữa viêm hang vị dạ dày hiệu quả

Viêm hang vị dạ dày là một trong những bệnh tiêu hóa thường gặp, là tình trạng tổn thương của niêm mạc dạ dày tại vị trí hang vị. Bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng,… Viêm hang vị có thể gây đau âm ỉ vùng thượng vị, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,… Nếu không được điều trị kịp thời hoặc tái lại nhiều lần, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tham khảo bài viết sau để nắm được mẹo chữa viêm hang vị dạ dày hiệu quả.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu mẹo chữa viêm hang vị dạ dày hiệu quả

1. Sơ lược về hang vị và viêm hang vị dạ dày

1.1. Hang vị dạ dày nằm ở đâu?

Dạ dày có cấu tạo gồm 5 phần chính:  tâm vị, phình vị, thân vị, hang vị và môn vị. Trong đó, hang vị nằm ở vị trí gần cuối của dạ dày, giữa thân vị và môn vị. Đây là vị trí nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Điều này giải thích vì sao bệnh viêm hang vị dạ dày đang có xu hướng phổ biến.

Tìm hiểu mẹo chữa viêm hang vị dạ dày hiệu quả

Viêm hang vị dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày tại vị trí hang vị, gây nhiều triệu chứng khó chịu

1.2. Bệnh viêm hang vị dạ dày

Niêm mạc dạ dày vùng hang vị bị tổn thương viêm được gọi là viêm hang vị. Các triệu chứng điển hình của bệnh gồm: đau vùng thượng vị âm ỉ hoặc cồn cào, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,…

Có nhiều nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày, phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP). Vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công gây tổn thương lớp niêm mạc.

Viêm hang vị dạ dày có thể được điều trị khỏi hoàn toàn bằng các biện pháp nội khoa. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu người bệnh không chú ý chăm sóc sức khỏe tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

Viêm hang vị dạ dày kéo dài không được điều trị hoặc bệnh tái lại nhiều lần có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: loét dạ dày xuất huyết, viêm teo dạ dày nặng, hẹp môn vị, thủng dạ dày hay ung thư dạ dày. Để phòng ngừa các biến chứng này, việc cần làm là điều trị sớm kết hợp bảo vệ sức khỏe dạ dày hạn chế tối đa tái nhiễm bệnh.

2. Nguyên nhân gây viêm hang vị

Trước khi tìm hiểu mẹo chữa viêm hang vị dạ dày, hãy cùng “điểm danh” các nguyên nhân gây bệnh thường gặp.

2.1. Nhiễm khuẩn HP dạ dày

Helicobacter Pylori (HP) là tên của một loại xoắn khuẩn gram âm tồn tại trong lớp chất nhầy của niêm mạc dạ dày. Chúng là tác nhân gây ra các bệnh liên quan đến dạ dày, trong đó có viêm hang vị.

Vi khuẩn HP thường phát triển âm thầm, tiết ra độc tố làm tăng nồng độ acid và thay đổi môi trường niêm mạc hang vị. Quá trình này có thể không xuất hiện bất cứ triệu chứng gì. Người bệnh cần được loại bỏ vi khuẩn HP và điều trị chữa lành niêm mạc hang vị.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng loét tá tràng và cách điều trị hiệu quả

Tìm hiểu mẹo chữa viêm hang vị dạ dày hiệu quả

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm hang vị dạ dày

2.2.Dùng thuốc chống viêm NSAID kéo dài

Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến viêm hang vị dạ dày. Việc dùng thuốc cần tuân thủ y lệnh của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý uống thuốc, từ đó phòng tránh tổn thương dạ dày.

2.3. Căng thẳng

Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến đường tiêu hóa do hệ thần kinh ruột có giao tiếp với hệ thần kinh trung ương. Tình trạng căng thẳng kéo dài, trầm cảm có thể khiến dạ dày gặp các rối loạn, dẫn đến viêm hang vị.

2.4. Nguyên nhân từ chế độ ăn uống, sinh hoạt

Nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở những người ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu, cay nóng. Bên cạnh đó, sử dụng rượu bia và thuốc lá cũng dẫn đến viêm hang vị do thói quen này kích thích tăng acid bên trong thành dạ dày.

Ngoài ra, các vấn đề về sinh hoạt, giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, gây căng thẳng, stress. Do đó đây cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm hang vị dạ dày.

3. Triệu chứng khi mắc viêm hang vị dạ dày

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thể trạng từng người, bệnh sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Một số trường hợp thậm chí còn không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp người bệnh nhận biết viêm hang vị dạ dày:

– Đau thượng vị, có cảm giác đầy bụng, nóng rát vùng thượng vị.

– Ợ hơi, ợ chua.

– Chán ăn.

– Buồn nôn, nôn ói.

– Nôn ra máu, đi ngoài phân đen (liên quan đến tình trạng xuất huyết dạ dày).

Khi xuất hiện một trong số những triệu chứng kể trên, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ Tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị sớm.

4. Chẩn đoán viêm hang vị dạ dày

Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng và nhu cầu của từng người bệnh để chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp. Biện pháp chẩn đoán viêm hang vị dạ dày được ứng dụng phổ biến hiện nay là nội soi dạ dày. Phương pháp này có khả năng xác định vị trí và mức độ tổn thương ở hang vị. Thêm vào đó, nội soi còn có thể sinh thiết tiến hành Clo test giúp xác định tình trạng nhiễm khuẩn HP dạ dày.

Ngoài ra, người bệnh có thể tiến hành xét nghiệm máu nhằm kiểm tra sự hiện diện của kháng thể chống lại vi khuẩn HP có trong máu. Người bệnh cũng có thể test hơi thở để chẩn đoán HP dạ dày. Tuy nhiên hai phương pháp này chỉ đơn thuần xác định người bệnh có nhiễm HP hay không, không đánh giá được tình trạng viêm hang vị.

Tìm hiểu mẹo chữa viêm hang vị dạ dày hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Đau dạ dày gây buồn nôn: Nguyên nhân và cách xử lý

Nội soi dạ dày là giải pháp tối ưu chẩn đoán viêm hang vị dạ dày

5. Mẹo điều trị viêm hang vị dạ dày

Việc điều trị viêm hang vị dạ dày nên kết hợp giữa dùng thuốc và các biện pháp nội khoa không dùng thuốc.

5.1. Mẹo chữa viêm hang vị dạ dày sử dụng thuốc

Người bệnh thường được tư vấn sử dụng những loại thuốc có tác dụng tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm giảm tác động của acid lên thành hang vị. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm hang vị dạ dày gồm: thuốc ức chế bơm proton, thuốc ức chế thụ thể histamin H2, thuốc trung hòa acid dịch vị.

Ở những trường hợp viêm hang vị do nhiễm vi khuẩn HP, trước hết người bệnh cần điều trị diệt vi khuẩn bằng kháng sinh. Bác sĩ thường chỉ định phối hợp ít nhất 2 kháng sinh đường uống (như Amoxicillin, Tetracycline, Tinidazole, Metronidazole, Fluoroquinolone,..) và thuốc ức chế acid dạ dày. Phác đồ điều trị HP dạ dày thông thường cần ít nhất 14 ngày.

5.2. Mẹo chữa viêm hang vị dạ dày bằng chế độ ăn uống, lối sống

Để hỗ trợ hiệu quả điều trị viêm hang vị, người bệnh được khuyến khích duy trì thói quen ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh. Đây không phải là phương pháp trực tiếp điều trị viêm hang vị nhưng có thể giúp người bệnh rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.

Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn cân bằng, đầy đủ dưỡng chất. Những loại rau củ có màu sẫm nên được ưu tiên bổ sung vào chế độ ăn. Người bệnh lưu ý ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, hạn chế thực phẩm khó tiêu và đồ ăn cay nóng.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Hãy vận động hợp lý mỗi ngày, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, tránh căng thẳng. Đây là cách hiệu quả để cải thiện và duy trì ổn định chức năng hang vị dạ dày.

Viêm hang vị dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến loét, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,… Mẹo chữa viêm hang vị dạ dày trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Khi phát hiện các triệu chứng cảnh báo bệnh, việc cần làm là thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phương án điều trị phù hợp và hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *