Điều trị HP và những thắc mắc liên quan

Xoay quanh chủ đề vi khuẩn HP và việc điều trị HP có rất nhiều thắc mắc của đông đảo mọi người được đưa ra. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ đi vào giải đáp một số câu hỏi liên quan như vi khuẩn HP có bắt buộc cần điều trị không, điều trị bệnh như thế nào, điều trị trong bao lâu, sau điều trị bệnh có tái phát không,…?

Bạn đang đọc: Điều trị HP và những thắc mắc liên quan

1. Vi khuẩn HP là gì?

HP là loại vi khuẩn đặc biệt có khả năng phát triển trong môi trường axit cao ở dạ dày người. Tại đây, hoạt động mạnh của vi khuẩn HP có thể gây ra những ảnh hưởng lớn tới dạ dày như viêm, loét dạ dày hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể theo 3 đường lây chính là:

– Từ miệng lây qua miệng

– Từ phân lây qua miệng

– Từ dạ dày lây qua dạ dày

Theo thống kê, tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HP dương tính lên tới 70-75% đã cho thấy mức độ lây lan nhanh trong cộng đồng. Vì vậy, việc phòng ngừa cũng như điều trị vi khuẩn HP là yêu cầu cần thiết không thể chủ quan.

Điều trị HP và những thắc mắc liên quan

Vi khuẩn HP hoạt động có thể gây ra những bệnh lý như viêm loét dạ dày và thậm chí là ung thư.

2. Những thắc mắc liên quan đến việc điều trị HP

2.1. Vi khuẩn HP có bắt buộc phải điều trị không?

Vi khuẩn HP được biết tới với trên 200 chủng khác nhau. Trên thực tế, không phải chủng HP nào cũng gây bệnh dạ dày.

Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP trên thế giới chiếm khoảng 50% tổng dân số. Và hầu như đến 80-90% đều là dạng lành tính hay còn gọi là người mang vi khuẩn HP không triệu chứng. Đối với những trường hợp này, việc điều trị là chưa cần thiết và cũng không nhất thiết phải thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm.

Tuy nhiên, với những trường hợp nhiễm khuẩn HP dương tính kèm theo các triệu chứng cụ thể như đau bụng thượng vị, đau dạ dày hành tá tràng, rối loạn tiêu hóa,… chúng ta cần đến các cơ sở bệnh viện để được kiểm tra. Nếu phát hiện ổ viêm loét thì cần tiến hành điều trị ngay để ngăn ngừa những nguy cơ biến chứng về sau.

2.2. Phương pháp điều trị HP được áp dụng là gì?

Hiện nay, điều trị HP được thực hiện bằng thuốc và tuân thủ theo đúng phác đồ do Bộ Y tế đưa ra bao gồm:

– Phác đồ liệu pháp 3 thuốc

– Phác đồ liệu pháp 4 thuốc

– Phác đồ điều trị nối tiếp

– Phác đồ kết hợp giữa phác đồ 3 thuốc và có kháng sinh Levofloxacin

Mỗi trường hợp cụ thể cần tiến hành thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phác đồ phù hợp và loại thuốc kháng sinh tương thích.

Người bệnh tuyệt đối không sử dụng đơn thuốc của người khác hay tự ý mua thuốc bên ngoài, tuân thủ đúng yêu cầu sử dụng thuốc của bác sĩ. Điều này nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, đảm bảo thời gian điều trị cũng như tránh được các nguy cơ kháng thuốc, nhờn thuốc do dùng sai cách dẫn đến việc tái nhiễm HP nhiều lần.

Tìm hiểu thêm: Nuốt vướng và có đờm: Dùng HRM để chẩn đoán khi nào

Điều trị HP và những thắc mắc liên quan

Người bệnh thực hiện thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ chỉ định đúng phác đồ điều trị.

2.3. Điều trị HP trong bao lâu?

Việc điều trị vi khuẩn HP theo các phác đồ thuốc Tây y thường được thực hiện trong khoảng thời gian 10-14 ngày tùy từng phác đồ cụ thể. Đối với trường hợp nhiễm khuẩn HP phát triển kèm các bệnh lý ở dạ dày, người bệnh sẽ phải tiếp tục điều trị duy trì thêm 4-8 tuần nhằm mục đích giúp làm lành các ổ viêm loét.

Sau thời gian điều trị bằng thuốc, người bệnh thực hiện tái khám để kiểm tra xem vi khuẩn HP đã âm tính hay chưa hoặc đối phó kịp thời với những vấn đề phát sinh.

2.4. Sau điều trị vi khuẩn có tái nhiễm không?

Như đã nói ở trên, khi thực hiện điều trị không tuân thủ đúng chỉ định thì việc tái nhiễm vi khuẩn HP hoàn toàn có thể xảy ra. Chưa kể, hiện nay tỷ lệ kháng kháng sinh của HP tại Việt Nam có xu hướng tăng lên nên yêu cầu điều trị cũng đòi hỏi khắt khe hơn.

Đối với những trường hợp HP tái nhiễm, việc điều trị sẽ khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn. Vì vậy, tốt nhất người bệnh cần tuân thủ điều trị tốt ngay ở lần nhiễm khuẩn đầu tiên.

2.5. Thuốc điều trị có gây ra tác dụng phụ không?

Trong quá trình dùng thuốc kháng sinh điều trị HP, người bệnh có thể gặp phải một số các tác dụng phụ của thuốc như mệt mỏi, cảm giác buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy,… Về cơ bản, các triệu chứng kể trên sẽ dừng lại khi việc điều trị kết thúc nên trong thời gian này việc ưu tiên trên hết vẫn là tiêu diệt thành công vi khuẩn HP. Tuy nhiên, với trường hợp các triệu chứng phụ nặng, gây nhiều khó chịu cho người bệnh thì hãy thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

Điều trị HP và những thắc mắc liên quan

>>>>>Xem thêm: Đầy bụng xì hơi khi mang thai

Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa trong thời gian uống thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP.

3. Những trường hợp nên chủ động thực hiện xét nghiệm HP?

Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn HP đều được tình cờ phát hiện và không thể xác định rõ nguồn lây bệnh. Chính vì vậy, mỗi người cần chủ động hơn trong việc thực hiện xét nghiệm HP nhất là ở những đối tượng sau:

– Người có tiền sử bị viêm loét dạ dày – hành tá tràng hoặc người bệnh đã từng thực hiện điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm qua nội soi.

– Người bệnh bị thiếu máu, thiếu sắt nhưng chưa xác định được rõ nguyên nhân. Hoặc người bệnh bị xuất huyết giảm tiểu cầu.

– Người có tiền sử gia đình có thành viên từng mắc ung thư dạ dày.

– Những người phải sử dụng thường xuyên các nhóm thuốc aspirin hoặc thuốc NSAID. Người bệnh mạn tính phải thực hiện điều trị trong thời gian dài.

Để biết chính xác bản thân có đang nhiễm vi khuẩn HP hay không, người bệnh cần tiến hành thăm khám để được chỉ định chẩn đoán theo 1 trong 4 phương pháp phổ biến sau:

– Xét nghiệm máu

– Test hơi thở

– Phân tích mẫu phân

– Nội soi dạ dày.

Điều trị HP có thể thực hiện tốt nếu tuân thủ đúng các chỉ định bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó, mỗi người cần nêu cao ý thức phòng tránh lây lan bệnh trong cộng đồng bằng những hành động thiết thực: giữ gìn vệ sinh chung, sinh hoạt lành mạnh khoa học, chủ động thăm khám khi cần,…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *