Bệnh trào ngược dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Vì thế thực hiện chế độ ăn khoa học giúp người bệnh đạt hiệu quả cao trong điều trị. Câu hỏi đặt ra là trào ngược dạ dày kiêng ăn gì? Cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với người bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này xảy ra khi thức ăn tích tụ lại quá nhiều ở dạ dày khiến lượng axit trong dạ dày tăng lên đột biến.
Chế độ ăn không tốt là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trào ngược dạ dày. Do vậy nên chú trọng chế độ ăn uống sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Không những vậy việc ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ rất tốt cho hoạt động của dạ dày, đồng thời bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ làm lành tổn thương do bệnh gây ra.
Vậy nên việc xây dựng một chế độ ăn khoa học có vai trò rất quan trọng đối với người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Vì vậy người bệnh cần phải biết mình nên ăn gì tốt và kiêng ăn gì khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản để có thể lựa chọn và bổ sung những thực phẩm vào bữa ăn hằng ngày.
2.Bị trào ngược dạ dày kiêng ăn gì?
2.1. Socola
Socola là một trong những thực phẩm mà người bị trào ngược dạ dày nên kiêng. Bởi theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì socola có chứa nhiều hoạt chất cafein cùng theobromine kích thích triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên nặng hơn. Đặc biệt là khi bạn sử dụng socola nhiều sữa. Do vậy đây là loại thực phẩm mà người bệnh nên hạn chế dùng.
Socola có chứa nhiều hoạt chất cafein cùng theobromine kích thích triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên nặng hơn
2.2. Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì?- Đồ uống có gas
Đồ uống có gas không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người đang bị trào ngược dạ dày. Bởi nó có khả năng làm giãn cơ thắt thực quản và tăng độ axit của axit dịch vị gây ra chứng trào ngược dạ dày. Khí cacbonic có trong loại đồ uống này sẽ gây áp lực lên dạ dày khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu đã chứng minh đồ uống có gas còn có thể gây ra chứng ợ nóng vào ban đêm – triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày. Không những vậy theo thống kê những người tiêu thụ đồ uống có gas có nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược cao hơn lên đến 69%.
2.3. Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhiều dầu mỡ là món ăn mang lại cảm giác ngon miệng cho người dùng nhưng đây lại là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh như: béo phì, tim mạch và trào ngược axit dạ dày. Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ thường gây khó tiêu và cần nhiều axit hơn để tiêu hóa. Từ đó khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại gây tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, người bệnh nên hạn chế chỉ ăn đồ chiên rán. Thay vào đó có thể ăn các món luộc, hấp,…
2.4. Đồ uống có cồn
Nếu người bệnh uống quá nhiều đồ có cồn có khả năng gây ra các vấn đề như: Viêm dạ dày và làm trầm trọng hơn các triệu chứng trào ngược. Bên cạnh đó nếu bạn liên tục sử dụng thức uống có cồn trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon và suy nhược cơ thể. Do đó, bạn cần kiêng tuyệt đối loại thức uống này khi đang mắc chứng trào ngược dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu tại sao stress gây viêm loét dạ dày và hướng dẫn điều trị
Nếu người bệnh uống quá nhiều đồ có cồn có khả năng làm trầm trọng hơn các triệu chứng trào ngược
2.5. Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì? – Đồ ăn cay nóng
Những đồ ăn cay nóng sẽ chứa một hợp chất gọi là capsaicin gây kích thích dạ dày. Chất này còn có thể gây khó tiêu khiến thức ăn sẽ nằm trong dạ dày lâu hơn, từ đó xuất hiện triệu chứng ợ nóng của bệnh trào ngược.
Thực phẩm cay nóng có thể kích thích dạ dày gây tăng tiết axit dịch vị nhiều hơn, co bóp dạ dày và co thắt thực quản dưới dẫn đến chứng trào ngược dạ dày.
2.6. Thực phẩm nhiều muối
Thực phẩm nhiều muối nên kiêng ăn vì đây là thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ trào ngược. Nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối có nguy cơ trào ngược cao hơn người không bao giờ ăn thực phẩm mặn. Nếu ăn nhiều thực phẩm nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày do lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá hủy.
2.7. Trái cây có axit cao
Các loại trái cây có tính axit cao như: cam quýt, bưởi, chanh, dứa… làm tăng axit dịch vị và kích thích triệu chứng trào ngược. Đặc biệt là khi ăn vào lúc đói sẽ càng làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày. Do vậy tiêu thụ những loại trái cây này sau khi ăn xong là tốt nhất. Bên cạnh đó, các loại trái cây có tính kiềm mà người bệnh có thể ăn được như táo và lê.
>>>>>Xem thêm: Bị viêm họng mạn tính do trào ngược dạ dày
Các loại trái cây có tính axit cao như: cam quýt, bưởi, chanh, dứa… làm tăng axit dịch vị và kích thích triệu chứng trào ngược
3. Lưu ý dành cho người bị bệnh trào ngược dạ dày
Bên cạnh các thực phẩm cần kiêng đã nêu trên, người bệnh nên lưu ý một số điều dưới đây để có thể hỗ trợ tốt hơn trong việc điều trị bệnh trào ngược
– Tuyệt đối tránh xa thuốc lá và sử dụng các chất kích thích
– Kiểm soát tình trạng cân nặng nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì.
– Không nên ăn quá nhiều. Nên chia nhỏ bữa chính thành các bữa ăn nhỏ trong ngày.
– Tránh nằm xuống trong vòng 15-30 phút đầu tiên sau khi ăn.
– Không nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng bởi khi đó sẽ nuốt không khí trong quá trình nhai gây ợ hơi và trào ngược.
– Khi nằm ngủ cần kê cao đầu để tránh tình trạng trào ngược khi ngủ.
– Không ăn quá no trước khi ngủ, và tuyệt đối không ăn khuya.
Những thông tin ở bài viết trên hy vọng có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi trào ngược dạ dày kiêng ăn gì. Bên cạnh đó bạn nên kết hợp với lối sống lành mạnh cùng phác đồ điều trị của bác sĩ để nhanh chóng cải thiện bệnh nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.