“Bật mí” cách tăng cân cho người bị đại tràng 

Tham khảo nguyên tắc dinh dưỡng và những lưu ý về cách tăng cân cho người bị đại tràng an toàn, hiệu quả ngay tại nhà.

Bạn đang đọc: “Bật mí” cách tăng cân cho người bị đại tràng 

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cách tăng cân cho người bị đại tràng

1.1 Cách tăng cân cho người bị đại tràng: Tăng cường calo

Người bị đại tràng, đặc biệt là bị viêm loét đại tràng khiến việc hấp thu dinh dưỡng khó khăn hơn. Bởi vậy người bệnh dễ bị sút cân, suy dinh dưỡng. Việc tăng cường calo giúp kiểm soát tốt cân nặng. Đây là cách hiệu quả để tăng cân cho người bị đại tràng.

1.2 Hạn chế dầu mỡ

Người bị bệnh đại tràng thường khó hấp thụ chất béo. Bởi vậy nên người bệnh hay chướng bụng, đầy hơi. Thực hiện nguyên tắc giảm thiểu dầu mỡ, chất béo trong bữa ăn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng này Đồng thời hỗ trợ tăng cân hiệu quả.

1.3 Hạn chế đường sữa lactose

Không dung nạp lactose là tình trạng chung phổ biến của những người mắc bệnh đại tràng. Vì đường sữa lactose dễ gây tình trạng tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi… Bởi vậy nên nếu gặp phải các triệu chứng bệnh đại tràng thì nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm này. 

“Bật mí” cách tăng cân cho người bị đại tràng 

Hạn chế đường sữa với những người không dung nạp lactose

1.3 Ăn thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ thấp

Lượng chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày tối thiểu là 30g. Người bị viêm loét đại tràng ăn nhiều chất xơ sẽ dễ chướng bụng, đầy hơi, kích thích đại tiện. Gây mất sức mất nước đồng thời còn dễ làm niêm mạc đại tràng bị tổn thương khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. 

Đặc biệt là khi các triệu chứng viêm đại tràng bùng phát, nên ăn các thực phẩm dễ tiêu tốt cho tiêu hóa. Bao gồm bánh mì, ngũ cốc, mì ống, gạo trắng. Các loại rau củ quả cần được gọt vỏ và nấu thật chín. 

1.4 Cách tăng cân cho người bị đại tràng: Ăn thực phẩm giàu Lecithin

Các loại thực phẩm như như lòng đỏ trứng, đậu nành, bơ sữa bò, đậu nành, não động vật… Vì Lecithin giúp phục hồi các tế bào nội mô bị hư hỏng khi bị viêm đại tràng. Hỗ trợ cho quá trình hấp thu dinh dưỡng và tăng cân.

1.5 Uống nhiều nước

Ngăn mất nước là điều quan trọng nhất là khi bị tiêu chảy kéo dài. Uống nhiều nước còn giúp ngăn ngừa táo bón ở những người bị đại tràng. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày tốt cho hệ tiêu hóa. 

“Bật mí” cách tăng cân cho người bị đại tràng 

Uống nhiều nước hỗ trợ cho hệ tiêu hóa

1.6 Nói không với thực phẩm tươi sống

Ăn chín uống sôi, không ăn đồ sống… là nguyên tắc bắt buộc cho những người bị đại tràng. Trong thực phẩm tươi sống có chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Khi chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa sẽ tấn công các vi khuẩn có lợi khác. Gây đau bụng, khó chịu thậm chí là sút cân. 

2. Lưu ý cách tăng cân cho người bị đại tràng 

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh đại tràng cũng nên lưu ý một số điều sau:

2.1 Chia nhỏ bữa ăn

Nên ăn những bữa nhỏ cách nhau 3-4 giờ. Việc này nhằm giúp hệ tiêu hóa được cải thiện, ngăn cho hệ tiêu hóa làm việc quá sức. Việc hấp thu dinh dưỡng cũng dễ dàng hơn và không gây đau bụng. 

2.2 Ăn chậm, nhai kỹ

Ăn chậm, nhai kỹ hỗ trợ rất tốt trong việc giảm gánh nặng cho đại tràng. Tránh ăn quá no làm bụng căng tức, tăng thêm áp lực cho hệ tiêu hóa. Chế độ ăn uống điều độ giúp bệnh có khả năng được cải thiện, hỗ trợ tăng cân. 

2.3 Lưu ý khi bị táo bón

Giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là chất xơ hòa tan như pectin, inuline, oligofructose,…). Ăn nhiều bữa nhỏ, khoảng 2 tiếng lại ăn một bữa.

2.4 Lưu ý khi bị tiêu chảy

Tránh hẳn các loại chất xơ dạng không tan như cellulose tránh cọ xát thành ruột. Bổ sung các loại trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nếu là trái cây tươi , trước khi ăn cần gọt bỏ vỏ. 

2.5 Tránh xa rượu, bia, các chất kích thích

Cồn và các chất kích thích dễ làm tăng tình trạng tiêu chảy ở người bệnh đại tràng. Ngoài ra còn một số loại bia, soda chứa carbonate dễ kích ứng đường tiêu hóa, tăng ợ hơi. Người bệnh đại tràng nên kiêng rượu bia, đồ có cồn để không khiến tình trạng bệnh tệ hơn và giúp cơ thể tăng cân, khỏe mạnh hơn. 

Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn HP là gì? Những kiến thức không thể bỏ qua

“Bật mí” cách tăng cân cho người bị đại tràng 

Tránh xa rượu bia, chất kích thích để bảo vệ tiêu hóa

3. Thực đơn cách tăng cân cho người bị đại tràng 

3.1 Bột yến mạch

Bột yến mạch không vị là một trong những loại thực phẩm được người bệnh đại tràng ưa chuộng. Bởi bột yến mạch dễ tiêu hóa hơn các dạng ngũ cốc khác. Món ăn này còn giàu calo và đường, giúp bạn tăng cân hiệu quả mà vẫn an toàn. 

3.2 Thịt nạc

Người bị viêm đại tràng thường thiếu hụt protein. Thịt nạc là nguồn bổ sung đạm lý tưởng, bổ sung dinh dưỡng bị mất. 

3.3 Nước ép

Trong nước ép có nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là nước ép cà rốt chứa nhiều vitamin A và chất chống oxy hóa. Người bị bệnh đại tràng có thể dung nạp các chất dinh dưỡng này dễ dàng, hỗ trợ tăng cân.

3.4 Các loại cá

Trong cá có chứa nhiều axit béo omega-3. Đây là thực phẩm bạn nên bổ sung cho cơ thể, vừa giúp tăng cân vừa tốt cho việc cải thiện bệnh đại tràng. Có thể bổ sung omega-3 từ các nguồn khác như quả óc chó, dầu lanh, hạt lanh xay… 

3.5 Probiotic

Probiotic hay men vi sinh rất tốt cho người bị bệnh tiêu hóa như bệnh đại tràng. Men vi sinh thường được tìm thấy trong sữa chua, kefir, dưa cải và miso. Men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, giúp cân bằng hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh đại tràng. Tuy nhiên cần lưu ý với sữa chua, bạn nên chọn loại ít đường. Vì đường khiến tình trạng viêm loét đại tràng nghiêm trọng hơn. 

“Bật mí” cách tăng cân cho người bị đại tràng 

>>>>>Xem thêm: Nứt kẽ hậu môn dùng thuốc gì?

Bổ sung thực phẩm giàu men vi sinh hỗ trợ đường ruột

Thực tế đã cho thấy, cách tăng cân cho người bị đại tràng chỉ có hiệu quả khi người bệnh chú ý cả về chế độ dinh dưỡng và những lưu ý khi bổ sung hàng ngày. Để tránh thiếu hụt dưỡng chất, nên thay các nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng tương đương nhau để bổ sung cho cơ thể. Xác định được chế độ ăn phù hợp sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh, phòng ngừa nguy cơ khiến bệnh tiến triển nguy hiểm hơn. Hỗ trợ tăng cân ổn định và tốt cho sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *