Người bị đau dạ dày ăn xôi được không?

Đau dạ dày ăn xôi được không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi trên thực tế có nhiều ý kiến cho rằng ăn xôi sẽ gây đầy bụng, khó tiêu và không tốt cho người bị đau dạ dày. Vậy thì thực hư câu trả lời ra sao? Mời các bạn cùng đón đọc trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Người bị đau dạ dày ăn xôi được không?

1. Đau dạ dày ăn xôi được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người đang bị đau dạ dày nên hạn chế ăn xôi. Gạo nếp là thành phần chính có trong xôi. Theo Y học hiện đại, gạo nếp có khả năng kiểm soát các triệu chứng của bệnh đau dạ dày và một số vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa. Bởi do trong gạo nếp chứa một hàm lượng lớn tinh bột và protein.

Một số nghiên cứu cho thấy tất cả các thành phần dinh dưỡng có trong gạo nếp là rất tốt cho người bị đau dạ dày. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy gạo nếp sau khi được nấu thành xôi sẽ chứa hàm lượng calo cao. Chính vì vậy khi ăn quá nhiều xôi người bệnh sẽ gặp phải tình trạng khó tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng…

Bên cạnh đó xôi còn kích thích sự co bóp của dạ dày. Nếu trong trường hợp người bệnh sử dụng quá nhiều dạ dày sẽ hoạt động co bóp mạnh hơn. Từ đó gây ra axit dịch vị dẫn đến dư thừa dẫn đến bệnh đau dạ dày nghiêm trọng hơn và nhiều vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa sẽ xuất hiện.

Chính vì thế, khi bị bạn bị đau dạ dày hay gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa thì nên hạn chế ăn xôi. Thay vào đó có thể sử dụng gạo nếp để chế biến thành nhiều món ăn khác chứa nhiều dinh dưỡng và tốt cho tình trạng bệnh hơn.

Người bị đau dạ dày ăn xôi được không?

Khi bị bạn bị đau dạ dày hay gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa thì nên hạn chế ăn xôi.

2. Cách dùng gạo nếp dành riêng cho người đau dạ dày

Mặc dù đau dạ dày ăn xôi không tốt nhưng gạo nếp nếu biết cách chế biến sẽ mang lại nhiều công dụng hỗ trợ chữa bệnh. Theo đó các nghiên cứu đã chứng minh, gạo nếp chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và có các tác dụng như:

– Hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp quá trình đưa máu và chất dinh dưỡng đến các cơ quan được nhanh chóng và thuận lợi hơn.

– Bên cạnh đó trong gạo nếp còn chứa nhiều hoạt chất như: Vitamin B, E, Canxi, Protein… Giúp cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Dưới đây là một số cách chế biến gạo nếp dành cho người đau dạ dày rất tốt mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

2.1. Cháo gạo nếp táo tàu

Cháo gạo nếp táo tàu là một món ăn rất thơm ngon, bổ dưỡng. Và đặc biệt là được nấu nhừ nên dễ tiêu hóa và nhanh chóng giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Bệnh cạnh đó, táo tàu sẽ giúp giảm tình trạng táo bón. Nên khi kết hợp với gạo nếp rất phù hợp với những người đang đau dạ dày.

Nguyên liệu: Gạo nếp, táo tàu, các gia vị cần thiết khác.

Cách thực hiện:

– Đầu tiên đem gạo nếp đi vo và rửa sạch táo tàu.

– Sau đó cho gạo nếp và táo tàu đã rửa sạch vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ nấu cho chín mềm.

– Cuối cùng nêm nếm thêm gia vị sao cho vừa miệng. Có thể cho thêm ít tiêu giúp món ngon hơn khi ăn.

Người bị đau dạ dày ăn xôi được không?

Cháo gạo nếp táo tàu là một món ăn dễ tiêu hóa và nhanh chóng giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn

2.2. Cháo gạo nếp bí đỏ

Cháo gạo nếp bí đỏ cũng là một trong những món ăn rất tốt cho người mắc các bệnh về tiêu hóa. Trong đó có đau dạ dày.

Nguyên liệu gồm có: Gạo nếp, bí đỏ, tôm, ngò rí, gia vị.

Cách thực hiện:

– Vo sạch gạo nếp rồi ngâm trong nước trước khi chế biến khoảng 2 tiếng cho gạo mềm.

– Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch rồi thái miếng nhỏ vừa ăn.

– Tôm sau khi sơ chế rửa sạch thì mang đi xay nhuyễn.

– Tiếp đến cho nước, bí đỏ và gạo nếp chung vào nồi nấu. Khi các nguyên liệu đã chín mềm thì thêm tôm vào và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.

– Đợi cháo sôi thì thêm ngò rí vào và múc ra bát để thưởng thức.

Tìm hiểu thêm: Viêm dạ dày tá tràng và những điều bạn cần biết

Người bị đau dạ dày ăn xôi được không?

Cháo gạo nếp bí đỏ cũng là một trong những món ăn rất tốt cho người mắc các bệnh về tiêu hóa trong đó có đau dạ dày.

2.3. Cháo gạo nếp với gừng tươi

Gừng có tính nóng nên sẽ giúp làm ấm bụng, hỗ trợ giảm đau khá tốt. Bạn có thể kết hợp gừng để nấu cháo bằng gạo nếp cho bệnh nhân bị đau dạ dày ăn.

Nguyên liệu bao gồm: Gạo nếp, gừng và gia vị.

Cách thực hiện:

– Vo gạo nếp rồi ngâm với nước cho gạo mềm.

– Tiếp đến cho gạo nếp vào nấu đến khi chín mềm.

– Gừng rửa sạch thái lát thêm vào phần cháo đang nấu và nêm nếm gia vị vừa ăn.

– Cháo chín, tắt bếp múc ra bát và thưởng thức

Bệnh nhân có thể tham khảo thêm các cách chế biến món ngon khác từ gạo nếp để thay đổi sao cho phù hợp với khẩu vị của mình. Tuy nhiên cần lưu ý tránh chế biến dầu mỡ, cay, chua. Bởi như vậy sẽ dễ làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Người bị đau dạ dày ăn xôi được không?

>>>>>Xem thêm: Biện pháp khắc phục trào ngược dạ dày gây nghẹt mũi

Bạn có thể kết hợp gừng để nấu cháo bằng gạo nếp cho bệnh nhân bị đau dạ dày ăn.

3. Lưu ý khi ăn uống với người bệnh đau dạ dày

Bên cạnh việc đau dạ dày ăn xôi được không. Thì người bệnh cần phải lưu ý một số điều dưới đây để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất:

– Dinh dưỡng là một phần giúp hỗ trợ giảm cơn đau. Tuy nhiên mỗi người sẽ có một chế độ ăn khác nhau do thể trạng và tình trạng bệnh khác nhau. Chính vì thế người bệnh khi thấy xuất hiện các dấu hiệu đau dạ dày thì cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết.

– Tuyệt đối không được bỏ bữa. Phải ăn uống đúng giờ giấc và đảm bảo ăn đủ các bữa mỗi ngày.

– Bên cạnh xôi, người bệnh cần tuyệt đối tránh xa rượu, bia, đồ uống có gas, đồ dầu mỡ, chua cay, chiên xào, thức ăn nhanh…

– Nên bổ sung rau xanh vào thực đơn hằng ngày để cung cấp chất xơ, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh dạ dày.

– Không nên thức quá khuya. Luôn giữ tinh thần được thoải mái. Bởi như vậy sẽ hiệu quả trong việc giảm bớt các cơn đau dạ dày.

Vậy là bài viết trên đây đã giải thích rất chi tiết thắc mắc rằng “Đau dạ dày ăn xôi được không?. Bên cạnh đó để tận dụng được những chất dinh dưỡng có trong gạo nếp. Người bệnh đau dạ dày có thể chế biến thành nhiều món ăn khác ngon và tốt cho quá trình điều trị bệnh của bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *